Bạn đang ở đây
Tự viện Druk Amitabha Mountain
1720
10/03/2016 - 20:20
(Toàn ảnh tự viện Druk Amitabha Moutain, Kathmandu, Nepal)
(Một không gian trong tự viện Druk Amitabha Moutain)
Việc kiến lập Tự viện Druk Amitabha Mountain khởi phát từ sự hướng tâm về Đức Phật A Di Đà. Thoạt đầu, tôi dự tính cho đúc một tôn tượng Phật A Di Đà cỡ lớn an vị trong khuôn viên khu đất gia đình (nay trở thành Tự viện Bairo Ling) tại Boudhanath để viên mãn tâm nguyện của Mẫu thân mình. Khu đất này được mua vào những năm 80 với mục đích xây nhà ở, nhưng khi Mẫu thân tôi chứng kiến nhiều côn trùng bị sát hại trong quá trình đào đất, bà đã khởi bi tâm quyết định cúng dường khu đất với tâm nguyện nơi này được sử dụng lợi ích chúng sinh, để các côn trùng bị hại có thể được trực tiếp hoặc gián tiếp giải thoát luân hồi. Về sau, do thủ tục hành chính và quy hoạch phức tạp, việc xây dựng pho tượng tại Boudhanath không được cấp phép.
(Tự viện Bairo Ling tại Boudhanath)
Tiếp theo đó, chúng tôi phải mất vài năm mới tìm được địa điểm khác phù hợp. Tôi đã nhiều lần chọn một nơi ở thung lũng Kathmandu và nghĩ rằng đó là địa điểm tốt, nhưng mọi người đều nói rằng nơi đó đã có chủ và cũng chẳng có đường để đi lên, hơn nữa lại vô cùng cách biệt thành phố, không được bằng nhiều địa điểm khác. Một buổi chiều, đứng từ nhà nơi tôi đang ở, tôi chợt nhìn thấy một luồng sáng phát lên từ đỉnh một ngọn núi và điều này thu hút tôi muốn tới xem ngọn núi đó. Sáng hôm sau, tôi đến tận nơi và tình cờ lại hạnh ngộ Ngài Khenpo Shedrub. Thật thú vị khi biết Ngài cũng tới nơi này để kiểm chứng xem đây có phải mảnh đất thích hợp để cúng dường lên Đức Phật A Di Đà.
Chúng tôi nhận thấy nơi này hoàn toàn phù hợp, nhưng lúc đó mảnh đất có thể xây dựng được còn quá nhỏ hẹp. Song tôi không cảm thấy quá lo lắng về điều này mà chỉ nghĩ nếu thực sự đây là nơi phù hợp thì dù hoàn cảnh thế nào, chúng tôi cũng sẽ vượt qua mọi chướng ngại khó khăn. Nói tóm lại, chúng tôi đã quyết định sẽ xây dựng và an vị một tôn tượng Di Đà lớn tại nơi này. Chúng tôi cảm nhận nguồn ân phúc gia trì dồi dào từ chư vị Thượng sư cùng chư Hộ pháp Minh thần đã cho phép mình tìm đến được nơi này.
Chúng tôi nhận thấy nơi này hoàn toàn phù hợp, nhưng lúc đó mảnh đất có thể xây dựng được còn quá nhỏ hẹp. Song tôi không cảm thấy quá lo lắng về điều này mà chỉ nghĩ nếu thực sự đây là nơi phù hợp thì dù hoàn cảnh thế nào, chúng tôi cũng sẽ vượt qua mọi chướng ngại khó khăn. Nói tóm lại, chúng tôi đã quyết định sẽ xây dựng và an vị một tôn tượng Di Đà lớn tại nơi này. Chúng tôi cảm nhận nguồn ân phúc gia trì dồi dào từ chư vị Thượng sư cùng chư Hộ pháp Minh thần đã cho phép mình tìm đến được nơi này.
(Tôn tượng Đức Phật A Di Đà và tôn tượng Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ IV)
Vậy là khu đất thoạt đầu được tìm để xây dựng một bức tượng Phật A Di Đà giờ đã trở thành một quần thể như ngày nay - Ngôi Tự viện Druk Amiatbha, một trung tâm thực hành tâm linh và hoạt động nhân đạo, với một không gian rộng có mái che với sức chứa 2000 người, một bệnh viện ba tầng đang trong giai đoạn hoàn thiện, một trung tâm nhập thất, một thư viện đầy đủ trang thiết bị, khu văn phòng phục vụ cho hoạt động Phật sự của Truyền thừa Drukpa, những dãy nhà dành cho Chư Ni, khu cứu hộ và nuôi dưỡng những con vật được cứu thoát khỏi mổ thịt từ thung lũng Kathmandu, khu vực đất dành để trồng trọt nhằm tiết giảm chi phí mua thực phẩm trên núi. Tôn tượng A Di Đà hiện đã hoàn thành, cùng với vô số hoạt động tâm linh diễn ra nơi này với động cơ thanh tịnh đã khiến cho Druk Amitabha Mountain như được chuyển hoá thành miền Tịnh độ.
(Chánh điện tự viện Druk Amitabha Moutain)
NGÀY NAY
Ngày nay, Tự viện Druk Amitabha Mountain đã trở thành quần thể tâm linh bao gồm Tự viện Ni Druk Gawa Kilwa Nunnery, nơi khoảng 300 chư Ni đang an cư tu tập. Mỗi ngày, các sư cô dậy từ 3 giờ sáng và chỉ kết thúc ngày vào lúc 11 giờ đêm. Sư ni trẻ tuổi nhất mới gần 9 tuổi và lớn tuổi nhất đã gần 60. Các sư cô đến từ nhiều vùng miền trên dãy Himalaya, Ladakh, Lahaul, Bhutan và Sikkim.
Tôi vô cùng hãnh diện khi nói rằng chư Ni ở đây rất năng động và hoàn toàn tự chủ trong công tác quản lý. Các cô tự vận hành quán một cà phê, một cửa hàng lưu niệm, một khu nhà khách với khoảng 27 phòng. Các cô mong nguyện có thể tự chủ về tài chính để đỡ phần gánh nặng tài chính, như vậy tôi có thể dùng số tiền tiết kiệm chi tiêu cho Tự viện để viên mãn những hạnh nguyện khác của tôi.
Tôi vô cùng hãnh diện khi nói rằng chư Ni ở đây rất năng động và hoàn toàn tự chủ trong công tác quản lý. Các cô tự vận hành quán một cà phê, một cửa hàng lưu niệm, một khu nhà khách với khoảng 27 phòng. Các cô mong nguyện có thể tự chủ về tài chính để đỡ phần gánh nặng tài chính, như vậy tôi có thể dùng số tiền tiết kiệm chi tiêu cho Tự viện để viên mãn những hạnh nguyện khác của tôi.
(Hội trường Naro Hall có thế chứa đến 2000 người)
(Quanh cảnh xung quanh tự viện)
Viết bình luận
- 1720 reads