Bạn đang ở đây
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đời Thứ V (1593-1653)
379
09/03/2016 - 21:35
(Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đời Thứ V, Pagsam Wangpo)
Đức Pháp Vương Gyalwang Paksam Wangpo đời thứ V đản sinh vào năm 1593 tại cung điện Chongye, gần pháo đài Chingwar Tagtse tại thị trấn mới Shigatse. Phụ thân là Sonam Tobgyal, là người cai quản của vùng này và là con cháu dòng dõi hoàng gia của Zahor. Mẫu thân là Tshogyal Palmo.
Năm Thiên Long Chí Tôn lên ba, nhiều bậc Thượng Sư đã viếng thăm trong đó có Đức Je Yongzin Ngawang Zangpo, Sempa Rinchen Palzang cùng với vị chức sự và một vài thị giả của Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời trước. Khi gặp họ, Ngài mỉm cười nói: "Ồ, các quý Thầy đệ tử của ta, ta biết các vị. Tại sao tặng bạch y cho ta? Thế là không đúng. Ta sẽ đắp y tu sĩ". Khi cậu bé nói những lời này, tất cả các tôn khách đều trào dâng trong tâm một lòng sùng kính mạnh mẽ.
Năm Thiên Long Chí Tôn lên ba, nhiều bậc Thượng Sư đã viếng thăm trong đó có Đức Je Yongzin Ngawang Zangpo, Sempa Rinchen Palzang cùng với vị chức sự và một vài thị giả của Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời trước. Khi gặp họ, Ngài mỉm cười nói: "Ồ, các quý Thầy đệ tử của ta, ta biết các vị. Tại sao tặng bạch y cho ta? Thế là không đúng. Ta sẽ đắp y tu sĩ". Khi cậu bé nói những lời này, tất cả các tôn khách đều trào dâng trong tâm một lòng sùng kính mạnh mẽ.
(Đại Tự viện Ralung)
Đấng Hộ trì chúng sinh Drogoen Tenpai Nyima đã thực hiện một hành trình đặc biệt từ Đại Tự viện Ralung nơi mình trụ trì đến để cử hành buổi lễ cắt tóc cho cậu bé. Đức Drogoen cũng truyền quán đỉnh Trường Thọ cho Ngài theo truyền thống Dakini Machik Drupgyal để cầu nguyện gia trì Ngài trường thọ.
Lên năm tuổi, Ngài được Bồ Tát Sempa Rinchen Palzang thỉnh mời thăm tự viện Dingpoche Thongmon. Tại đây, Ngài được thế phát xuất gia đắp y tu sĩ màu vàng hoa cúc saffron trước Đức Phật Quan Âm Thập Nhất Diện (hình xuất hiện tự nhiên kỳ diệu trên đốt sống thứ bảy của Đức Pháp Vương Tsangpa Gyare).
Lên năm tuổi, Ngài được Bồ Tát Sempa Rinchen Palzang thỉnh mời thăm tự viện Dingpoche Thongmon. Tại đây, Ngài được thế phát xuất gia đắp y tu sĩ màu vàng hoa cúc saffron trước Đức Phật Quan Âm Thập Nhất Diện (hình xuất hiện tự nhiên kỳ diệu trên đốt sống thứ bảy của Đức Pháp Vương Tsangpa Gyare).
(Xá lợi Thánh tượng Đức Phật Quán Âm trên đốt sống của Đức Tsangpa Gyare – Đức Pháp Vương đời I)
Đại học giả Rabjam Mawa Jampal Drakpa được cử làm giáo thọ cho Ngài. Trước tiên, Đức Rabjam Mawa lấy bột tsampa nặn hình ba mươi chữ cái và yêu cầu Ngài nhận biết mặt chữ. Ngài đã thực hiện việc này một cách dễ dàng.
Năm lên sáu tuổi, nhận lời thỉnh cầu của Choekyi Wangchuk là vua trước kia của xứ Jayul và một số đệ tử đời trước là giám viện tu viện Druk Sangag Choeling, Ngài chuyển đến trụ xứ chính của Truyền thừa Drukpa.Chẳng bao lâu sau, Ngài đến ngôi đại tự Jamchen Choeling của xứ Jayul để học tập Kinh điển đặc bịêt là môn Logic học.
Vào một ngày cát tường, Yongzin Rinpoche (Je Lhatsewa Chenpo) được mời đến làm chủ Pháp sự. Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa trẻ tuổi bày biện rất nhiều vật phẩm cúng dường tại khám thờ chính và thụ nhận giới cư sĩ, giới Sadi rồi theo truyền thống Madhyamika (Trung Đạo), Ngài thụ nhận giới Bồ Tát. Đầu tiên, Yongzin Rinpoche ban quán đỉnh Trường Thọ trong hình tướng Machik Drupgyal quang vinh để gia trì Ngài trường thọ. Tiếp đến, truyền Pháp gia trì của Hộ Pháp Trí Tuệ Mahakala bốn tay và của Bản Tôn Hộ Pháp cao quý Palden Lhamo Dusolma. Cuối cùng, Bậc giáo thọ tôn quý Yongzin Rinpoche trao truyền toàn bộ giáo pháp của Truyền thừa Drukpa cùng với hết thảy Pháp quán đỉnh, những Khẩu truyền và tạng Kinh cho Ngài như nước từ bình này được rót vào bình kia đến giọt cuối cùng.
Năm lên sáu tuổi, nhận lời thỉnh cầu của Choekyi Wangchuk là vua trước kia của xứ Jayul và một số đệ tử đời trước là giám viện tu viện Druk Sangag Choeling, Ngài chuyển đến trụ xứ chính của Truyền thừa Drukpa.Chẳng bao lâu sau, Ngài đến ngôi đại tự Jamchen Choeling của xứ Jayul để học tập Kinh điển đặc bịêt là môn Logic học.
Vào một ngày cát tường, Yongzin Rinpoche (Je Lhatsewa Chenpo) được mời đến làm chủ Pháp sự. Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa trẻ tuổi bày biện rất nhiều vật phẩm cúng dường tại khám thờ chính và thụ nhận giới cư sĩ, giới Sadi rồi theo truyền thống Madhyamika (Trung Đạo), Ngài thụ nhận giới Bồ Tát. Đầu tiên, Yongzin Rinpoche ban quán đỉnh Trường Thọ trong hình tướng Machik Drupgyal quang vinh để gia trì Ngài trường thọ. Tiếp đến, truyền Pháp gia trì của Hộ Pháp Trí Tuệ Mahakala bốn tay và của Bản Tôn Hộ Pháp cao quý Palden Lhamo Dusolma. Cuối cùng, Bậc giáo thọ tôn quý Yongzin Rinpoche trao truyền toàn bộ giáo pháp của Truyền thừa Drukpa cùng với hết thảy Pháp quán đỉnh, những Khẩu truyền và tạng Kinh cho Ngài như nước từ bình này được rót vào bình kia đến giọt cuối cùng.
(Đức Nhiếp Chính Vương Yongzin Rinpoche hiện đời)
Năm mười bảy tuổi, Ngài thọ giới Tỳ kheo tại ngôi đại tự Nyal Dorje Den do Yongzin Rinpoche làm Hòa Thượng; Ngài thụ giới trước sự chứng đàn của mười vị tôn chứng sư. Ngài đắc giới thể một cách hoàn hảo, không bao giờ bị lủng khuyết dù nhỏ nhiệm nhất; thanh tịnh đến mức nơi nào có sự hiện diện của Ngài nơi ấy toả ra mùi hương của giới hạnh.
Ngài đón nhận một số lượng lớn giáo pháp và Pháp quán đỉnh từ Bồ Tát Sempa Rinchen Palzang, Đức Pháp Vương Choeje Mipham Lodro, Vidyadhara Rigzin Jatshon Nyingpo vĩ đại cùng nhiều vị Thượng sư khác. Ngài bàn luận Phật Pháp với Gampo Shabdrung, với Norbu Gyenpa trứ danh và Thượng sư Tantric Ngagchang Tsedag Pawo.
Ngài nhập thất nghiêm mật vàthườnghoàn thành kỳ nhập thất ba năm, một năm, vài tháng hay vài tuần. Nhờ vậy, Ngài đốn ngộ thực chứng tuyệt đối trí tuệ Bản lai. Tuệ nhãn của Ngài thanh tịnh chu biến vô tận pháp giới.
Ngài truyền giới cho rất nhiều Phật tử, thu nhận họ vào Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa tại Gyaljed Tshel, Kharchu, Tsari ở Throphu, tại Sangag Choeling ở Kongpo và xứ Jayul. Ngài bổ nhiệm các vị trụ trì mới, giám sát các hoạt động và giáo dục đào tạo Tăng sĩ. Ngài cũng tiến hành trùng tu tôn tạo các tự viện và trung tâm nhập thất đã bị hư hoại.
Ngài đón nhận một số lượng lớn giáo pháp và Pháp quán đỉnh từ Bồ Tát Sempa Rinchen Palzang, Đức Pháp Vương Choeje Mipham Lodro, Vidyadhara Rigzin Jatshon Nyingpo vĩ đại cùng nhiều vị Thượng sư khác. Ngài bàn luận Phật Pháp với Gampo Shabdrung, với Norbu Gyenpa trứ danh và Thượng sư Tantric Ngagchang Tsedag Pawo.
Ngài nhập thất nghiêm mật vàthườnghoàn thành kỳ nhập thất ba năm, một năm, vài tháng hay vài tuần. Nhờ vậy, Ngài đốn ngộ thực chứng tuyệt đối trí tuệ Bản lai. Tuệ nhãn của Ngài thanh tịnh chu biến vô tận pháp giới.
Ngài truyền giới cho rất nhiều Phật tử, thu nhận họ vào Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa tại Gyaljed Tshel, Kharchu, Tsari ở Throphu, tại Sangag Choeling ở Kongpo và xứ Jayul. Ngài bổ nhiệm các vị trụ trì mới, giám sát các hoạt động và giáo dục đào tạo Tăng sĩ. Ngài cũng tiến hành trùng tu tôn tạo các tự viện và trung tâm nhập thất đã bị hư hoại.
Năm 1635, một đội quân Mông Cổ hùng mạnh tràn xuống từ vùng Bích Hồ, dẫn đầu là Arsalang Hamtachi, con trai vua Chogthu Mông Cổ. Đội quân tàn phá mọi thứ trên đường tiến đến vùng Damshung miền Bắc Tây Tạng. Sau đó quân giặc tiến nhanh vào vùng U và Tsang miền Trung Tạng, đe dọa nền hoà bình của toàn bộ đất nước. Vị vua Desi Tsangpa vùng Tsang thống lãnh miền trung Tạng thỉnh cầu Đức Pháp Vương nhập định để hoà giải giữa người Tạng và người Mông Cổ.
Cùng thời điểm đó, Arsalang Hamtachi cũng cử sứ giả đem các vật phẩm cúng dường để bày tỏ nguyện vọng chân thành “được gặp Đức Thiên Long Toàn Tri” và thỉnh cầu Ngài tới phương Bắc với người Mông Cổ.
Khi ấy bệnh đậu mùa đang hoành hành từ miền Bắc xuống miền Nam, tới các vùng U và Tsang Tây Tạng. Vì lợi ích Phật Pháp và vô lượng chúng sinh, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa bắt đầu cuộc hành trình lên phương Bắc. Tại những nơi Ngài đi qua, bệnh dịch cướp đi rất nhiều mạng sống. Không có Lama nào cử hành nghi lễ cho những đám tang vì họ đều tìm cách tránh tiếp xúc với bệnh dịch. Khi chứng kiến cảnh những chúng sinh bị bỏ rơi này, Đức Thiên Long Chí Tôn khởi lòng thương xót, đích thân cử hành nghi lễ hồi hướng và tịnh hoá cho những người đã chết. Mọi người đều cho rằng, những người này cuối cùng lại thật may mắn.
Các sứ thần của Aslam Hamtachi yết kiến Ngài nhiều lần. Cuối cùng, Ngài cũng tới được nơi quân Mông Cổ đóng trại. Arsalang Hamtachi kính cẩn cúng dường Ngài các phẩm vật của nhà vua Chogthu và một bức thư với ý nguyện không gây chiến tranh, không ăn thịt động vật và giữ giới không săn bắn. Hàng nghìn quân Mông Cổ có mặt ở đó cùng phát nguyện như vậy.
Đáp lại lời thỉnh cầu, Ngài Paksam Wangpo truyền trao quán đỉnh và giáo pháp tuỳ theo căn cơ và thỉnh cầu của họ. Trong khi giảng pháp, Ngài dạy: "Vua của bộ tộc Chogthu và ta có thiện duyên đặc biệt từ nhiều kiếp trước. Các con là hậu duệ là thần dân của đức vua nên cần phải biết hoàn thành tâm nguyện của Người trong đời này và những đời sau. Nay các con phải trở lại quê nhà xây dựng hoà bình, trở lại thảo nguyên xanh tươi bát ngát thể theo sở nguyện của hết thảy Thượng sư xứ U và Tsang".
Đội quân Mông Cổ phát nguyện tuân theo giáo huấn của Ngài, họ đã cử hành một nghi lễ trang trọng theo phong tục của mình. Với sự gia trì này, Ngài đã mang lại hòa bình cho Tây Tạng.
Đức Pháp Vương Paksam Wangpo viên tịch tại tự viện Gechu ở Lhodrak. .
Nguồn: Biographies - 5th Drukpa- http://www.drukpa.org
Pagsam Wangpo - Trích trong cuốn: "The Wand That Opens The Eyes And DispelsThe Darkness of Mind"
Cùng thời điểm đó, Arsalang Hamtachi cũng cử sứ giả đem các vật phẩm cúng dường để bày tỏ nguyện vọng chân thành “được gặp Đức Thiên Long Toàn Tri” và thỉnh cầu Ngài tới phương Bắc với người Mông Cổ.
Khi ấy bệnh đậu mùa đang hoành hành từ miền Bắc xuống miền Nam, tới các vùng U và Tsang Tây Tạng. Vì lợi ích Phật Pháp và vô lượng chúng sinh, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa bắt đầu cuộc hành trình lên phương Bắc. Tại những nơi Ngài đi qua, bệnh dịch cướp đi rất nhiều mạng sống. Không có Lama nào cử hành nghi lễ cho những đám tang vì họ đều tìm cách tránh tiếp xúc với bệnh dịch. Khi chứng kiến cảnh những chúng sinh bị bỏ rơi này, Đức Thiên Long Chí Tôn khởi lòng thương xót, đích thân cử hành nghi lễ hồi hướng và tịnh hoá cho những người đã chết. Mọi người đều cho rằng, những người này cuối cùng lại thật may mắn.
Các sứ thần của Aslam Hamtachi yết kiến Ngài nhiều lần. Cuối cùng, Ngài cũng tới được nơi quân Mông Cổ đóng trại. Arsalang Hamtachi kính cẩn cúng dường Ngài các phẩm vật của nhà vua Chogthu và một bức thư với ý nguyện không gây chiến tranh, không ăn thịt động vật và giữ giới không săn bắn. Hàng nghìn quân Mông Cổ có mặt ở đó cùng phát nguyện như vậy.
Đáp lại lời thỉnh cầu, Ngài Paksam Wangpo truyền trao quán đỉnh và giáo pháp tuỳ theo căn cơ và thỉnh cầu của họ. Trong khi giảng pháp, Ngài dạy: "Vua của bộ tộc Chogthu và ta có thiện duyên đặc biệt từ nhiều kiếp trước. Các con là hậu duệ là thần dân của đức vua nên cần phải biết hoàn thành tâm nguyện của Người trong đời này và những đời sau. Nay các con phải trở lại quê nhà xây dựng hoà bình, trở lại thảo nguyên xanh tươi bát ngát thể theo sở nguyện của hết thảy Thượng sư xứ U và Tsang".
Đội quân Mông Cổ phát nguyện tuân theo giáo huấn của Ngài, họ đã cử hành một nghi lễ trang trọng theo phong tục của mình. Với sự gia trì này, Ngài đã mang lại hòa bình cho Tây Tạng.
Đức Pháp Vương Paksam Wangpo viên tịch tại tự viện Gechu ở Lhodrak. .
Nguồn: Biographies - 5th Drukpa- http://www.drukpa.org
Pagsam Wangpo - Trích trong cuốn: "The Wand That Opens The Eyes And DispelsThe Darkness of Mind"
Viết bình luận
- 379 reads