| Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Giải thích thuật ngữ
Các khái niệm Mật thừa - Kim Cương thừa
A B C D E F G H J K L M N O P R S T U V W Y Đ
Kim Luân - Pháp bảo tịnh hóa nghiệp chướng

Kim luân, hay bánh xe cầu nguyện, là một trong những phương pháp thực hành tâm linh đơn giản và hiệu quả nhất. Bất kể bạn có phải là tín đồ Phật giáo hay không, chỉ cần quay hoặc ở gần một kim luân, bạn sẽ được nhận những năng lượng từ trường an lành vô cùng tích cực, khiến tịnh hóa vô vàn nghiệp xấu và giúp thân tâm trở nên an lạc.

Kim luân gồm một hình trụ xoay trên một trục ở trung tâm. Những cuộn kinh ghi chân ngôn được quấn bên trong quanh trục này và vỏ bên ngoài thường chạm khảm chân ngôn Lục Tự Đại Minh “Om Mani Padme Hung” cùng các biểu tượng Tam muội da của chư Phật hoặc các biểu tượng cát tường cúng dường thù thắng. Người dân vùng Himalaya chế tạo ra kim luân với nhiều kích cỡ khác nhau từ chiếc bé nhỏ có kích cỡ vài centimet đến chiếc lớn đường kính vài mét. Có những kim luân chỉ được trang trí một cách mộc mạc đơn giản như bằng lớp vải, gỗ hoặc da. Một số khác cỡ lớn hơn lại được trang hoàng rất tinh tế, cầu kỳ, khảm đồng thếp vàng như một tác phẩm nghệ thuật tuyệt hảo. Loại kim luân này được gọi là Kim luân Vương.

Đức Phật Thích Ca dạy rằng: “Quay kim luân một lần thôi thì còn lợi lạc hơn bảy hay chín lần nhập thất với tâm vị kỷ”. Bằng cách thực hành pháp tu kim luân, bạn không chỉ tích lũy công đức mà còn tịch hóa được vô vàn nghiệp chướng. Đặc biệt, dưới góc độ pháp số, sự chuyển động của kim luân chuyển chú mang lại công đức ngang bằng việc trì tụng chân ngôn. Một vòng quay bánh xe kim luân chứa 1.000.000 câu chân ngôn sẽ giúp tích lũy công đức ngang bằng với trì tụng câu chân ngôn này 1.000.000 lần.

Cũng theo kinh điển Phật giáo, việc lắp đặt kim luân mang lại lợi ích ý nghĩa vô cùng lớn lao. Khi an vị kim luân ở trên núi cao, tất cả chúng sinh phía dưới dù chạm vào hoặc trực tiếp đón nhận luồng gió phát ra từ kim luân hay chỉ cần có duyên chiêm bái đều có thể giải thoát khỏi khổ đau của loài ngã quỷ. Khi đặt kim luân trên ngọn lửa, tất cả chúng sinh ngửi mùi khói hoặc nhìn thấy tia sáng phát ra từ ngọn lửa đều được giải thoát. Khi kim luân được đặt trên mặt đất, tất cả chúng sinh chạm vào mặt đất đó cũng thoát khỏi mọi đau đớn, khổ sở của quỷ đói. Để một kim luân trong nhà sẽ mang lại từ trường an lạc, quân bình vô cùng tích cực. Các bậc Thầy Kim Cương thừa dạy rằng một ngôi nhà có kim luân sẽ được bảo hộ như Potala, cõi Tịnh độ của Đức Quan Âm, mà không cần có sự sắp đặt phong thủy hoặc an vị nào khác. Nếu biết cách an vị một Kim luân Vương tại nơi nhiều người qua lại và nơi chư Thiên thường ghé thăm thì đó sẽ là bánh xe chuyển Pháp vĩ đại. Chúng sinh hữu tình hay vô tình có phúc duyên nhìn thấy bánh xe này sẽ tức thời tiêu tan mọi phiền não!

Bao quanh sát phần kiến trúc chính của Bảo tháp là các kim luân cỡ vừa. Đến với Pháp hội Đại bi Quan Âm tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên, bạn sẽ có cơ hội thực hành pháp tu Kim luân thù thắng dưới sự hướng đạo của Đức Gyalwang Drukpa cùng chư tăng ni và hàng ngàn Phật tử tín tâm để cầu nguyện chuyển chú tích lũy công đức, đồng thời kết nối được với suối nguồn từ bi và trí tuệ của chư Phật, giúp tâm thức trưởng dưỡng các phẩm chất này và tiến gần hơn tới bản chất Phật tính nơi tự tâm!

