Chuyến viếng thăm Nam Ấn | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Chuyến viếng thăm Nam Ấn

41
04/03/2010 - 00:00

 



Nam mô đại bi Quán Âm thường cứu khổ.
Nam mô đại từ Quán Âm hằng ban vui.
Con xin chắp tay nguyện cầu bậc Vô Úy.
Con xin chắp tay nguyện cầu đấng Pháp Vương.
Xin rủ lòng thương, xóa niềm sân hận.
Con xin chắp tay nguyện cầu bậc Tôn quý.
Con xin chắp tay nguyện cầu đấng Toàn tri.
Thầy là rặngTuyết Sơn ngàn đời ban trải.
Thầy là hương ngàn sen thơm ngát mọi miền.
Con xin chắp tay nguyện Thầy luôn trụ thế,
Con xin chắp tay nguyện Thầy sống dài lâu.
Thầy là suối từ bi muôn đời tuôn chảy.
Thầy là cây tình thương che mát mọi loài.

Tôi vừa kết thúc chuyến đi thăm chính thức tại Nam Ấn và bây giờ đang trên đường đến Nagarjuna Konda. Tôi rất vui vì đồng nghiệp Drakseng Rinpoche đã thiết lập học viện Phật giáo đầu tiên cho truyền thừa Drukpa với sự giúp đỡ của người con trai tài năng và học thức Acharya Ngedon Tenzin, người mà trong chuyến hành hương này tôi đã tiến cử lên cấp bậc Khenpo Rinpoche hay Khen Rinpoche, một chức danh xứng đáng với ngài. Vì thế, mặc dù lịch trình vô cùng bận rộn, tôi đã viếng thăm Drakseng Rinpoche và khánh thành ngôi tự viện mới Drukpa   Drubgyud Thoesamling của Ngài. Tôi nghĩ một khi đã đến thăm khắp mọi nơi ở Nam Ấn  thì tại sao không thực hiện một chuyến hành hương ngắn ngày để cho mình có cơ hội kết nối lại với các thánh địa của các bậc Thầy tôn kính của chúng ta như là Ngài Long Thọ Bồ Tát. Tôi rất vui vì một vài đạo hữu và học trò đã cùng tham gia với chúng tôi mặc dù họ phải trải qua một hành trình dài đến từ Hong-kong, Ba-lan, Anh và Mỹ.

Thời tiết ở Nam Ấn vô cùng dễ chịu, tôi rất hoan hỷ khi thấy rất nhiều học viện Phật giáo lớn và phát triển tại Nam Ấn, ngoài ra còn có một khu định cư lớn của người Tây Tạng ở đây. Lúc đầu tôi nghĩ rằng phong cách khá khiêm tốn và kín đáo của truyền thừa Drukpa chắc sẽ không thu hút nhiều sự chú ý của công chúng, nhưng khi đến sân bay Bangalore, tôi rất ngạc nhiên khi thấy đứng bên cạnh Khen Rinpoche và Tăng đoàn là người bạn cũ Ayang Rinpoche của dòng Drikung, người bạn mới Karma Rinpoche của dòng Kamtsang cùng rất nhiều các Rinpoche và tăng sĩ khác, nhiều người trong số họ tôi chưa từng gặp mặt trước đây đã ra sân bay đón tôi và Tăng đoàn. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự đón tiếp nhiệt thành này.

Hai ngày trước, tôi được mời đến giảng pháp cho người dân Tây Tạng tại học viện Phật giáo mới của Drakseng Rinpoche, và truyền quán đỉnh Quán Thế Âm Bồ tát, đức Phật của lòng từ bi, tại cung điện của đạo sư tôn quý của tôi nơi Ngài truyền quán đỉnh Chalachakra đầu tiên. Một vài người nói với tôi rằng vì người Tây Tạng đến dự buối thuyết pháp của tôi ngày hôm trước rất hoan hỷ nên họ đã đóng cửa trường học, cửa hàng, khuyến khích mọi người đến tham dự và đón nhận quán đỉnh. Có lẽ mọi người đã cố làm cho tôi vui khi nói như vậy và cũng nói rằng họ chưa bao giờ được nghe một triết học sâu sắc của Phật được giải thích một cách đơn giản mà dễ hiểu cho người hiện đại như thế.  Mặc dù vậy tôi vẫn không thể tin được điều này bởi vì tôi biết rằng nhiều bậc Thầy vĩ đại đang thuyết pháp theo cách mà người ngày nay có thể dễ dàng hiểu được. Nhưng tôi coi đó như là họ đang đón tiếp mình với sự ấm áp và cởi mở bằng cách nói những lời động viên chân thành. Vì vậy, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến những người đã đến tham dự buổi thuyết pháp của tôi, và tôi biết đó là nhờ ân đức gia trì của bậc Thầy tôn quý. Có thể một vài người phàn nàn là tôi đã không nói tên bậc Thầy mỗi khi tôi nói về họ trước công chúng và không hiểu bậc Thầy mà tôi đang nói đến là ai. Đối với tôi, tôi cảm thấy danh hiệu của các bậc Thầy quá đỗi cao quý nên rất khó cho tôi dù chỉ nhắc đến tên của các Ngài với cái miệng và những ngón tay nhiễm ô của mình. Đây cũng là phong cách sống của tôi. Đôi khi tôi cảm thấy rất lạ khi một vài người bạn của tôi liên tục nhắc đến tên của các bậc Thầy của họ, thực sự tôi cảm thấy không thoải mái khi nói như vậy.

Quả là một sự ngạc nhiên thú vị khi những vị trụ trì uyên bác từ Sera Jey, Sera Mey, Tashi Lhunpo và Pháp Vương Pema Norbu Rinpoche Namdrol Ling cũng đến nhận quán đỉnh từ tôi. Tôi rất hoan hỷ được gặp gỡ và có họ bên cạnh, tôi cảm thấy mình may mắn khi có cơ hội trao đổi kiến thức với những bậc Đại Tỷ Khiêu và Thiền Trí vĩ đại ấy.

Bởi vì tôi không phải là một chính trị gia nên tôi không hy vọng sự kiện được phát trên Đài phát thanh Mỹ. Nhưng thật bất ngờ khi hoạt động của tôi ở Nam Ấn đã được đưa lên kênh truyền thanh và chương trình truyền hình dành cho người Tây Tạng. Tôi hy vọng sự kiện này cũng giúp một vài chúng sinh qua thông điệp tâm linh.

Suốt hai ngày thuyết pháp và quán đỉnh tôi giảng pháp bằng tiếng Tây Tạng. Tôi cảm thấy hơi tiếc cho những đạo hữu và học trò không phải người Tây Tạng đang bị lạc lõng nhưng tôi tin rằng họ sẽ hiểu. Người ta nói rằng có khoảng bảy đến tám ngàn người tham dự, một lần nữa tôi lại rất ngạc nhiên khi có quá nhiều người đến mặc dù họ không biết nhiều về tôi trước chuyến thăm này. Tôi lại nói câu chuyện về những chiếc mũ có màu sắc khác nhau với công chúng, hôm đó tôi đội một chiếc mũ màu đỏ và hôm sau là một chiếc mũ màu xanh. Tôi nói rằng: Đây không phải là phép màu nhiệm, tôi chỉ lật phía trong chiếc mũ ra, vì đây là chiếc mũ đặc biệt có hai màu: một mặt màu xanh và mặt kia màu đỏ, mọi người đều bật cười, thậm trí tất cả bậc Đại trụ trì cảm thấy thú vị vì tôi đã chọc mọi người cười.

Nhân tiện có chút ít thời gian nên tôi muốn đề cập với các bạn về tầm quan trọng của chiếc mũ này. Đây không phải là chiếc mũ bình thường, mà là chiếc mũ của các Dakini cúng dường đức Tsangpa Gyare, người sáng lập dòng truyền của chúng ta khi ngài đang bế quan nhập thất tại Tsari, thánh địa linh thiêng của Chakrasambhava. Chiếc mũ này được gọi là “Mũ Nhân Duyên Phối Kết”. Màu xanh tượng trưng cho Chakrasamvara, màu đỏ tượng trưng cho Vaja Yogini, giống như âm và dương, tượng trưng cho Đại Hợp Nhất hay Đại Thủ Ấn. Ngài Tsangpa Gyare đã dạy rằng: chiếc mũ này linh thiêng đến nỗi bất cứ ai đội chắc chắn đều sẽ được giải thoát và không bao giờ đọa lạc xuống các cõi thấp. Nhưng đáng tiếc là chiếc mũ hai màu đặc biệt này chỉ có thể được đội bởi những ai là hóa thân của Đức Tsangpa Gyare. Còn có một chiếc mũ khác được thiết kế tương tự màu nâu sẫm thường được đội bởi những tăng ni và các hành giả chân chính của truyền thừa Drukpa của chúng ta. Hầu hết tất cả chư ni của tôi thường đội chúng, một vài vị Tăng cũng đang đội nhưng không phổ biến vì nó không đẹp và thời trang, tôi đoán như vậy. Tuy nhiên, tôi nghĩ họ không nên để ý đến thời trang. Đôi khi tôi cảm thấy một số chiếc mũ thời trang trông không đẹp chút nào, vậy tại sao không đội chiếc mũ thời trang của Tsangpa Gyare. May mắn thay, tôi nghĩ hầu hết mọi người đều thấy tôi trông ổn hơn khi đội chiếc mũ hai màu này dù nó mang ý nghĩa gì đi nữa.

Vào lúc kết thúc buổi quán đỉnh, trong lúc đọc lời cảm ơn, Ayang Rinpoche đã phát biểu một số điều thực sự làm tôi bôi rối, vì thế thiết nghĩ tôi cần phải đính chính lại. Ngài nói rằng tôi thay đổi tên từ “Drupchen” thành “Drukpa”. Thực ra tên của tôi từ thời Tsangpa Gyare vẫn luôn “Drukpa” chứ không phải “Drukchen”. Đâu đó trong khoảng thời gian từ thời Tsangpa Gyare đến tôi có thể một vài người tốt bụng cảm thấy rằng “Drukchen” có nghĩa là “Đại Thiên Long” nghe có vẻ hay ho hơn nên họ đã đổi tên tôi. Nhưng tôi không cảm thấy điều này là sai. Tôi đã từng thảo luận với cố Adeu Rinpoche về sự thay đổi đó vì Ngài cũng rất quan tâm tới chủ đề này. Ngài cũng không thể nhớ làm thế nào và khi nào tên tôi được đổi từ “Drukpa” thành “Drukchen”. Tệ hại nhất là hầu hết các cuốn sách, thậm trí cả kinh văn bằng tiếng Tạng của các tự viện và nhà xuất bản quốc tế cũng in sai tên tôi là “Drukchen”. Đây là một lỗi nghiêm trọng. Tên tôi là “Drukpa”. Nếu bạn muốn gọi một cách trang trọng và tôn kính thì hãy gọi là “Gyalwang Drukpa”; danh hiệu tôn kính “Gyalwang” có nghĩa là “Vua của các bậc chiến thắng” thường được dùng để tôn xưng những người sáng lập ra một dòng truyền thừa và những đời hóa thân chuyển thế của người đó, hoặc để tôn xưng những người đứng đầu một dòng truyền thừa tâm linh hay tông phái nào đó. Đạo sư của tôi cũng có danh hiệu là “Gyalwang” và nhiều vị trưởng dòng khác của Phật Giáo Tây Tạng cũng mang danh hiệu này. Vì thế tôi nói với mọi người rằng không phải tôi đã tự đổi tên mình mà một ai đó hoặc một vài người nào đó hàng trăm năm trước đã đổi tên tôi và bây giờ tôi muốn cải chính sai lầm này một lần và mãi mãi.

Tất nhiên rốt cuộc thì tên chỉ là cái nhãn mác, bạn có thể gọi tôi bằng bất cứ cái gì. Không may tôi không có các tự do này nhưng tôi không nghĩ điều đó là công bằng đối với Đức Tsangpa Gyare và những bậc Thiên Long  đã xuất hiện trước thời của ngài cũng như đối với tất cả các bậc đại hành giả yogi, những người đã hóa thân chuyển thế vô số lần cho đến tận ngày nay. Do vậy, vì lợi ích truyền thừa của chúng ta, tôi phải tuyên bố điều này.

Thực tế, gần đây tôi nhận ra một vài điều kỳ lạ đang xảy ra trong thế giới tâm linh của chúng ta. Một cái gì đó tôi cảm thấy không thích và cái gì đó sẽ làm ô nhiễm vẻ đẹp trong sáng của tâm linh. Mọi người chỉ tin vào đa số. Bởi vậy những kẻ khôn ngoan với các kỹ năng tinh vi mang những ý đồ sâu kín có thể lợi dụng niềm tin vào đa số của đám đông trong trò chơi tâm linh. Đây không phải là dấu hiệu tốt, đây là dấu hiệu suy đồi của tâm linh. Sự thay đổi tên của tôi nói lên một vài điều. Tôi thực sự cảm thấy không hoan hỷ và thoải mái. Nhưng tôi tin chắc rằng giờ đây tôi cần phải đã đề cập đến điều này và đã đến lúc phải đính chính lại. Lịch sử rất quan trọng. Vì thế đảm bảo chắc chắn rằng lịch sử không bị bóp méo và lạm dụng, đặc biệt đối với các truyền thừa tâm linh dù là bất cứ truyền thừa nào là điều rất quan trọng. Nếu tất cả các đạo sư đều có thể giữ được cái tâm và động cơ nghiêm khắc vì sự nghiệp lợi tha thì chắc hẳn những sự xuyên tạc đó đã không xảy ra. Tôi rất vui vì có cơ hội đề cập về vấn đề này ở đây, ít nhất đây là nơi mà tôi có thể diễn tả tôi thấy tự do như thế nào. Ít nhất tôi cũng có sự tự do này.

Đây cũng là nguyên nhân tại sao tôi luôn nhắc nhở rằng bạn cần phải cẩn thận để tìm và đi theo một truyền thừa chân chính và những đạo sư chân thực có thể dẫn dắt bạn giác ngộ giải thoát. Điều này rất quan trọng vì nó rất hy hữu đối với những người có cơ duyên quý giá biết đến Phật pháp. Để tìm được một đạo sư phẩm hạnh chân thực cũng rất khó khăn. Tôi không nói rằng điều này là không thể. Nhưng để tìm được một đạo sư tâm linh có phẩm hạnh chân chính và có nhân duyên với bạn là vô cùng khó khăn. Bạn cần có thời gian và trí tuệ để kiểm chứng.

Dù sao tôi cũng không có tấm ảnh nào để chia sẻ với các bạn, do đường truyền kém nên rất khó tải lên mạng. Khi nào tìm được đường truyền tốt hơn, tôi sẽ chia sẻ những bức ảnh chụp về chuyến đi này với các bạn sau.

Xin tạm dừng bút ở đây.

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,031,275
Số người trực tuyến: