Bạn đang ở đây
Làm sao để vượt qua những khó khăn khi thực hành quán tưởng?
3013
21/11/2021 - 20:20
Tôi nghĩ cần thực hành từng bước một. Đầu tiên bạn sẽ không thể quán tưởng, vì vậy bạn cần tin tưởng chắc chắn rằng Thượng sư Liên Hoa Sinh đang hiển hiện nơi đây. Đồng thời luôn giữ bên mình một tấm ảnh và tập trung thật nhiều vào hình ảnh tòa sen, phải hình dung tòa sen thật rõ ràng, những chi tiết khác có thể lờ mờ cũng đượckhông s ao, nhưng tòa sen phải thật rõ ràng, tới khi thuần thục rồi bắt đầu đưa thêm mặt trăng và mặt trời vào, rồi dần dần quán tưởng đến các bộ phận ở phía trên, đến cuối cùng là toàn bộ Bản tôn và cảnh giới Mandala của vị Bản tôn. Song bạn cũng phải hiểu rằng quán tưởng không hề giống như xem một bộ phim, trừ khi bạn là một hành giả rất cao cấp, nếu không thì mới đầu không ai có thể một lúc thấy được mọi thứ rõ ràng giống như xem phim hay nhìn ảnh, tôi nghĩ là không thể làm ngay được như vậy. Tôi đã từng hỏi các Bậc Thầy và các Ngài cũng nói rất khó, vì vậy bạn không nên nản chí.
Có cần thiết phải tập trung vào hình ảnh Bản tôn trong suốt quá trình thực hành?
Đúng là bạn cần tập trung vào hình ảnh Bản tôn. Nhưng cũng như tôi đã nói, bạn cần hiểu rằng chúng ta chỉ mới bắt đầu tu tập. Khi bắt đầu thực hành nghi quỹ Tara, bạn có thể quán Đức Tara hiện lên trên không trung phía trước trán bạn, rồi sau đó triệu thỉnh hai mươi mốt Đức Tara. Chúng ta cần liên tục quán tưởng Đức Tara, quán tưởng toàn bộ cõi Tịnh Độ của Ngài, phải quán tưởng rằng chúng ta là hàng Bồ tát, chúng ta cũng là Tara. Điều này cần phải được duy trì, nhưng những hành giả mới bắt đầu thì khó có thể trì giữ được tất cả hình ảnh quán tưởng. Vì vậy khi tâm của bạn bắt đầu bị mất tập trung, bạn cần phải níu giữ tâm lại. Nếu tâm bạn lại bị tuột mất thì bạn phải kéo nó quay trở lại đề mục quán tưởng cũng giống như trong thiền Minh sát, khi bạn tìm cách đưa tâm quay trở lại, ở đây cũng như vậy, khi nó tuột đi thì bạn tìm cách đưa nó trở lại. Rồi dần dần quãng thời gian bạn an trụ trong sự quán tưởng sẽ kéo dài ra. Đó là nguyên lý của pháp thực hành.
Những kỹ thuật nào có thể giúp duy trì việc quán tưởng về Bản tôn?
Cách thức tốt nhất là đừng nên quá căng thẳng, song cũng không nên quá buông lung, như vậy là tốt nhất. Đừng bắt mình căng thẳng quá mức giống như đôi khi bạn phải tập trung quá độ, cố gắng quá độ đến mức thành đau đầu. Bạn chỉ cần tập trung vào một chỗ, nhất là những khi mình ngồi đây và tâm vọng tưởng lang thang khắp mọi nơi. Các Bậc Thầy dạy rằng thiền định và quán tưởng phải giống như căng dây đàn, không được quá căng cũng không được quá chùng. Thông thường trong Kim Cương thừa, quán tưởng tự thân là Bản tôn được gọi là phương tiện, và kết quả là tính không. Như vậy Bản tôn giống như một tôn tượng, còn trí tuệ giống như những xá lợi, kinh điển và mật chú yểm ở trong lòng tôn tượng. Vì thế nên đa phần thời gian, trước khi quán tưởng, bạn cần thư giãn an trụ trong tự tính tâm của mình. Trong nghi quỹ thực hành Kim Cương thừa cũng thường có phần quán mở đầu theo đó chúng ta quán từ tính không hay trí tuệ bất nhị trở thành cảnh giới Tịnh Độ của chư Phật hay Bản tôn, và trong cảnh giới này hành giả quán tự thân trở thành Chakrasamvara hoặc một Bản tôn nào khác. Tương tự như vậy, tôi cũng đã nói ở trên, hình tướng cũng là không, âm thanh cũng là không, xúc tình cũng là không, những hiểu biết đó phải tồn tại song hành giống như trí tuệ với phương tiện phải luôn đi kèm với nhau.
Có cần thiết phải tập trung vào hình ảnh Bản tôn trong suốt quá trình thực hành?
Đúng là bạn cần tập trung vào hình ảnh Bản tôn. Nhưng cũng như tôi đã nói, bạn cần hiểu rằng chúng ta chỉ mới bắt đầu tu tập. Khi bắt đầu thực hành nghi quỹ Tara, bạn có thể quán Đức Tara hiện lên trên không trung phía trước trán bạn, rồi sau đó triệu thỉnh hai mươi mốt Đức Tara. Chúng ta cần liên tục quán tưởng Đức Tara, quán tưởng toàn bộ cõi Tịnh Độ của Ngài, phải quán tưởng rằng chúng ta là hàng Bồ tát, chúng ta cũng là Tara. Điều này cần phải được duy trì, nhưng những hành giả mới bắt đầu thì khó có thể trì giữ được tất cả hình ảnh quán tưởng. Vì vậy khi tâm của bạn bắt đầu bị mất tập trung, bạn cần phải níu giữ tâm lại. Nếu tâm bạn lại bị tuột mất thì bạn phải kéo nó quay trở lại đề mục quán tưởng cũng giống như trong thiền Minh sát, khi bạn tìm cách đưa tâm quay trở lại, ở đây cũng như vậy, khi nó tuột đi thì bạn tìm cách đưa nó trở lại. Rồi dần dần quãng thời gian bạn an trụ trong sự quán tưởng sẽ kéo dài ra. Đó là nguyên lý của pháp thực hành.
Những kỹ thuật nào có thể giúp duy trì việc quán tưởng về Bản tôn?
Cách thức tốt nhất là đừng nên quá căng thẳng, song cũng không nên quá buông lung, như vậy là tốt nhất. Đừng bắt mình căng thẳng quá mức giống như đôi khi bạn phải tập trung quá độ, cố gắng quá độ đến mức thành đau đầu. Bạn chỉ cần tập trung vào một chỗ, nhất là những khi mình ngồi đây và tâm vọng tưởng lang thang khắp mọi nơi. Các Bậc Thầy dạy rằng thiền định và quán tưởng phải giống như căng dây đàn, không được quá căng cũng không được quá chùng. Thông thường trong Kim Cương thừa, quán tưởng tự thân là Bản tôn được gọi là phương tiện, và kết quả là tính không. Như vậy Bản tôn giống như một tôn tượng, còn trí tuệ giống như những xá lợi, kinh điển và mật chú yểm ở trong lòng tôn tượng. Vì thế nên đa phần thời gian, trước khi quán tưởng, bạn cần thư giãn an trụ trong tự tính tâm của mình. Trong nghi quỹ thực hành Kim Cương thừa cũng thường có phần quán mở đầu theo đó chúng ta quán từ tính không hay trí tuệ bất nhị trở thành cảnh giới Tịnh Độ của chư Phật hay Bản tôn, và trong cảnh giới này hành giả quán tự thân trở thành Chakrasamvara hoặc một Bản tôn nào khác. Tương tự như vậy, tôi cũng đã nói ở trên, hình tướng cũng là không, âm thanh cũng là không, xúc tình cũng là không, những hiểu biết đó phải tồn tại song hành giống như trí tuệ với phương tiện phải luôn đi kèm với nhau.
(Trích sách "Bản Tôn, Chân Ngôn, Trí Tuệ" - Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa)
- 3013 reads