Kyiphuk
Nghĩa đen là “Động Hỷ Lạc, một hang nhập thất nằm trong vùng lân cận của Tự viện Drul Sangag Choeling tại Tây Tạng. Ở bên dưới Kyiphuk có một hang khác là nơi Đức Pháp Vương đời thứ Nhất Drogon Tsangpa Gyare (1161-1211) đã trụ lại một ngày trên đường trở về sau khi đã khám phá và khai mở thánh địa Tsari. Sau này, một tự viện dành cho ni chúng đã được xây dựng bao quanh hang. Bên trên Kyiphuk là động nhập thất của bậc hành giả yogi siêu việt Drubwang Shakya Shri (1853-1919).
Kyangmo Khapa
Một trong những đệ tử lỗi lạc của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ Nhất Tsangpa Gyare Yeshe Dorje (1161-1211); xuất thân là một vị học giả của Tự viện Nyethang Dewachen. Một lần, trong một kỳ nghỉ Ngài rời khỏi tự viện của mình và ghé thăm Namdruk và gặp lúc Đức Tsangpa Gyare cũng đang trụ lại đây, Ngài bỗng cảm thấy trong lòng trào dâng niềm sùng kính vô bờ bến đối với Đức Pháp Vương. Ngài Kyangmo Khapa đã trụ lại đây, đón nhận giáo pháp và đạt được chứng ngộ. Sau đó, Ngài đã thành lập tự viện Kyangmo Kha tại Bur.
Kyabje
Có nghĩa là “Đấng Quy Y” hay “Đấng Bảo Hộ” và thường được dùng để tôn xưng một bậc Thượng sư chứng ngộ. 
Kunshinagar
Nằm ở vùng Bihar, Ấn Độ; một trong bốn thánh địa triều bái quan trọng có liên hệ tới sinh thời của Đức Phật Thích Ca, là nơi Ngài đã thị hiện niết bàn khi ở tuổi 80. 
Kunkhyen
Có nghĩa là “Bậc Toàn Tri” hay “Bậc Thấu Hiểu Vạn Pháp”; một danh hiệu cao quý của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ IV Pema Karpo. 
Kullu
Thủ phủ của tỉnh Kullu thuộc vùng Himachal Pradesh, miền bắc Ấn Độ, nằm trên dải đồng bằng châu thổ sông Beas trong thung lũng Kullu, còn có tên gọi là “Thung lũng của chư Thiên”. Ở đây có thể tìm thấy linh vật tượng trưng cho sự tự thân chứng đắc của thần Shiva hay Chakrasamvara được cung kính thờ phụng trong một ngôi đền của đạo Hindu có tên gọi Bijli Mahadev. Linh vật này thường xuyên thu hút sét đánh xuống đây và phá hủy cả ngôi đền. Vị tu sĩ trông coi đền thường gắn các mảnh vỡ của linh vật lại với nhau bằng cách sử dụng một loại bơ đặc biệt trộn với hạt ngũ cốc theo một bí quyết cổ và như có phép lạ các mảnh vỡ sẽ liền lại với nhau trở thành một thể hoàn hảo như ban đầu. 
Kulika Pundarika
Vị vua thứ hai của Vương quốc Shambhala; Ngài đã viết một luận kinh gọi là Vimalaprabha hay “Tịnh quang”. Luận kinh này, cùng với Sri Kalachakra, là giáo pháp cội nguồn của hệ Kalachakra và vẫn được tu tập cho tới tận ngày nay. Những giáo pháp thực hành khác là bản luận giải của hai giáo pháp này. Các đời Pháp Vương Gyalwang Drukpa được coi là hóa thân của Kulika Pundarika.
Kriya Tantra
Là cấp độ đầu tiên của Tantra, nhấn mạnh vào sự thực hành các nghi quỹ. 
Kri Kri, King
Vua Kri Kri - một đệ tử của Đức Phật thứ hai, Đức Phật Kashyapa (Đức Phật Ca Diếp), trong Bhaldra Kalpa (Hiền Kiếp).
Krakuchandra, Buddha
Câu Lưu Tôn Phật – xem thêm Bhaldra Kalpa.
Konchok
Quý và hiếm, giống như ngọc như ý vô cùng khó được; là đặc tính của ba ngôi Tam Bảo. Như vậy để thấy được hạnh ngộ Tam Bảo là điều vô cùng khó khăn và quý giá. Nếu như không có sự tích lũy thiện căn từ các đời trước thì sẽ không thể nào hạnh ngộ được Tam Bảo; chính vì vậy mà vô cùng “quý báu”.
Kinnaur
Một trong hai mươi địa phận hành chính thuộc vùng Himachal Pradesh tại miền Bắc Ấn Độ; theo một số tài liệu cổ của đạo Hindu thì những người dân địa phương này được coi là nửa người nửa chư thiên và có được những quyền năng siêu việt. Ngọn núi Kinnaur Kailash là một trong những ngọn núi linh thiêng nhất nằm trong địa phận này, nơi những lingam (dấu hiệu) tự thân chứng đắc của Thần Shiva hay Shivlinga được tìm thấy trên đỉnh núi. Đối với người theo đạo Phật, lingam là hiện thân tinh túy của Chakrasamvara.
Khodah
Có nghĩa là “Thần” trong tiếng Persan. 
Khenpo
Vị Trụ trì - một viện chủ học vấn uyên thâm.
PAGE of 2 ( 29 TOTAL RECORDS)

Trang

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,025,427
Số người trực tuyến: