Tỉnh thức trong Thiền định | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Tỉnh thức trong Thiền định

562
21/06/2016 - 19:54
TỈNH THỨC TRONG THIỀN ĐỊNH
Thiền định cần có sự tỉnh thức. Nói cách khác, sự tỉnh thức cần kiểm soát quá trình thiền định, dù từ vô thủy đến nay, nhận thức vẫn luôn sẵn đủ ở đó. Tôi tin chắc điều đó và rất nhiều bậc thầy thiền định vĩ đại cũng từng tuyên thuyết như vậy.
(Trích Khai thị về Nghệ thuật Thiền định của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)

 
Nhận thức không chỉ khiến bạn tinh tấn mà còn giúp bạn đạt được chính định, trưởng dưỡng Trí tuệ, chứng đạt Đại Thành tựu Pháp hay Đại Thủ Ấn, v.v… Mọi pháp thực hành trí tuệ hay hành động đều cần tới sự tỉnh thức, được gọi là Tempa. Tempa cũng có nghĩa giống như ký ức cần được lưu giữ liên tục. Cũng như vậy, sự tỉnh thức cần được duy trì liên tục không gián đoạn, càng dài, càng lâu càng tốt. Phần thực hành này vô cùng quan trọng và bạn cần quen. Càng thực hành nhiều, bạn sẽ càng kéo dài khoảng thời gian tỉnh thức. Chẳng hạn, hôm nay bạn chưa cảm thấy rõ sự thức tỉnh, nhưng ngày mai, bạn sẽ nhận thức tốt hơn một chút. Sau một tuần, bạn sẽ càng nhận thức tốt hơn. Nếu duy trì sự thực hành liên tục không gián đoạn, các bạn sẽ nhận thấy những thay đổi tích cực trong cuộc sống của mình.
 
Như vậy, thiền định cần có sự tỉnh thức. Nói cách khác, sự tỉnh thức cần kiểm soát quá trình thiền định, dù từ vô thủy đến nay, nhận thức vẫn luôn sẵn đủ ở đó. Tôi tin chắc điều đó và rất nhiều bậc thầy thiền định vĩ đại cũng từng tuyên thuyết như vậy. Đức Pema Karpo Toàn tri từng khai thị rõ ràng rằng sự tỉnh thức cần bổ trợ cho quá trình thiền định. Như vậy, thiền định mới có thể dẫn bạn đạt tới tầng tâm thức cao hơn, chỉ khi đó bạn bởi có thể hân hưởng trọn vẹn cuộc sống và chuyển hướng cuộc đời mình một cách tích cực. Nếu không, nếu bạn thực hành thiền định song thiếu tỉnh thức, dù bạn có thực hành pháp nào, dù bạn thực hành giáo pháp Đức Phật, cũng đều uổng phí công sức.
 
 
Lý do chính yếu vì sao chúng ta cần phải nhận biết về những suy nghĩ, hành động và lời nói, mọi hoạt động đều cần tỉnh thức, đơn giản vì điều đó giúp bạn có thể kiểm soát được chúng, để bạn có thể hướng cuộc đời mình theo giới luật, trật tự. Điều quan trọng là bạn muốn cuộc sống được sắp xếp có tổ chức, đây là chìa khóa. Đó cũng chính là vấn đề cốt tủy trong thực hành thiền định. Không có thiền định, chúng ta sẽ không biết được rằng chúng ta đang sống một cuộc sống lộn xộn, bề bộn cho dù ngày nay chúng ta có các công cụ lập kế hoạch như máy tính, điện thoại hỗ trợ. Các công cụ này được cho là giúp con người tổ chức cuộc sống, nhưng tôi không rõ chúng có thực sự giúp không, hay lại khiến cuộc sống của bạn trở nên lộn xộn hơn.  Theo hiểu biết và kinh nghiệm của mình, đôi khi, tôi cảm thấy những máy móc tiện ích, hiện đại lại khiến cho cho tôi cảm thấy bối rối. Tôi không có ý bài trừ các công nghệ tiên tiến bởi thật sự, đó là điều rất tuyệt vời trong cuộc sống của chúng ta. Từ đáy lòng mình, tôi rất ngưỡng mộ con người đã sáng chế ra các công nghệ đó. Nhưng đồng thời, tôi cũng hoài nghi rằng liệu những công nghệ đó có thật sự giúp cho con người sắp xếp lại cuộc sống của mình hay khiến cho họ phải xoay vần với nhiều thứ rối ren hơn. Bên cạnh đó, điều có thể thực sự thiết lập lại trật tự cho cuộc sống của chúng ta là sự tỉnh thức.
 

Từ vô thủy tới nay, về bản chất, con người rất thông minh. Nhưng con người cũng cần phải sống có tổ chức. Điều duy nhất mà chúng ta thiếu chính là thói quen tổ chức. Vì vậy, chúng ta cần trưởng dưỡng khả năng tổ chức sắp xếp cuộc sống. Giống như một chiếc máy muốn chạy được cần phải có động cơ, nhận thức cần phải được trưởng dưỡng để chúng ta có thể tổ chức lại cuộc sống. Nhận thức tự giác chính là câu trả lời. Song cho tới khi đạt tới sự tự giác, bạn cần trân trọng và thực hành trưởng dưỡng bất cứ nhận thức thông thường nào.  
 
 
Trụ xứ của tôi ở Nepal là tự viện Amhitabha. Tại đây, tôi thường khuyến thỉnh chư ni không dùng điện thoại bàn hay di động. Dưới vỏ bọc là công cụ lập trình cuộc sống, các thiết bị công nghệ hiện đại này lại vô tình làm xáo trộn cuộc sống, khiến chúng ta đi lệch đường. Chúng có thể khiến chúng ta hoang mang, bối rối, thậm chí đưa tới sự thất vọng, chán nản. Bởi vậy, tôi khuyến cáo mọi người không dùng điện thoại trong các kỳ nhập thất. Tất nhiên, khi họ ra khỏi tự viện, họ lại sử dụng chúng vì đúng là chúng rất tiện lợi. Trong các trụ xứ khác và các trường học khác, tôi cũng đưa ra quy định không được phép sử dụng điện thoại di động. Tôi thấy điện thoại có thể làm phiền họ rất nhiều khiến họ không thể tĩnh tâm được.Đối với các thiền giả thực hành nghiêm mật, họ cần coi sự tỉnh thức như phương tiện thiện xảo để kiểm soát tâm. Kỹ thuật này rất quan trọng giúp họ bước đi đúng hướng trên con đường đến với chân hạnh phúc, viên mãn, trí tuệ và đạt tới trạng thái tâm giác ngộ. Khi đó, mọi thứ sẽ được sắp xếp có trật tự. Các bạn đừng hiểu lầm rằng tôi có ý phản bác công nghệ hiện đại. Thật sự tôi rất yêu thích và ngưỡng mộ công nghệ cao. Có hai điều trên thế giới này khiến tôi ngưỡng mộ: một là sự giác ngộ tâm linh và hai là công nghệ. Song đứng từ góc độ một hành giả, tôi không rõ công nghệ có thực sự giúp ích chúng ta trong việc sắp xếp lại cuộc sống hay không.
 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,119,270
Số người trực tuyến: