| Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Giải thích thuật ngữ
Các khái niệm Mật thừa - Kim Cương thừa
A B C D E F G H J K L M N O P R S T U V W Y Đ
Tara:
Độ Mẫu – nghĩa đen là “bậc cứu độ”; một hóa thân của Đức Avalokiteshvara, đã thị hiện từ những giọt lệ của Bồ Tát để trợ giúp Ngài trong các thiện hạnh; Ngài có hai mươi mốt hình tướng, trong đó Đức Lục Độ Mẫu và Đức Bạch Độ Mẫu quen thuộc hơn cả đối với các hành giả.
Tara
Độ Mẫu – nghĩa đen là “bậc cứu độ”; một hoá thân của Đức Avalokiteshvara, đã thị hiện từ những giọt lệ của Bồ Tát để trợ giúp Ngài trong các thiện hạnh; Ngài có hai mươi mốt hình tướng, trong đó Đức Lục Độ Mẫu và Đức Bạch Độ Mẫu quen thuộc hơn cả đối với các hành giả.
Tantra
Mật giáo – nghĩa đen là “không gián đoạn”, giáo pháp bí mật trong Kim Cương Thừa; một thuật ngữ dùng để chỉ vô số giáo pháp, thông thường chứa đựng hệ thống thiền quán Kim Cương Thừa, hoặc giáo pháp bí mật của một Truyền thừa được truyền không gián đọan từ Đức Phật tới bậc trì giữ Truyền thừa hiện đời.
Tango
còn được gọi là Tago, có nghĩa là “mã đầu”, có nguồn gốc từ hòn đá hình đầu ngựa trên một mỏm đá nhô ra, được tin là dấu ấn tự thân chứng đắc của bản tôn Hayagri. Đây là một trong những trường đại học bề thế nhất của Bhutan, nằm gần thủ đô Thimphu.
Tamdrin
Xem thêm Hayagriva
Takin
quốc thú của vương quốc Bhutan, tiếng địa phương gọi là Drong Gemtse, có đầu dê và mình bò tót. Theo truyền thuyết, khi Đức Drukpa Kunleg (1455-1529) ghé thăm Bhutan, một chúng hội gồm rất đông người dân địa quận Wangdu đã thỉnh cầu Ngài phô diễn thần thông. Với những cách hành xử bất thường và kỳ lạ, Ngài liền yêu cầu trước tiên Ngài phải được cúng một con bò và một con dê cho bữa ăn trưa. Sau khi dùng bữa xong, Ngài lấy đầu con dê và lắp nó vào bộ xương con bò, rồi chỉ sau một cái búng ngón tay, con vật đã đứng lên và chạy tuốt vào thung lũng. Loài thú này về sau được gọi là Takin.
PAGE of 4 ( 51 TOTAL RECORDS)

Trang

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,026,125
Số người trực tuyến: