| Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Giải thích thuật ngữ
Các khái niệm Mật thừa - Kim Cương thừa
A B C D E F G H J K L M N O P R S T U V W Y Đ
Praytyeka Buddha
Duyên Giác Phật (Bích Chi Phật) – nghĩa đen, “Độc Giác Phật”, người đã đạt được giác ngộ giải thoát nhờ sự thiền quán thâm sâu về thập nhị nhân duyên; giác ngộ hoàn toàn đạt được do tự thân.
Phajo Druggom Shigpo
(1184-1251) - một đệ tử của Đức Onre Darma Senge (1177-1237), một người cháu của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Yeshe Dorje (1161-1211). Theo lời huấn thị và huyền ký của Đức Tsangpa Gyare, Ngài đã được Đức Onre Darma Senge cử tới Bhutan vào năm 1224 và thiết lập nền tảng vững chắc cho Truyền thừa Drukpa tại nơi này.
Phago Drupa
(1110-1170) còn được biết đến với pháp danh Khampa Dorje Gyalpo, Ngài được tôn kính là hóa thân của Đức Phật thứ hai trong hiền kiếp này, Đức Phật Kracuccanda (Câu Lưu Tôn Phật). Ngài là pháp tử chân chính của Đức Gampopa. Trong số 80,000 đệ tử thành tựu của Ngài có Đức Lingchen Repa Pema Dorje (1128-1188), chính là bậc thượng sư đã có đệ tử xuất chúng nhất là Đức Tsangpa Gyare Yeshe Dorje (1161-1211), người sáng lập nên Truyền thừa Drukpa Vinh Quang.
Pema Lingpa
(1445/50 – 1521) – xem thêm five terton kings.
Pekar Jungne
được Đức Shabdrung Ngawang Namgyal (1594-1651) tấn phong là Bậc Giáo chủ Je Khenpo đời thứ I, vị lãnh tụ tâm linh của tất cả các tự viện ở Bhutan.
Patrul Rinpoche
(1808-1887) tác giả của The Words of My Perfect Teacher (Lời vàng của Thầy Tôi), sinh thời Ngài là một trong những bậc thượng sư được sùng kính nhất và nổi danh với sự uyên bác, lỗi lạc, sự xả bỏ và tâm từ bi của Ngài.
Paro Taktsang
còn được gọi là “Hang Hổ”, một hang thiền linh thiêng nằm trên một vách đá dốc đứng cao 900m phía trên thung lũng Paro tại Bhutan. Vào thế kỷ thứ tám, đức Guru Padmasambhava đã bay tới nơi này trên lưng một con hổ và ban gia trì cho nơi này thành một đỉnh núi Kailash thứ hai, dùng thân tướng của Đức Guru Drakpo Kilaya để nhiếp phục các quỷ thần ở đây và biến nơi này thành một thánh địa hộ trì Phật Pháp.
Pariwa
Một đệ tử xuất chúng của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ I Tsangpa Gyare Yeshe Dorje (1611-1211), Ngài đã kiến lập nên tự viên Paro Jangchub Ling Gong cùng rất nhiều tự viện nhở khác và được biết tới với danh hiệu “ Bậc Thầy của Tri Thức” bởi kiến thứu uyên thâm của Ngài , Ngài đã mang tới vô số lợi lạc chúng hữu tình.
Parinirvana
Tịch tịnh niết bàn cảnh giới cuối cùng trước khi nhập niết bàn sự thị hiện viên tịch của một bậc thượng sư đạt thành tựu tối  thượng
Pandit
Bậc thiền trí danh hiệu của Ấn Độ được trao tặng cho một bậc thầy uyên bác lỗi lạc.
Padmapani
Nghĩa đen, “Đấng Hộ Trì Liên Hoa”; một vị thần tay cầm một bông sen; một trong những bức tranh thường thấy mô tả Đức Quan Thế Âm, Bồ Tát Đại Bi. 
PAGE of 1 ( 11 TOTAL RECORDS)
Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,118,331
Số người trực tuyến: