| Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Giải thích thuật ngữ
Các khái niệm Mật thừa - Kim Cương thừa
A B C D E F G H J K L M N O P R S T U V W Y Đ
Avalokiteshvara
Đức Quan Thế Âm còn được nhắc tới dưới hồng danh Padmapani (Đấng Thủ Trì Liên Hoa) hay Lokeshvara (" Đức Quan Âm" ) hay Chenrezing theo tiếng Tạng. Đúng như hồng danh của Ngài, Ngài là " Bậc Đại Bi Quan Thế Âm". Ngài đã phát đại nguyện luôn lắng nghe lời khẩn cầu của hết thảy chúng sinh trong lúc khổ nạn. Để hoàng thành đại nguyện này, Ngài còn phát nguyện thêm rằng Ngài sẽ không nhập Niết bàn cho tới khi chúng sinh đều được giải thoát khỏi luân hồi không còn sót một ai. Do tâm nguyện Đại bi này, Ngài được coi là hoá thân của Tâm Đại bi. Ngài hoá hiện dưới các hình tướng khác nhau, một số pháp tướng hiền hòa như Aryavalokiteshvara ("Linh cảm Quan Thế Âm" tức hiện thân căn bản) Ekadashamukha ("Thập Nhất Diện Quan Thế Âm" với thêm khuôn mặt giảng Pháp cho mười phương) ;Sahasra-bhuja Sahasra-netra (“Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm" chiếu soi và hộ trì cho hết thảy chúng sinh); Citamani-chakra (“Như Ý Quan Âm" là Bậc Trì Giữ Bảo Châu Như Ý ") và một vài pháp tướng phẫn nộ như Hayagriva (Mã Đầu Quan Âm với khả năng chữa lành bệnh và đặc biệt là loại bệnh gây ra bởi loài thần rắn Nagas) và Hộ Pháp Mahakala (" Đại Hắc" một hộ pháp phẫn nộ). Bậc Đại thành tự giả Ấn Độ Naropa cùng các hóa thân của Ngài bao gồm Đức Gampopa và các hóa thân chuyển thế của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa được tín ngưỡng là hóa thân chân thực của Đức Phật Quan Âm.
Avadhuti
Kinh mạch chính - Kinh mạch trung ương, kinh mạch vi tế của thân thể chạy từ đốt xương cùng tới đỉnh đầu.
Atma
Bản ngã hay Atman, nghĩa đen là " tự ngã" hay "ngã". Đây là nền tảng của luân hồi và gốc của mọi đau khổ bắt nguồn từ vô minh.
Atisha
Atisha (980-1054), một học giả Ấn Độ đã tới thăm Tây Tạng và trở thành một trong những nhân vật chủ chốt kiến lập nên Truyền thừa Sarma tại Tây Tạng sau khi Phật giá bị đàn áp bởi Vua Langdarma (841-906). Ngài được coi là người sáng lập ra trường phái Kadampa về sau phát triển thành dòng Gelugpa.
Asura - A tu la hay Á Thiên
Một trong sáu cõi luân hồi. Họ giống với chư Thiên song thuộc cảnh giới thấp hơn và thường xuyên gây hấn với chư Thiên vì ghen tỵ
Asanga
(300-370) Người luận giải chính của trường phái Duy Thức, Ngài và người anh cùng cha khác mẹ là Vasubandhu được coi là những người sáng lập của tông phái này. Thoạt tiên Ngài tu theo Tiểu thừa sau đó chuyển sang Đại thừa. Sau nhiều năm thiền định miên mật, Ngài đã diện kiến Đức Phật Di Lặc tương lai tại núi Kê Túc (tại Jizu Shan tỉnh Yunnam, Trung Quốc) và thườnglên cõi trời Đâu Suất để đón nhận giáo pháp từ chính Đức Phật Di Lặc.
Arya
Thánh nhân - nghĩa đen là " cao quý" hay " tuyệt hảo" thường được dùng để đề cập tới các bậc chứng ngộ hoặc linh thiêng đã thấu đạt Chân lý tuyệt đối và có thể siêu việt luân hồi.
Arhat
A La Hán nghĩa đen là " người phá ác" người đã đạt được cảnh giới Niết bàn bằng cách loại bỏ mọi cảm xúc phiền não và ám chướng như tham, sân, ảo tưởng, vô minh và tham ái và vì thế không còn bị sinh tử luân hồi ràng buộc. Mục tiêu rốt ráo của các A La Hán là tự giác (tự giải thoát). Đây chính là mục đích của giáo lý Nguyên thủy.
Anuyoga Tantra
Cấp độ thứ ba của Tantra trong đó ít chú trọng về chân lý tương đối (Tục đế) mà chú trọng hơn về tri kiến chân lý tuyệt đối (Chân đế). Ở cấp độ này, hành giả phải phát triển Bồ đề tâm và thọ Bồ tát giới, nếu không sẽ không thể tiếp tục tu tập. Pháp tu này đối trị trực tiếp với ảo tưởng và phiền não khiến chúng có thể chuyển hóa thành Ngũ trí.
Anuttara Yoga Tantra
Tantra Yoga đối thượng là cấp độ cao nhất của Tantra liên hệ tới con đường Đại Thủ Ấn Mahamudra dẫn đến giác ngộ đòi hỏi phải thọ nhận quán đỉnh từ những bậc thầy Mật thừa chứng ngộ.
Analytical meditation
Thiền minh sát tuệ - Xem thêm Vipashyana.
Amoghasiddhi
Bất Không Thành Tựu Phật - Một trong Ngũ Trí Phật có màu xanh lục tương ứng với phương Bắc và thuộc về Nghiệp Bộ. Các pháp tu liên quan đến Bất Không Thành Tựu Phật có thể chuyển hóa các độc từ ghen tỵ thành Thành Sở Tác Trí.
Amitayus
Phật Trường Thọ - còn gọi là Vô Lượng Thọ Phật là Báo thân của Đức Phật A Di Đà, Đức Vô Lượng Quang Phật.
Amitabha
A Di Đà Phật - Vô Lượng Quang Phật, Ngài có màu đỏ tương ứng với phương Tây thuộc về Liên Hoa Bộ. Các pháp tu liên quan đến A Di Đà Phật có thể chuyển hóa các độc từ tham ái thành Diệu Quan Sát Trí.
Akshobhya
A Súc Bệ Phật - một trong Ngũ Trí Phật, Ngài có màu xanh dương và tương ứng với phương Đông thuộc về Kim Cương Bộ. Các pháp tu liên quan đến A Súc Bệ Phật có thể chuyển hoá các độc từ sân và giận thành Đại Viên Cảnh Trí.
PAGE of 2 ( 20 TOTAL RECORDS)

Trang

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,134,591
Số người trực tuyến: