| Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Giải thích thuật ngữ
Các khái niệm Mật thừa - Kim Cương thừa
A B C D E F G H J K L M N O P R S T U V W Y Đ
Swayambhunath
nghĩa đen là “Đức Phật tự thân hiện hữu”; một trong những thánh địa cổ kính và linh thiêng nhất của thung lũng Kathmandu thuộc Nepal. Đây còn được gọi là Chùa Khỉ vì có vô số khỉ sống ở mạn phía tây bắc. Truyền thuyết cho rằng chúng được biến thành từ những con rận trên đầu Đức Văn Thù, người đã nhìn thấy sen mọc và lửa bốc lên từ vùng Swayambhunath, thời đó còn là một hồ nước. Đức Văn Thù đã làm cạn hồ nước bằng cách dùng kiếm của Ngài vạch thành một đường đèo giúp cho người dân Himalaya có thể vào được nơi này.
Sutra
Kinh Tạng – một trong Tam Tạng (Kinh Tạng, Luận Tạng, Luật Tạng), ghi chép những giáo thuyết của Đức Phật trong ba lần chuyển pháp luân.
Sutlej
đôi khi còn được gọi là “Sông Hồng”, một nhánh sông nằm ở tận cùng phía đông dòng Indus. Bắt nguồn từ hồ Lanka hay Rakshastal, sông chảy xuôi về phía tây và tây nam, vào địa phận Ấn độ qua khe Shippi La thuộc Himachal Pradesh, hòa nhập vào dòng Beas ở bang Punjab, Ấn độ và tiếp tục chảy theo hướng đông nam tới Pakistan và nhập với dòng Chebab tạo nên sông Panjnad nằm về phía Nam Multan cổ. Dòng Panjnab nhập vào dòng Indus tại Mithankot.
Sumery
còn được gọi là Núi Meru, một ngọn núi linh thiêng theo vũ trụ học Phật Giáo, được coi như trung tâm của vạn pháp hữu hình, siêu hình và tâm linh.
Sukhasiddhi
Một bậc Dakini Trí Tuệ đã thị hiện vào thế kỷ thứ mười một; được coi như sự thị hiện của từ bi và hỷ xả.
Sugata
Thiên Tuệ - nghĩa đen là “người ra đi”; đôi khi được sử dụng như một danh hiệu của Đức Phật.
Stupa
bảo tháp –còn được gọi là chorten trong tiếng Tây Tạng. Ban đầu chỉ là một nấm đất hình núi chứa xá lợi của Đức Phật Thế Tôn và những bậc thầy tâm linh xuất chúng trong quá khứ, dần dần phát triển thành nhiều kiến trúc khác nhau, chẳng hạn như chùa, theo sự phát triển rộng rãi của Đạo Phật ở Châu Á. Trong Đạo Phật Tây Tạng, có tám bảo tháp có liên hệ tới các sự kiện trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca: sự đản sinh (“Lotus Blossom Stupa” hay Pepung Chorten), giác ngộ (“Enlightment Stupa” hay Jangchub Chorten), chuyển pháp luân lần thứ nhất (“Stupa of Many Doors” hay Gomang Chorten), giáng trần từ cõi chư thiên (“Stupa of Descent form the God Realm” or Lhabab Chorten), phô diễn thần thông (“Stupa of Great Miracle” or Chotrul Chorten), Tăng già hòa hợp (“Stupa of Reconciliation” hay Yendum Chorten), trường thọ (“Stupa of Complete Victory” hay Namgyal Chorten) và nhập niết bàn (“Stupa of Nirvana” hay Nyangde Chorten).
Sthaviravada
Trưởng lão bộ - xem thêm Vaibhasika.
Sthavira Angaja
Trưởng lão Nhân Yết Đà – vị đầu tiên trong 16 bậc A La Hán xuất chúng; Ngài trụ tại Núi Kailash trong chúng hội gồm 1300 vị A La Hán
Songtsen Gampo, Vua
Đức vua Songtsen Gampo (617-650) - người kiến lập nên vương quốc Tây Tạng và là một trong ba vị Pháp Vương đầu tiên của Tây Tạng; là vị vua đời thứ ba mươi ba trị vì triều đại Yarlung. Ngài lên ngôi vua vào năm mười ba tuổi và cử sứ giả của Thonmi Sambhota sang Ấn độ để nghiên cứu phát minh ra chữ viết cho Tây Tạng và đã mang về vô số di sản văn hóa cũng như phát kiến kỹ thuật cho Tây Tạng. Ngài đã thành hôn với công chúa Bhrikuti Devi của Nepal và công chúa Wencheng (Văn Thành) của Trung Hoa (623-680), Người đã mang theo hai bức tranh của Đức Phật Thích Ca và góp phần du nhập Đạo Phật vào Tây Tạng.
Skandba
Uẩn – thuật ngữ dùng để chỉ năm yếu tố: Sắc. thọ, tưởng, hành, thức.
Sixteen Arhats
Mười sáu vị A La Hán; mười sáu đệ tử của Đức Phật Thích Ca đã phát nguyện bảo trì Phật Pháp cho tới ngày Đức Phật Di Lặc thị hiện.
Six –Syllable Mantra
Lục Tự Thần Chú – om mani padme hung, tâm chú của Đức Quan Thế Âm, vị Bồ Tát Đại Bi; đặc biệt có liên hệ tới Đức Quan Âm Tứ Thủ. Người ta tin rằng nếu trì tụng câu thần chú này thì mọi cánh cửa dẫn tới sáu đạo luân hồi sẽ đóng lại và mọi ước nguyện sẽ được thành tựu.
Six Yogas of Naropa
Sáu Pháp Yoga của Naropa – một trong những pháp thực hành chính của các hành giả Truyền thừa Drukpa, bao gồm: pháp yoga nội hoả (tummo); pháp yoga thân huyễn (gyuma); pháp yoga trong giấc mộng (milam); pháp yoga Tịnh quang (odsal); pháp yoga của thân trung ấm giữa cái chết và tái sinh (bardo) và pháp yoga chuyển di thức (phowa).
Six Perfections
Lục Độ - xem thêm Six Paramitas
PAGE of 4 ( 50 TOTAL RECORDS)

Trang

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,134,586
Số người trực tuyến: