Bạn đang ở đây
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đời Thứ VI (1654 - 1717)
465
09/03/2016 - 21:48
(Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đời Thứ VI, Mipham Wangpo)
Trong lần thứ sáu hiện thân trên thế gian, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đản sinh tại Lhakhang, Lhodrak vào ngày rằm tháng Chạp năm 1642 theo lịch Kim cương thừa. Phụ thân là Tashi Drakpay Wangchuk một người có thế lực còn mẫu thân là Rigden Wangpo Yilha thuộc dòng dõi hoàng tộc.
Năm lên ba tuổi, Ngài được vị Tăng Tenpa Wangpo từng là đệ tử đời trước của mình dạy nhận mặt chữ và sử dụng bảng chữ cái nặn từ bột tsampa. Cậu bé nhận mặt chữ một cách dễ dàng và đọc thông, viết thạo không chút khó khăn nào.
Năm lên bốn tuổi, Ngài được rất nhiều Bậc Thượng sư trong đó có Đức Yongzin Rinpoche Kunga Lundup, hoàng tử Lhatsun Thutop xứ Ladakh và thị giả đời trước của Ngài cùng nhau họp bàn để minh định. Sau đó, mọi người đến gặp Đức Dalai Lama thứ V để thỉnh cầu Ngài chính thức ấn chứng Ngài là Hoá thân của Đức Thiên Long Chí Tôn Gyalwang Drukpa (Lúc bấy giờ Đức Dalai Lama là Đấng lãnh đạo mới về tôn giáo và chính trị sau một khoảng thời gian lịch sử hỗn loạn của Tây Tạng).
Theo lời dạy của Đức Dalai Lama, vị Gyalwang Drukpa trẻ tuổi được sự giáo dục đầy đủ từ Học giả Geshe Nyelpa Rabjam tại tự viện Drepung được ấn chứng và có pháp danh là Ngawang Jamyang. Ngài học Kinh điển, Logic học, lý Trung Đạo, Đại Trí Tuệ Công Đức Siêu Việt và môn Siêu hình học.
Năm lên ba tuổi, Ngài được vị Tăng Tenpa Wangpo từng là đệ tử đời trước của mình dạy nhận mặt chữ và sử dụng bảng chữ cái nặn từ bột tsampa. Cậu bé nhận mặt chữ một cách dễ dàng và đọc thông, viết thạo không chút khó khăn nào.
Năm lên bốn tuổi, Ngài được rất nhiều Bậc Thượng sư trong đó có Đức Yongzin Rinpoche Kunga Lundup, hoàng tử Lhatsun Thutop xứ Ladakh và thị giả đời trước của Ngài cùng nhau họp bàn để minh định. Sau đó, mọi người đến gặp Đức Dalai Lama thứ V để thỉnh cầu Ngài chính thức ấn chứng Ngài là Hoá thân của Đức Thiên Long Chí Tôn Gyalwang Drukpa (Lúc bấy giờ Đức Dalai Lama là Đấng lãnh đạo mới về tôn giáo và chính trị sau một khoảng thời gian lịch sử hỗn loạn của Tây Tạng).
Theo lời dạy của Đức Dalai Lama, vị Gyalwang Drukpa trẻ tuổi được sự giáo dục đầy đủ từ Học giả Geshe Nyelpa Rabjam tại tự viện Drepung được ấn chứng và có pháp danh là Ngawang Jamyang. Ngài học Kinh điển, Logic học, lý Trung Đạo, Đại Trí Tuệ Công Đức Siêu Việt và môn Siêu hình học.
(Lhasa)
Sau đó, tại đại lễ cầu nguyện được tổ chức ở Lhasa trong suốt Tháng Những Điều Thần Kỳ, Ngài tham gia cuộc biện luận triết học cộng đồng và đã giành chiến thắng. Để bày tỏ lòng sùng kính trước sở học uyên bác của Ngài, chư vị Tăng sĩ đặt rất nhiều mũ của mình rải trên đường Ngài qua. Chính quyền Tây Tạng tán thán ngợi ca Ngài, gửi cúng đại lễ phẩm và tuyên bố rằng: Ngài sẽ là Bậc Long Tượng cho Phật pháp.
Ngài còn tiếp tục tham học từ nhiều vị Đại thành tựu giả uyên bác như Đức Pháp Vương Yongzin Kunga Lhundup, Đấng Hộ Trì Quy y Kyabgon Chogdra Nyendrak Palzang, Bodkhepa Mipham Gelek Namgyal và Đại hành giả Yogi Jetsun Rangrig Rechen. Dưới sự hướng đạo của các Bậc thầy, Ngài học tập, nghiên cứu và thiền định về các Kinh điển, Tantra đặc biệt là giáo pháp của Truyền thừa Drukpa. Nhờ vậy, Ngài tinh thông biển lớn Tam tạng nhiệm màu.
Ngài còn tiếp tục tham học từ nhiều vị Đại thành tựu giả uyên bác như Đức Pháp Vương Yongzin Kunga Lhundup, Đấng Hộ Trì Quy y Kyabgon Chogdra Nyendrak Palzang, Bodkhepa Mipham Gelek Namgyal và Đại hành giả Yogi Jetsun Rangrig Rechen. Dưới sự hướng đạo của các Bậc thầy, Ngài học tập, nghiên cứu và thiền định về các Kinh điển, Tantra đặc biệt là giáo pháp của Truyền thừa Drukpa. Nhờ vậy, Ngài tinh thông biển lớn Tam tạng nhiệm màu.
(Ladakh)
Năm 1679, đội quân Tây Tạng Ganden dẫn đầu bởi tướng Sogpo Gaden Tshewang Mông Cổ đánh chiếm kinh đô Leh của Ladakh. Vua Ngari Choegyal của Ladakh và Ngari cầu cứu viện binh của vua Shah Jahan nước Hồi Giáo láng giềng Kashmir và cùng nhau kết thành liên minh. Hoàng cung Ganden thủ phủ Tây Tạng lấy làm lo ngại nên thỉnh cầu Đức Pháp Vương Gylawang rủ lòng từ bi đến Ladakh để giảng hòa.
Vì lợi ích Phật Pháp và vô lượng hữu tình, Ngài đã tới Ladakh khuyên bảo vua Ladakh bảo hộ phúc lợi cho tất cả chúng sinh trong đời này và vô số đời sau. Thấu rõ được mối thiện duyên Phật Pháp sâu sắc lâu đời giữa Ngài và hoàng gia Ladakh, Vua Ngari Choegyal vui vẻ vâng lời chỉ dạy hòa giải của Ngài. Quan hệ ngoại giao giữa Ladakh và Tây Tạng được lập lại, chẳng bao lâu sau hai vương quốc chung sống trong nền hòa bình và tình hữu nghị. Để đáp lại ân đức to lớn của Ngài, chính quyền hoàng cung Ganden cúng dàng Ngài các ngôi đại tự viện Kharpo, Lungshol và Shenkhar.
Vì lợi ích Phật Pháp và vô lượng hữu tình, Ngài đã tới Ladakh khuyên bảo vua Ladakh bảo hộ phúc lợi cho tất cả chúng sinh trong đời này và vô số đời sau. Thấu rõ được mối thiện duyên Phật Pháp sâu sắc lâu đời giữa Ngài và hoàng gia Ladakh, Vua Ngari Choegyal vui vẻ vâng lời chỉ dạy hòa giải của Ngài. Quan hệ ngoại giao giữa Ladakh và Tây Tạng được lập lại, chẳng bao lâu sau hai vương quốc chung sống trong nền hòa bình và tình hữu nghị. Để đáp lại ân đức to lớn của Ngài, chính quyền hoàng cung Ganden cúng dàng Ngài các ngôi đại tự viện Kharpo, Lungshol và Shenkhar.
(Shankar Gompa Leh, Ladakh)
Tại Druk Sangag Choeling và những ngôi tự viện khác của Truyền thừa Drukpa, Ngài khôi phục và thúc đẩy việc tu học Kinh điển, Tantra, các nghi lễ và truyền pháp theo đúng truyền thống. Ngoài ra, Ngài còn chú trọng, nhấn mạnh tầm quan trọng và nâng cao việc thực hành.
Ngài viên tịch năm 1717 tại xứ Jayul, trụ thế 76 năm.
Nguồn: Biographies - 6th Drukpa- http://www.drukpa.org
Mipham Wangpo - Trích trong cuốn: "The Wand That Opens The Eyes And DispelsThe Darkness of Mind"
Ngài viên tịch năm 1717 tại xứ Jayul, trụ thế 76 năm.
Nguồn: Biographies - 6th Drukpa- http://www.drukpa.org
Mipham Wangpo - Trích trong cuốn: "The Wand That Opens The Eyes And DispelsThe Darkness of Mind"
Viết bình luận
- 465 reads