Ý nghĩa cờ cầu nguyện | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Ý nghĩa cờ cầu nguyện

5
02/03/2016 - 21:07

 
Cờ cầu nguyện (tiếng Tạng còn gọi lungtahay phong mã) thường được thấy ở các quốc gia vùng Himalaya. Loại cờ này được treo trên mái nhà, mái chùa, ngang qua các vách núi, làng mạc, những địa điểm sinh hoạt cộng đồng. Ý tưởng cờ cầu nguyện xuất phát từ niềm tin xác quyết rằng năng lực gia trì tâm linh từ lá cờ Lungta sẽ được lan tỏa theo hướng gió, không chỉ mang lại lợi ích cho người cắm cờ mà còn hướng đến mọi chúng hữu tình. Cờ cầu nguyện thường được in từ bản khắc bằng gỗ do các nghệ nhân tài năng trạm chổ hoặc các nhà sư. Cờ cầu nguyện có nhiều màu sắc và được làm bằng vải với năm nhóm màu được đặt theo thứ tự (nêu biểu cho Ngũ trí Như lai và năm đại): màu xanh dương (đức Phật A Súc Bệ/Thủy đại), màu vàng (đức Phật  Bảo  Sinh  Phật/Địa  đại),  màu  đỏ  (đức Phật  A  Di  Đà  Hỏa  đại),  màu  xanh  lam  (đức Phật Bất Không Thành Tựu/ Phong đại), màu trắng (đức Phật Tỳ Lư Giá Na/ Không đại). Loại cờ cầu nguyện được treo theo hướng thẳng đứng  được  gọi  là  “darding”.  Cờ  cầu  nguyện treo nằm ngang được gọi là “dar-chen”. Các hình ảnh thông dụng được in trên lá cờ cầu nguyện là hình ngựa gió, pháp tướng các Phật Bản tôn như Đức Lục Độ Mẫu Tara, Đức Quan Âm, đức Vô Lượng Thọ, Đức Dược Sư, Đức Liên Hoa Sinh, Đức Kim Cương Tát Đỏa, Phật Bạch Độ Mẫu, hình Tứ linh (Mệnh lệnh điểu, Rồng, Sư tử, Hổ) Thời luân Kim cương Kalachakra. Được in cùng hình ảnh đức Phật là các câu chân ngôn, biểu tượng cát tường và những lời cầu nguyện…Cờ cầu nguyện được treo ngoài trời và chịu mọi tác động thời tiết nắng mưa gió bụi khiến dễ phai màu. Đây cũng là sự nhắc nhở về lẽ vô thường. Khi lá cờ bị rách, người ta thường đem đốt trong các nghi lễ thích hợp tại chùa để viên mãn tâm nguyện.

Viết bình luận

Cùng chuyên mục

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,040,019
Số người trực tuyến: