| Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Giải thích thuật ngữ
Các khái niệm Mật thừa - Kim Cương thừa
A B C D E F G H J K L M N O P R S T U V W Y Đ
Ba la mật
Ba la mật (tiếng Phạn:. Paramita) Nghĩa đen là “đến bờ bên kia”.
Bồ đề tâm
Bồ đề tâm: Tâm giác ngộ. Đây là từ chính trong truyền thống Đại Thừa. Xét về cấp độ tương đối, đề cập tới đại nguyện chứng đạt quả vị Phật vì lợi ích của hết thảy chúng sinh, và thực hành nhằm đạt được mong nguyện này. Xét từ cấp độ tuyệt đối, đây chính là sự chứng ngộ trực tiếp bản chất tối thượng của mình và vạn pháp.
Buddist flag
cờ Phật giáo với sáu màu: xanh dương, vàng, đỏ, trắng, cam và một dải gồm cả năm màu trên. Những màu sắc này lấy từ hào quang tỏa ra từ Đức Phật khi Ngài đạt toàn giác dưới gốc cây Bồ đề tại Bồ Đề Đạo Tràng.
Buddha
Đức Phật – một bậc toàn giác, người đã thức tỉnh khỏi vô minh và thành tựu chứng ngộ trí tuệ siêu việt; cũng là một đối tượng chính trong Tam Quy.
Brahmin
một thành viên thuộc tầng lớp tu sĩ thuộc Ấn độ cổ đại.
Brahmaputra
còn được gọi là Tsangpo-Brahmaputra, một trong những con sông lớn của Châu Á. Con sông này bắt nguồn từ sông băng Jima Yangzong gần núi Kailash và được gọi bằng những tên khác nhau khi chảy qua các vùng khác nhau của Tây Tạng, Ấn độ và Bangladesh. Con sông Yarlung Tsangpo nổi tiếng tại Tây Tạng, được xem là con sông chảy từ độ cao nhất thế giới, với dòng chảy từ độ cao trung bình 4.000 m, cắt ngang qua con kênh đào sâu nhất thế giới Yarlung Tsangpo. Tại Ấn Độ, con sông này chảy qua Arunachal Pradesh và được biết đến với tên gọi là Brahmaputra. Ở Bangladesh, đó là một trong những con sông đã tạo thành đồng bằng sông Hằng, miền đồng bằng châu thổ sông rộng lớn nhất trên thế giới.
Brahma
Thiên Đế của cõi Thiên trong cõi sắc giới.
Boudhanath
một trong ba đại bảo tháp linh thiêng tọa vị tại Kathmandu, thủ đô Nepal. Truyền thuyết kể lại rằng bảo tháp này đã được xây bởi một người phụ nữ nghèo, được tin là một trong nhiều hóa thân của Đức Quan Âm, và bốn người con trai của bà, sau khi Đức Phật Kashyapa (Ca Diếp Phật) thể nhập niết bàn. Người con trai thứ nhất chuyển thế thành Trisong Deutsen (790-844), vị vua Phật pháp của Tây tạng. Người con thứ hai chuyển thế thành Khenpo Bodhsattva Shantarakshita. Người con thứ ba chuyển thế thành Đức Guru Padmasambhava; và người con thứ tư chuyển thế thành Đức Bami Thrizer tại Yarlung. Boudhanath được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1979.
Bonpo
những trào lưu tôn giáo khác nhau tại Tây tạng, tế tự trong thực hành, trước khi Phật giáo được truyền bá tại xứ sở này bởi Đức Guru Padmasambhava vào thời kỳ trị vì của đức vua Trisong Deutsan (790-844).
Bodhisattvacharyavattara
cuốn sách này có tên trong tiếng Việt là “Hành Bồ Tát Đạo”, một luận giải Phật giáo Đại thừa nổi tiếng do Ngài Shantieva ở thế kỷ thứ 8 trước tác bằng tiếng Phạn. Tác phẩm bao gồm mười chương đề cập đến sự trưởng dưỡng Bồ đề tâm thông qua việc thực hành Sáu Ba la mật.
Bodhisattva
Bồ tát – nghĩa đen, “bậc giác ngộ”, là những bậc thực hành Phật giáo Đại thừa và đạt giác ngộ qua việc thực hành Ba La Mật (Lục Ba La Mật hoặc Thập Ba La Mật) nhưng phát nguyện chưa nhập niết bàn cho đến khi giải thoát tất cả chúng sinh.
Bodhicitta
Bồ đề tâm – tâm giác ngộ hoặc tâm giác tịch 
Bodhgaya
Bồ Đề Đạo Tràng – còn gọi là Dorje Den hay “Tòa Kim Cương” theo Phật giáo Tây Tạng. Đây là một trong Tứ Bất động tâm có liên hệ tới cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài đã đạt toàn giác dưới cây bồ đề vào khoảng 500 năm trước Công nguyên. Hiện nay, địa điểm này nằm trong một thành phố tại quận Gaya tỉnh Bihar, Ấn Độ. Các thánh địa Bất động tâm khác là Lâm Tì Ni nơi Phật đản sinh tại Nepal, Sarnath (vườn Lộc Uyển) tại Varanasi, Ấn Độ, nơi Đức Phật chuyển pháp luân lần đầu tiên và Kushinagar tại tỉnh Bihar, Ấn Độ, nơi Đức Phật nhập Niết bàn sau 80 năm trụ thế.
Bindu
Minh điểm - xem thêm tigle
Bimbisara
Vua Bình Sa Bương (558 - 491 Trước Công nguyên), một vị vua của xứ Ma Kiệt Đà(Magadha hay Magadh). Ông hạnh ngộ Đức Phật Thích Ca trước khi Ngài thành tựu giác ngộ và sau đó trở thành một Phật tử và một vị hộ trì Phật pháp quan trọng. Chính con trai ông là Thái tử A Xà Thế (Ajatashatru) -trị vì từ 491 đến 461 trước Công nguyên-, dưới sự xúi dục của người em họ độc ác của Đức Phật là Đề Bà Đạt Đa - kẻ coi Đức Phật là đối thủ lớn nhất trên con đường giành lấy quyền lực và tầm ảnh hưởng - đã giam ông vào ngục cho đến chết để chiếm đoạt ngai vàng. Thái tử A Xà Thế sau đó sám hối và trở thành đại Phật tử của Đức Phật và một vị hộ trì Phật pháp.
PAGE of 2 ( 23 TOTAL RECORDS)

Trang

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,118,445
Số người trực tuyến: