Bạn đang ở đây
Bhumi
ngôi địa (cấp độ) của Bồ tát.
Bhikshuni
Tỳ kheo Ni – viết theo tiếng Tạng là gelongma – là một vị nữ Tu sĩ thọ Tỳ kheo Ni giới.
Bhikshu
Tỳ kheo – viết theo tiếng Tạng là gelong – là một vị nam Tu sĩ thọ Tỳ kheo giới trong Phật giáo.
Bhavachakra
nghĩa đen là “Bánh xe luân hồi”. Đây là biểu tượng vòng luân hồi, hay là samsara. Trong samsara có sáu cõi: cõi trời, cõi Atula, cõi người, cõi súc sinh, cõi ngã quỷ và cõi địa ngục.
Bhaldra Kalpa
Hiền kiếp - kiếp trong đó có 1.000 Đức Phật sẽ xuất hiện. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật thứ tư và Đức Phật Di Lặc sẽ là vị Phật kế tiếp. Ba vị Phật đã hiện thế trước đó là Đức Phật Krakuchandra (Câu Lưu Tôn Phật), Đức Phật Kanakamuni (Câu Na Hàm Mâu Ni), và Đức Phật Kashyapa (Phật Ca Diếp).
Bhagwan Rishabdevji
Vị thánh đầu tiên hay bậc thầy Tirtbankar của đạo Giai-na đạt được giải thoát sau khi thiền định tại núi Kailash. Người ta tin rằng Ngài đã thị hiện vào trước thời kỳ nền Văn minh Thung lũng Indus (thời kì cực thịnh của nền văn minh này, khoảng năm 2600-1900 trước công nguyên tại Ấn Độ.
Bardo
thân trung ấm - nghĩa đen là “trạng thái trung gian” hay “trung ấm”, thường dùng để đề cập đến những trạng thái giữa chết và tái sinh. Giáo lý tàng thư của Đức Guru Padmasambhava do Ngài Karma Lingpa khám phá vào thế kỷ thứ 14 giảng về sáu trạng thái khác nhau của bardo. Trạng thái Bardo thứ nhất kéo dài giữa sống và chết. Trạng thái bardo thứ 2 là trạng thái mộng. Bardo thứ 3 là thiền định. Trạng thái thứ 4 xảy ra vào thời điểm chết. Trạng thái thứ 5 là trạng thái quang minh của tự tánh chân thật. Thứ sáu là trạng thái chuyển di hay còn gọi là trạng thái trở thành (gọi là trung ấm tái sinh), khi một người tái sinh.
Bar Druk:
nhánh Trung Drukpa, thành lập bởi Ngài Onre Darma Senge (1177-1237), cháu của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đời thứ nhất Tsangpa Gyare Yeshe Dorje (1161-1211).