Bạn đang ở đây
Khata
Khăn chúc phúc - một loại khăn vải dùng theo nghi lễ truyền thống tượng trưng cho sự cát tường, thường được làm từ lụa màu trắng, và được dùng để cúng dường hoặc cung nghinh với tâm thanh tịnh.
Kharag
Là nơi Ngài Lorepa đã thiền định trong năm năm và có được linh kiến rõ ràng về Ngài Tsangpa Gyare, sau khi Ngài đã thị hiện viên tịch; cũng là nơi mà Ngài Kyabje Drukpa Yongdzin Rinpoche đời thứ Bảy Jampal Donguyd Tenzin (thị hiện viên tịch năm 1958) đã nhập thất gần như suốt cả cuộc đời Ngài.
Kaundinya
Kiều Trần Như (khoảng thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên) – vị Tỳ kheo đầu tiên của Đạo Phật; Ngài là người đầu tiên trong số các đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đạt quả vị A la hán. Ngài là một trong năm vị tăng đã theo Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thực hành pháp tu khổ hạnh và tự hành xác trong vòng sáu năm. Khi Đức Phật nhận ra sự tự hành xác không phải là con đường tới giác ngộ và Ngài đã chọn Trung Đạo, năm vị tăng này mặc dù trước đó theo Phật song đã rời bỏ Ngài trong sự khinh thường. Sau khi Đức Phật Thích Ca đạt được giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề, Ngài đã tới tìm năm vị đệ tự đầu tiên của mình và thuyết giảng bài pháp đầu tiên của Ngài tại Sarnath (Vườn Lộc Uyển). Kiều Trần Như là người đầu tiên hiểu được giáo pháp thâm diệu và lập tức chứng quả vị A la hán.
Kathok Dampa Deshek
(1122-1192) – người sáng lập ra Truyền thừa Kathok, một trong sáu nhánh của dòng Nyingma. Ngài đã kiến lập nên tự viện lừng danh Kathok tại tỉnh Kham vào năm 1159; và cả năm đệ tử chính của Ngài đều đã chứng đắc thân cầu vồng. Từ họ truyền xuống cho tới đời của Ngài Nyala Pema Dudul vào cuối thế kỷ trước, tương truyền đã có tới 100,000 người của dòng Kathok đạt được thân cầu vồng.
Kashyapa, Buddha
Đức Phật Ca Diếp - xem thêm Bhalda Kalpa.
Karnali
Nghĩa đen là “Dòng sông màu ngọc lam”, còn được biết tới dưới tên gọi Ghaghara hay Khakra, có nghĩa là “dòng nước thánh chảy ra từ ngọn núi linh thiêng”. Đây là một dòng sông lâu đời chảy quanh năm qua nhiều nước, bắt nguồn từ đỉnh băng tuyết Mapchachungo của ngọn núi Kailash, và khi chảy ngang qua một trong những vùng thâm sơn nhất của dãy Himalaya tại Nepal nó được gọi là dòng sông Karnali, tiếp tục chảy theo hướng đông nam qua các vùng thuộc Uttar Pradesh và Bihar Ấn Độ rồi tới thành phố Chapra của Bihar, hạ lưu của sông Hằng.
Karma Lingpa
(khoảng thế kỷ thứ mười bốn) - một hóa thân của Ngài Chogro Luyi Gyatsen, một trong hai mươi lăm đệ tử của Đức Guru Padmasambhava; năm lên mười lăm tuổi Ngài đã khám phá ra vài kho tàng giáo pháp terma trên đỉnh núi Gampodar tại vùng Dagpo thuộc Tây Tạng; một trong số đó là giáo pháp được tu tập rất phổ biến là Bardo Thodol hay Sự Tự Thị hiện về Bách thần Phẫn Nộ và Hỷ Lạc từ Tâm Giác ngộ Tỉnh thức trong giai đoạn trung ấm.
Karma
Nghiệp - mọi hành động có tác ý, để lại những kết quả quyết định hoàn cảnh và nhân duyên của mọi hữu tình, bao gồm cả nghiệp thiện, bất thiện nghiệp cũng như mọi kết quả của chúng.
Kangyur
Đại Tạng - hàng trăm bộ giáo pháp được dịch sang tiếng Tạng và được biết tới dưới tên gọi Tripitaka trong đó ghi chép lại toàn bộ học thuyết của bậc Thầy từ bi, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Kang Rinpoche
Còn gọi là Gang Rinpoche xem them Núi Kailash.
Kanakamuni, Buddha
Còn gọi là Gang Rinpoche; xem thêm Núi Kailash
Kalachakra
Nghĩa đen là “bánh xe thời gian”; là giáo pháp cuối cùng và phức tạp nhất mà Đức Phật đã dạy cho vị vua huyền thoại Suchandra tại Vương quốc Shambala, và theo đó đã hình thành nên lịch Tây Tạng. Giáo pháp này đã tiên tri rằng khi thế giới chìm trong cướp bóc và chiến tranh, mọi thứ đều tàn lụi, thì vị vua thứ hai mươi lăm là Đức Raudra Chakrin sẽ xuất hiện tại Shambala với một đội quân hùng mạnh để hàng phục “Những Thế lực Bóng tối” và mở ra một thời đại “Hoàng Kim” cho khắp thế gian.
Kahma
Một trong hai giáo pháp truyền thống của dòng Nyingma được bảo tồn nhờ vào sự truyền trao không gián đoạn các bậc thầy tới đệ tử. Giáo pháp còn lại là terma.
Kadampa
Hay còn gọi là trường phái Kadam, một dòng thực hành được Ngài Atisha truyền tới Tây Tạng vào thế kỷ XI.