Động cơ đúng đắn khi thực hành pháp tu Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Động cơ đúng đắn khi thực hành pháp tu Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara

583
28/03/2020 - 06:30

Động cơ đúng đắn khi thực hành pháp tu Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara

Phương cách chúng ta thực hành về Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara sẽ tăng tiến theo bốn cấp độ từ đơn giản cho đến tinh xảo. Mỗi phẩm chất chúng ta trưởng dưỡng sẽ phù hợp và tương ứng với một cấp độ thực hành.

(Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara)

Chính vì vậy, chúng ta rèn luyện tâm mình để nhìn Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara là một hiện thân của tất cả phẩm chất giác ngộ, những công hạnh chúng ta ngưỡng mộ và cần phải trưởng dưỡng. Khi chúng ta nhận thức được như vậy, chúng ta sẽ có những cảm xúc chân thực giúp tinh tấn trên con đường tu tập đem lại vô lượng công đức trí tuệ không thể nghĩ bàn.

Chúng ta cần hiểu rằng đức Phật có hai thân chính: Pháp thân (Dharmakaya) hay thân chân lý và Sắc thân (Rupakaya), ở đây không phải thân bằng thể chất nhưng là thân hợp nhất tất cả các phẩm hạnh

- Pháp Thân là tâm toàn tri, tâm giác ngộ.

- Sắc thân (Rupakaya) là hiện thân của đức Phật để kết nối giúp đỡ chúng sinh chưa giác ngộ do tâm của chúng ta còn bị ám chướng không thể trực tiếp thấu biết tâm toàn tri của Phật. Chính vì lòng từ bi, chư Phật xuất hiện trong hàng loạt hóa thân để lợi ích chúng ta. Các báo hóa thân ứng hiện khác nhau tùy căn cơ để độ chúng sinh như vậy gọi đó là sắc thân.

Sắc thân cũng chia ra làm hai loại:

- Thân Sambhogakaya hay Báo Thân Phật hỷ lạc là thân tạo bằng ánh sáng tịnh quang, xuất hiện trong cõi tịnh độ. Thân hỷ lạc là Báo thân Phật dùng để dạy các Bồ Tát ở mức độ cao cấp.

(Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)

- Loại thứ hai là thân Nirmanakaya hay Hóa Thân Phật là thân đức Phật dùng để xuất hiện trong thế giới trần tục. Ví dụ như: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là nhân vật lịch sử xuất hiện gần 2.600 năm về trước. Ngài là Phật hóa thân hay thân Nirmanakaya một hóa thân trong hình tướng một vị tăng xuất thế, giảng dạy Phật pháp ở Ấn Độ. Một ví dụ trong thời đại ngày nay là hoá thân chuyển thế của đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa. Trong lịch sử truyền thừa Drukpa và trong niềm tin nhân gian tại rất nhiều vùng trên dãy Himalaya, đông đảo dân chúng tin tưởng tuyệt đối rằng rằng đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa không chi là một bậc Thượng sư giác ngộ hoàn toàn mà còn là hoá thân từ bi của Đức Quan Âm ứng hiện vì lợi ích chúng sinh.

Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara có thể được hiểu trên các mức độ khác nhau.

Theo cách hiểu thứ nhất, Ngài là nhân vật lịch sử, một người phát Bồ đề tâm đạt giác ngộ tối thượng để lợi ích tất cả chúng sinh một cách hiệu quả nhất và sau đó chú tâm tu tập để trở thành một vị Phật.

Theo cách hiểu thứ hai, Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu là hiện thân của phẩm hạnh giác ngộ, là trí tuệ và tình yêu thương, Bồ đề tâm

Cuối cùng, chúng ta cũng có thể hiểu Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara là tiềm năng Phật tính sẵn có nơi mỗi người. Trong tương lai, nhờ công phu tu tập, tâm chúng ta sẽ được thanh tịnh hoàn toàn và tạo ra sắc thân. Chúng ta nên có sự hiểu biết chân thật cần thiết như thế để phát triển đức tính từ, bi, hỷ, xả, trưởng dưỡng trí tuệ và công hạnh của chính mình.

Cấp độ thực hành đơn giản pháp tu Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara

(Tôn tượng Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara)

Ở cấp độ đơn giản, chúng ta chuẩn bị một không gian yên tĩnh, thoải mái cùng với một bức tranh hay một bức tượng Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara. Bức tranh Lục Độ Phật Mẫu Tara có lẽ là tốt nhất bởi vì Ngài là cội nguồn của tất cả Phật Mẫu Tara. Đặt Ngài ở trước mặt, chúng ta dâng cúng hương, hoa, và một cây nến hay cây đèn. Trong mắt mọi người hoa là đẹp nhất, ít nhất chúng ta nên dâng cúng hoa để thể hiện sự trân trọng thực hành pháp và thiền định của chúng ta.

Phẩm chất quan trọng đầu tiên, chúng ta cần chuẩn bị khi bắt tay vào thực hành là sự trưởng dưỡng động cơ tối thượng một cách mạnh mẽ - Bồ đề tâm. Vì vậy, trước khi bắt đầu thực hành bất cứ pháp nào, chúng ta nên trưởng dưỡng Bồ đề tâm một cách thâm sâu “từ tận đáy sâu trong tim và từ xương tủy của chúng ta”. Chúng ta nên phát triển cảm giác yêu thương và từ bi mạnh mẽ đến tất cả chúng sinh, sự nhiệt tâm cùng cảm giác hứng khởi và sự tập trung vào pháp môn thực hành cũng như sự lân mẫn và gần gũi với các bậc Thượng Sư giác ngộ hay các bậc Thầy tâm linh đã thành tựu pháp tu Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara. Sau đó chúng ta nên phát nguyện, cam kết và gan dạ thực hành Tứ vô lượng tâm. Đó là tình yêu thương vô bờ, lòng từ bi vô bờ, hỷ lạc vô bờ và bình đẳng vô bờ.

"Nguyện chúng sinh đắc nhân an lạc

Sống yên vui từng chớp sát na

Nguyện chúng sinh muôn khổ lìa xa

Thoát vòng tục lụy phiền hà thế gian

Nguyện chúng sinh dứt khổ hân hoan

Vô lượng hỷ lạc, từ quang sáng ngời

Nguyện chúng sinh an trụ không dời

Trong bình đẳng xả muôn đời vô ưu"

Với sự chuẩn bị như vậy thì giáo pháp mà chúng ta đang thực hành sẽ trở thành nguồn gốc của trí tuệ và cảm hứng vĩ đại. Chúng ta không bao giờ cảm thấy buồn chán và mệt mỏi về sự thực hành pháp của mình.

(Nguồn: daibaothapmandalataythien.org)

Các bậc Thầy giác ngộ đã dậy: Chúng ta nên tu trì pháp tu Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara miên mật để vượt qua những chướng ngại, bệnh tật, nghèo đói, những nỗi sợ hãi thế gian; đồng thời để khơi dậy tình yêu thương và lòng từ bi trong bạn.

Tài liệu và hướng dẫn tu tập pháp tu Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara tại đây: http://daibaothapmandalataythien.org/quanam

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,129,448
Số người trực tuyến: