| Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Giải thích thuật ngữ
Các khái niệm Mật thừa - Kim Cương thừa
A B C D E F G H J K L M N O P R S T U V W Y Đ
Shakyamuni, Buddha
(563-482 trước Công Nguyên) – nghĩa đen là “Bậc Thông Thái của dòng họ Thích Ca”. Ngài đản sinh trong khu vườn Lumbini (Lâm Tì Ni) và trưởng thành trong một vương quốc nhỏ ở Kapilavastu (Ca Tỳ La Vệ). Cả hai địa danh này ngày nay đều thuộc Nepal, gần biên giới Ấn độ. Phụ thân của Ngài là đức vua Suddhodana (Tịnh Phạn) của dòng họ Sakya (Thích Ca) và mẫu thân của Ngài là hoàng hậu Mayadevi (Tịnh Diệu), vốn là một công chúa nước Koliyan. Vào đêm thụ thai, hoàng hậu Mayadevi nằm mơ thấy một con voi trắng sáu ngà chui vào người qua hông bên phải. Mười tháng sau, Bà hạ sinh được một người con trai, trên đường Bà quay về vương quốc của phụ thân để chuẩn bị lâm bồn theo tục lệ thời đó. Lớn lên Thái tử đã kết hôn với một người em họ, công chúa Yasodhara (Da Du Đà La) và cả hai đã sinh hạ một con trai là Rahula (La Hầu La). Vào năm hai mươi chín tuổi, sau khi chứng kiến những nỗi khổ sinh, già, bệnh, chết của kiếp người trong vòng quay luân hồi sinh tử, Thái Tử quyết định xả ly vương quốc và quyết siêu việt luân hồi qua sự thực hành pháp tu khổ hạnh. Cùng với năm tu sĩ khổ hạnh khác, Ngài đã thực hành sự khổ hạnh tới tận cùng trong vòng sáu năm. Sau đó, Ngài khám phá ra Trung Đạo, một con đường trung dung nằm giữa hai thái cực là sự đắm hưởng dục lạc và sự khổ hạnh đọa đày thân xác. Sau bốn mươi chín ngày thiền định dưới gốc cây Bồ Đề, Ngài đã chứng đạt Giác Ngộ Tối Thượng vào tuổi ba mươi lăm, và trở nên nổi tiếng với pháp danh Shakyamuni hay “Bậc giác ngộ của dòng họ Thích Ca”. Ngài đã thuyết pháp trong vòng bốn mươi lăm năm, du hóa tới miền đồng bằng Gangetic mà ngày nay là vùng đất bao gồm cả Uttar Pradesh, Bihar thuộc Ấn độ và miền nam Nepal. Ngài có vô số tầng lớp đệ tử và Phật tử, từ giới vương giả cho tới những người vô gia cư, trong đó có cả những tên sát nhân hoặc ăn thịt người. Tín ngưỡng tâm linh do Ngài sáng lập đã trở nên lừng danh với tên gọi Đạo Phật, và được mở rộng cho mọi dòng tộc, mọi tầng lớp và không hề có sự phân biệt đẳng cấp. Ngài đã nhập Niết Bàn vào năm tám mươi tuổi.
Shabdrung Ngawang Namgyal
(1594-1641) một trong hai hóa thân của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ IV Kunkhyen Pema Karpo (1527-1592), người đã thống nhất Bhutan và trở thành vị lãnh tụ tâm linh và lãnh đạo lâm thời của vương quốc.
Second Council
Hội kết tập kinh điển lần thứ hai - Đại hội nhóm họp 700 vị A La Hán được tổ chức tại Vaishali 100 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn để luận đàm về sự thực hành Vinaya (giới luật).
Sautantrika
Kinh lượng bộ – nghĩa đen là “những người nương tựa vào Kinh điển”; một trong bốn trường phái chính của Phật giáo Ấn độ, ba trường phái còn lại là Vaibhasika (Đại Tì Bà Sa), Cittamatra (Duy Thức Học) hay Yogacara (Du Già Tông) và Madhyamika (Trung Quán Cụ Duyên Phái); một trường phái mới của triết học Phật giáo trong số đó có những triết lý đã được áp dụng phái Yogacara (Du Già Tông).
Sastras
một thuật ngữ khác của “Abidharma”; một luận kinh về một giáo pháp căn bản hoặc một luận điểm làm sáng tỏ một phương diện của giáo pháp.
Sarvastivada
Nhất Thiết Hữu Bộ Tông - một trong những dòng phái của Thượng Tọa Bộ luôn cho rằng “vạn pháp tồn tại” hay “vạn pháp có thật”.
Sarnath
Lộc Uyển – vườn nai nơi Đức Phật Thích Ca đã quay bánh xe Pháp lần đầu tiên và là nơi Tăng đoàn đầu tiên đã được thành lập cùng với sự chứng đạt quả vị A la hán của năm anh em Ông Kiều Trần Như.
Sarma
Trường Phái Tân Dịch Thuật; những truyền thống Phật giáo Tây Tạng được thiết lập vào thế kỷ thứ XI và thế kỷ thứ XII trong thời kỳ phục hưng của Đạo Phật sau cái chết của vua Langdarma (841-906) người đã đàn áp Phật Giáo trong thời kỳ trị vì của ông. Thời kỳ này đã xuất hiện một số bậc thầy Tây Tạng như Đức Rinchen Zangpo (958-1055), Đức Marpa (1012-1096) và Đức Drogmi Sakya Yeshe (992-1074), các vị đã tới Tây Tạng để bảo tồn giáo pháp, và rất nhiều bậc thầy tâm linh xuất chúng từ Ấn độ như Đức Atisha (980-1054), đã tới Tây Tạng để hoằng dương giáo pháp. Rất nhiều đại học giả Ấn độ và Tây Tạng, với nỗ lực thiết lập một nền móng vững chắc của Đạo Phật tại Tây Tạng, đã chuyển dịch và tái chuyển dịch rất nhiều kinh điển.
Saraha
(khoảng thế kỷ thứ VIII) - một trong tám mươi tư Thành Tựu Giả của Ấn độ; được coi là bậc sáng lập ra Kim Cương Thừa. Trong Tangyur (Đan Thù Tạng) có rất nhiều bài ca giác ngộ được coi là của bậc đạo sư xuất chúng này.
Sankashya
Xem thêm  Mayadevi.
Sangye
Xem thêm Buddha. 
Sangha
Tăng Bảo – là đối tượng thứ ba của Quy Y; là cộng đồng Phật tử; theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm chư Tăng, chư Ni và chúng Sa Di; song theo nghĩa rộng còn bao gồm cả chúng Cư sĩ Phật tử.
Samye
tự viện Phật Giáo đầu tiên được kiến lập tại Tây Tạng vào khoảng năm 775 sau Công Nguyên, dưới thời trị vì của Đức vua Trisong Deutsen (790-844) người có tâm nguyện phục hưng lại Phật Giáo đã bị suy thoái sau khi được Đức vua Songtsen Gampo dẫn nhập vào Tây Tạng từ thế kỷ thứ VII. Theo truyền thuyết, bậc đạo sư Ấn độ Shantarakshita, còn có pháp danh gần gũi là Khenpo Bodhisattva, phát tâm xây dựng Samye để hoằng truyền Phật Pháp, nhưng tự viện cứ xây lên cao được một thời gian lại tự động sụp đổ. Do vậy Đức Shantarakshita đã thỉnh cầu bậc đạo huynh của Ngài là Đức Guru Padmasambhava từ miền Bắc Ấn độ tới Tây Tạng để hàng phúc các thế lực ám chướng đã cản trở việc xây dựng Samye. Đức Guru Padmasambhava đã phô diễn vũ điệu Kim Cương Kilaya để xua tan mọi cản trở và chướng ngại để hoàn thành Samye, và ngôi tự viện này đã sớm trở thành trung tâm hoằng truyền Phật Pháp hay còn gọi là phái Cổ Mật.
Samyak Sambuddha
Chư Phật – “Bậc hoàn toàn tỉnh thức”; Bậc giác ngộ đã trở về sống với chân lý giác ngộ và toàn tri tuyệt đối; sau đó, Ngài trở lại cuộc đời sinh tử để cứu độ chúng sinh giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.
Sammitiya
xem thêm Vaibhasika
PAGE of 4 ( 50 TOTAL RECORDS)

Trang

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,026,138
Số người trực tuyến: