| Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Giải thích thuật ngữ
Các khái niệm Mật thừa - Kim Cương thừa
A B C D E F G H J K L M N O P R S T U V W Y Đ
Dharmadhatu
Pháp Giới hay cõi của Chân lý tuyệt đối nơi vạn pháp tự nhiên (sắc) và tính không (không), duyên khởi (nhân duyên) và không duyên khởi (tự nhiên), vô tác, hoàn hảo và tất cả Chư Phật ở khắp mười phương hợp nhất thành một thể.
Dharma
(Pháp) Đối tượng thứ 2 của Tam Quy; là giáo pháp của Đức Phật; là Chân lý tuyệt đối; là con đường dẫn đến Giác ngộ.
Dewachen
nghĩa đen là “Cõi Cực Lạc”, cũng gọi là Sukhavati trong tiếng Tạng, là cõi tịnh độ của Đức Phật A Di Đà nằm tại phương Tây.
Deva
Thiên, đề cập tới cõi Thiên, cõi Hỷ lạc. Sự bất lợi của cõi này là do mọi thứ đều quá đầy đủ, thoải mái và như ý, khiến chư thiên hoàn toàn thờ ơ với việc thực hành tìm đến giác ngộ. Thay vì thế, họ chỉ mải mê thọ dụng những phúc báo họ đã tích lũy từ các đời trước và cuối cùng chịu đọa xuống cõi thấp hơn.
Damaru
Trống tay dùng trong các nghi lễ thực hành của Kim cương thừa
Dam Ngag Dzod
Kho báu Giáo lý Khẩu truyền, một tuyển tập mười ba tác phẩm chứa đựng giáo lý tinh túy của Tám Truyền thừa Thực Hành.
Dakini
Không hành Mẫu, bậc chứng ngộ bản chất của tính Không, và vì thế có thể tự tại du hí trong bản chất tuyệt đối của thực tại, đôi khi đề cập đến một vị Hộ pháp trong hình tướng của người nữ.
Daka
nghĩa đen là “Đại Hùng”, bậc nam thần tương đương với dakini. Trong Kim Cương Thừa, daka thường đề cập đến một vị bồ tát mang hình tướng của người nam.
Dagpo Dawoe Shonnu
Xem them Gampopa
Copper Color Mountain
Núi Màu Đồng – là cõi Tịnh độ tại thế gian của Đức Guru Padmasambhava.
Cittamatra
Duy Thức Học – học thuyết Duy Tâm, một giáo pháp quan trọng của trường phái Duy thức, sáng lập bởi các Ngài Vasubandhu và Asanga vào thế kỷ thứ 4. Nghĩa đen là “Duy thức”. Theo lý thuyết của trường phái này, tất cả những trải nghiệm của tâm thức chỉ là những ảo tưởng, tưởng tượng và phân biệt sai lầm, không có bản chất.
Chokyi Wangchuk
(1212-1270) – còn được biết đến dưới danh xưng Guru Chowang, một trong năm vị vua khám phá kho tàng bí mật.
Choje
một Pháp sư hoặc danh hiệu của đạo sư, hoặc nhà tiên tri cao cấp.
Chogro Luyi Galtsen
(thế kỷ thứ VIII) - một trong 25 Đại đệ tử của Đức Guru Padmasambhava, và là một trong những người Tây tạng đã thỉnh mời Đạo sư Ấn Độ vĩ đại Vimalamitra tới Tây Tạng. Karma Lingpa, người khám phá kho tàng vào thế kỷ thứ 14 được xem là một trong những hóa thân gần nhất của Ngài. Cùng với đại học giả Jinamitra, Ngài đã chuyển dịch các kinh luật, cũng như đã đưa ra các luận giải quan trọng về tác phẩm “Toát yếu Vi diệu pháp” của Asanga, và giúp đỡ các dịch giả Vimamitra và Vairotsana trong việc dịch nhiều bản Tantra. Cùng với Jnanagarbha, Ngài cũng chuyển dịch “Kệ tụng căn bản về Trí tuệ của Lý Trung đạo” của Nagarjuna và “Luận giải về Ngọn đèn Trí tuệ” của Bhavaviveka là luận giải tác phẩm của Đức Long Thọ. Ngài được coi là Đại dịch giả vĩ đại thứ ba của Tây Tạng.
Chöd
nghĩa đen là “cắt”, một pháp thực hành Kim Cương Thừa để cắt đứt bản ngã và sự chấp thủ, được sáng lập bởi Đức Machig Labdron, một nữ hành giả Tây Tạng nổi tiếng được coi là hóa thân của Yeshe Tsogyal, một trong những đệ tử lỗi lạc nhất của Đức Guru Padmasambhava. Trong pháp tu này, hành giả quán tưởng cúng dường thân thể mình cho các Bản tôn thiêng liêng, Ma vương và các đối tượng mình đã mang nợ trong nhiều kiếp. Pháp tu này thường được thực hành tại những nơi cô tịch và kinh sợ như nghĩa trang, để có thể đối trị nỗi sợ hãi. Pháp tu này cũng rất hiệu quả để chữa lành bệnh tật.
PAGE of 27 ( 399 TOTAL RECORDS)

Trang

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,026,197
Số người trực tuyến: