Bạn đang ở đây
Bardo - Nguồn gốc giáo pháp Bardo
1758
07/01/2017 - 09:00
Bardo thực chất là giáo lý mấu chốt mà chúng ta cần phải tìm hiểu và thực chứng. Bardo là tiến trình thực tại trong đó có cả luân hồi và Niết bàn, cả khổ đau và giác ngộ. Vì vậy, giáo lý Bardo lại được coi là chìa khóa để giải mã những Bí mật của Nghệ thuật sinh tử.
Giáo pháp Bardo được Thượng sư Liên Hoa Sinh và chư Thượng sư giác ngộ khai thị nhằm giúp chúng ta đạt được những hiểu biết sâu sắc và toàn diện nhất về cuộc sống cũng như cái chết, và đồng thời chỉ rõ con đường giải thoát siêu việt sinh tử. Giáo pháp này được thế giới biết đến thông qua bản kinh văn “Bardo Thodol” – mang nghĩa “giải thoát thông qua tính nghe trong trạng thái trung gian Bardo”. Bản kinh văn gốc được truy nguyên về thế kỷ thứ VIII và được coi là trứ tác của Đức Thượng sư Liên Hoa Sinh khi Ngài tới truyền bá Phật giáo tại khu vực Himalaya.
Giáo pháp Bardo được Thượng sư Liên Hoa Sinh và chư Thượng sư giác ngộ khai thị nhằm giúp chúng ta đạt được những hiểu biết sâu sắc và toàn diện nhất về cuộc sống cũng như cái chết, và đồng thời chỉ rõ con đường giải thoát siêu việt sinh tử. Giáo pháp này được thế giới biết đến thông qua bản kinh văn “Bardo Thodol” – mang nghĩa “giải thoát thông qua tính nghe trong trạng thái trung gian Bardo”. Bản kinh văn gốc được truy nguyên về thế kỷ thứ VIII và được coi là trứ tác của Đức Thượng sư Liên Hoa Sinh khi Ngài tới truyền bá Phật giáo tại khu vực Himalaya.
(Thượng sư Liên Hoa Sinh)
Thượng sư Liên Hoa Sinh là bậc thầy vĩ đại đã thành tựu giải thoát giác ngộ tuyệt đối và siêu việt sinh tử. Theo lời thỉnh cầu của đức Vua hộ trì Phật pháp Trisong Detsen, Ngài đã vân du đến khu vực Himalaya, xây dựng tự viện, thành lập Tăng đoàn, truyền bá chính pháp,thuần phục những lực lượng hắc ám khiến họ trở thành những Hộ pháp tích cực và biến nơi đây từ miền đất biên địa của mê tín, tà giáo trở thành thánh địa linh thiêng của Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Kim Cương thừa. Nhằm bảo vệ, duy trì và xiển dương chính pháp vì lợi ích hết thảy chúng sinh, Ngài đã cất giấu nhiều kho tàng bí mật rải rác ở nhiều địa điểm xa xôi không ai biết đến trên khắp khu vực này, đồng thời huyền ký những kho tàng đó sẽ được các bậc phát lộ Terton tìm thấy ở những thời điểm thích hợp. Bardo Thodol chính là một trong những kho tàng bí mật đó. Mặc dù được Đức Liên Hoa Sinh khai thị vào thế kỷ thứ VIII và vị minh phi trí tuệ Yeshe Tsogyal của Ngài ghi chép lại trong thời gian này, kho tàng bí mật được cất giấu và chỉ đến thế kỷ thứ XIV mới được phát lộ bởi vị Terton danh tiếng là Karma Lingpa trên một đỉnh núi thiêng thuộc khu vực Himalaya khi Ngài mới 15 tuổi. Mãi cho đến đầu thế kỷ XX, nhờ công của nhà học giả người anh W.Y. Evans-Wenz, cuốn Bardo Thodol đã được giới thiệu ra thế giới và đón nhận rất nhiều quan tâm của giới nghiên cứu phương Tây. Tuy nhiên, theo chư Thượng sư Kim Cương thừa, cuốn sách không chỉ là “tử thư” (sách dành cho người chết) mà chính là cuốn kim chỉ nam cho người sống, nhấn mạnh tầm quan trọng và những phương pháp thực hành trong cuộc sống để đạt được cái chết bình an, giải thoát.
Theo khai thị của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, hóa thân chân thật của Đức Phật Quan Âm, người đã từng vô số lần tái sinh trong luân hồi để làm lợi ích chúng sinh, Bardo – bí mật nghệ thuật sinh tử - chính là cuốn bách khoa toàn thư về hành trình sống chết tái sinh và những cơ hội giải thoát siêu việt hy hữu. Bardo thực chất là giáo lý mấu chốt mà chúng ta cần phải tìm hiểu và thực chứng. Bardo là tiến trình thực tại trong đó có cả luân hồi và Niết bàn, cả khổ đau và giác ngộ. Vì vậy, giáo lý Bardo lại được coi là chìa khóa để giải mã những Bí mật của Nghệ thuật sinh tử.
Điểm độc đáo nằm ở chỗ, giáo pháp này được bậc thầy thực chứng giác ngộ, siêu việt sinh từ, khai thị cho chúng sinh, giúp chúng sinh hiểu được con đường tu tập giải thoát. Đối với các ngài sinh và tử hay sống và chết có cùng bản chất, tất cả hợp nhất trong dòng chảy liên tục miên viễn, một sự tiếp nối không gián đoạn của Tâm Giác ngộ, của Đại Thủ Ấn mà các Ngài đã thành tựu. Giống như con đường mà các Ngài đã đi qua và thấu hiểu cặn kẽ từng chi tiết, trí tuệ siêu việt của các Ngài đã thấu rõ lộ trình sinh tử, và lộ trình Bardo đó được chỉ bày một cách sống động, cụ thể, khoa học, hệ thống nhưng cũng đầy thức nhắc, cảnh tỉnh, với tâm từ bi vô lượng mong chỉ bày cho chúng sinh con đường tu tập giải thoát và tránh xa các cạm bẫy đọa lạc. Đây chính là điểm khác biệt căn bản của Bardo với một số giáo pháp khác đề cập tới cái chết trong lịch sử nhân loại. Với ý nghĩa đó, Bardo là một giáo pháp vô giá và cũng là giáo pháp độc đáo số một trong kho tàng pháp bảo giải thoát của Phật giáo Kim Cương thừa.
(Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa quang lâm Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên, 2014)
Khái niệm Bardo
Nhiều người vẫn lầm tưởng Bardo là trạng thái chỉ có thể trải nghiệm sau cái chết. Thực tế, Bardo cũng chính là cuộc sống hiện tại. Bardo được định nghĩa là “trạng thái trung gian”, là khe hở giữa hai trạng thái khác nhau, có thể là sự chia tách về thời gian hay tiến trình hành động, thậm chí khoảng thời gian co duỗi một cánh tay cũng là một Bardo. Từng giờ từng phút của thực tế hiện tại chúng ta đang ở trong Bardo. Như thế, chúng ta cần biết rằng có nhiều dạng và cách thể hiện khác nhau của khái niệm Bardo.
Lý do chính khiến người ta thường quan niệm rằng Bardo chỉ tồn tại sau khi chết là vì sau khi chết, chúng ta bước vào một thế giới vô cùng vi tế. Hiện giờ, vì những ngăn ngại, che chướng của xác thân vật lý, chúng ta không đọc được ý nghĩ tư tưởng của người khác. Nhưng khi ở trong trạng thái Bardo sau khi chết, chúng ta có thể làm được điều này. Khi thần thức ở trong trạng thái vi tế, chúng ta có được những khả năng đặc biệt, như có thể nhìn thấy rất nhiều thứ mà lúc còn sống chúng ta không thể thấy được,có thể du hành khắp thế giới này chỉ trong giây lát... Trong trạng thái trung gian sau khi chết, thần thức có nhiều trải nghiệm phi thường hơn khi còn sống. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân khiến người ta thường lầm tưởng về sự hiện hữu và dạng thức Bardo.
Các bài liên quan
Bardo - Hiểu về Sinh tử - cơ hội giải thoát ngàn vàng
Viết bình luận
- 1758 reads