Bạn đang ở đây
Chính phủ Ấn Độ phát hành tem bưu chính Truyền thừa Drukpa
Có mặt trong buổi lễ phát hành, còn có các nhà ngoại giao đại diện cho nhiều nước, các Bộ trưởng, chư Tăng Ni và các Phật tử Truyền thừa Drukpa cùng nhiều viên chức Cục Bưu chính. Chư tăng ni đã cử hành những nghi thức trì tụng và cầu nguyện kỷ niệm ngày Phật đản và vì lợi ích của hết thảy hữu tình.
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, bậc lãnh tụ tâm linh của Truyền thừa Drukpa chia sẻ “Truyền thừa Drukpa hết sức vui mừng trước niềm vinh dự và sự công nhận mà Chính phủ Ấn Độ đã dành cho chúng tôi. Đặc biệt, sự kiện phát hành tem bưu chính Drukpa được Cục Bưu chính chọn tổ chức vào dịp đại lễ Phật đản đầy ý nghĩa. Truyền thừa Drukpa có truyền thống lâu đời trong khu vực Himalaya, đã có những đóng góp tích cực cho di sản văn hóa và tâm linh tại các quốc gia trong khu vực”
Chia sẻ tại buổi lễ phát hành con tem kỷ niệm, Ông Arjun Pandey, đại diện truyền thông của Truyền thừa Drukpa, phát biểu “Truyền thừa Drukpa có một bề dày lịch sử giàu có, sinh động và đầy sức cuốn hút. Truyền thừa đang tích cực chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm Thiên niên kỷ Truyền thừa vào năm 2016, vì vậy, sự vinh danh của Chính phủ đối với những đóng góp của Truyền thừa cho đất nước nói chung và sự phát triển của Phật giáo nói riêng là hết sức đáng trân trọng và lưu tâm”.
Về Truyền thừa Drukpa:
Truyền thừa Drukpa dựa trên nền tảng triết học của truyền thống Phật giáo Đại thừa, trong đó có triết lý “giác ngộ vì lợi ích của chúng sinh”, tuy nhiên phương pháp thực hành lại dựa trên hệ thống giáo lý Mật thừa được truyền trao không gián đoạn từ bậc Đại thành tựu giả Naropa, đản sinh năm 1016. Từ “Druk” trong “Drukpa” mang nghĩa “Rồng thiêng” và cũng chỉ cho tiếng rồng sấm. Năm 1206, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ nhất, hóa thân của Đức Naropa, đã nhìn thấy điềm cát tường chin rồng phi thiên từ thánh địa Namdruk, từ đó, Ngài đặt hồng danh Truyền thừa là “Drukpa” tức “truyền thừa Rồng thiêng”. Ngày nay, Truyền thừa Drukpa phát triển rộng khắp các vùng chính của khu vực Himalaya, đặc biệt ở Ladakh, Kinnaur và Lahaul-Spiti tại Ấn Độ cũng như tại Bhutan và Nepal. Bhutan còn được biết đến với tên gọi “Druk Yul” hay “Miền đất Rồng Sấm”, đã suy tôn Truyền thừa Drukpa là quốc giáo. Truyền thừa còn được thực hành rộng rãi ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới, từ châu Âu, châu Mỹ, đến các quốc gia châu Á như Hồng Kong, Singapore, Malaysia, Việt Nam... Để biết thêm thông tin về Truyền thừa, xin truy cập trang: www.drukpacouncil.org
Về Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa là bậc đứng đầu Truyền thừa Drukpa với bề dày lịch sử một nghìn năm, thuộc khu vực Himalaya và có hàng triệu đệ tử trên khắp thế giới. Ngài có sứ mệnh thúc đẩy sự hòa hợp vũ trụ và phát triển sự bình an nội tâm bằng cách hòa nhập những giáo pháp trưởng dưỡng tình yêu thương trân trọng vào cuộc sống hàng ngày. Những công hạnh của Ngài bao gồm đề cao bình đẳng giới, kiến lập những học viện giáo dục, phòng khám y tế và trung tâm thiền định, đồng thời khôi phục, trùng tu những di sản trong khu vực Himalaya. Ngài vừa là người sáng lập đồng thời là giám đốc tâm linh của ngôi trường đã được nhận giải thưởng Druk White Lotus (Druk Bạch Liên) thuộc Ladakh, Ấn Độ. Ngôi trường đã đem lại cho sinh viên một cơ sở vật chất giáo dục hiện đại trong khi vẫn bảo tồn những giá trị văn hóa địa phương. Năm 2007, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đã thành lập tổ chức nhân đạo phi lợi nhuận quốc tế, Live to Love (Sống để Yêu thương), đại sứ toàn cầu của tổ chức này là Aamir Khan và Michelle Yeoh. Vào tháng 9 năm 2010, Liên Hợp Quốc đã vinh danh Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa với Giải thưởng Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) vì những nỗ lực không mệt mỏi của Ngài nhằm “biến yêu thương thành hành động”. Vào tháng 9 năm 2013, Ngài được một lần nữa vinh danh bởi tổ chức Liên minh Nguồn nước (một tổ chức phi chính phủ do Robert F. Kennedy sáng lập) là “Người bảo hộ của khu vực Himalaya”, vì những nỗ lực đáng kể của Ngài để bảo tồn khu vực này.
Để biết thêm chi tiết, hãy vào trang web chính thức của Ngài: www.drukpa.org
Viết bình luận
- 128 reads