Bạn đang ở đây
Thogme Zangpo
(1297-1371) – Một học giả lỗi lạc, đản sinh ở Paljung, phía đông nam Tự viện Sakya nổi danh tại Tây Tạng. Giáo pháp lừng danh của Ngài về Bồ Tát Hạnh mang tên “Ba mươi bảy pháp thực hành Bồ Tát Hạnh” (Thirty- Seven Bodhisattva Practices) là một trong những giáo pháp quan trọng nhất về sự rèn luyện tâm thức để trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm.
Thirteen traditional arts of Bhutan
mười ba nghệ thuật cổ truyền của Bhutan - được gọi là zorig chosum theo tiếng Bhutan, bao gồm: chế tạo giấy, khai thác đá, rèn sắt, nghệ thuật đồ gốm, hội họa, đúc đồng, khắc gỗ, đá, kim loại, nghề mộc, kim hoàn, nghề tre nứa và nghề thêu. Bậc Terton xuất chúng Pema Lingpa (1445/50-1521) đã được sùng kính nhờ công hạnh du nhập các nghề nghệ thuật cổ truyền này. Năm 1680, Đức Shabdrung Ngawang Namgyal (1594-1651) đã cho xây dựng hai ngôi trường để đào tạo những nghề này và đã được chính thức hệ thống lại bởi Đức Gyelsey Tenzin Rabgye (1638-1696), bậc Druk Desi thứ tư của Bhutan.
Third Council
Hội kết tập lần thứ ba - hội kết tập kinh điển lần thứ ba được tổ chức tại Pataliputra vào 236 năm sau khi Đức Phật thể nhập niết bàn; do Đức Vua Ashoka làm chủ tọa, mục đích của Hội kết tập lần thứ ba là để hệ thống hóa Tam Tạng Kinh Điển.
Thimphi
Thủ đô của Bhutan. Nguồn gốc của tên gọi này liên hệ tới bậc hộ trì của Truyền thừa Drukpa là Jakpa Melan. Tương truyền vị hộ pháp này đã biến mất vào trong hòn đá ngày nay vẫn nằm phía ngoài Dechenphu Lhakhang tại Thimphu và do sự kiện này mà nơi đây được gọi tên là Thimphu- thim có nghĩa là “tan vào” và phu hay phug có nghĩa là “ nơi trú ngụ vắng vẻ”.
Theravada
Thượng Tọa Bộ – nghĩa đen là “giáo pháp của các bậc thượng tọa”, một trong mười tám dòng phái của Phật Giáo Nguyên Thủy phát triển chủ yếu ở Đông Nam Á, nguồn gốc của dòng phái bắt nguồn từ Trưởng lão bộ; đây là dòng phái duy nhất theo Phật Giáo Nguyên Thủy vẫn còn lưu truyền lại tới ngày nay.
The Words of My Perfect Teacher
Lời vàng của Thầy Tôi – một cuốn sách nổi tiếng của Đức Patrul Rinpoche, hướng dẫn thiết thực dành cho sự thực hành tâm linh của các hành giả theo Kim Cương thừa.
The Precious Garland of the Sublime Path
Vòng Hoa Quý Báu của con đường Tối Thượng – những lời huấn thị của Đức Gampopa ( 1079-1153) thống nhất hai truyền thừa: hệ thống đào luyện thâm thức của Truyền thừa Kadampa, dựa trên Kinh điển Đại thừa, và những hướng dẫn đơn giản nhưng thâm sâu về pháp thiền định Đại Thủ Ấn.
Thangka
Một loại tranh cuộn truyền thống của Tây Tạng, thông thường tả lại một bản tôn hoá thần.
Terton
bậc khám phá kho tàng bí mật, đa số được cất giấu bởi Đức Guru Padmasambhava và Minh Phi Tâm Linh của Ngài là Yeshe Tsogyal.
Terma
bí điển – những giáo pháp được cất giấu do Đức Guru Padmasambhava hoặc đôi khi là những bậc thầy Kim Cương khác tại những nơi bí mật, chờ được khám phá vào thời điểm thích hợp và bởi những bậc đầy đủ phẩm hạnh, được gọi là các bậc terton, đa số họ đều là các đệ tử của Đức Guru Padmasambhava hóa thân trở lại.
Tenggyur
Đan Thù Tạng – bao gồm 213 luận kinh chính của các bậc học giả và thành tựu giả Ấn Độ bàn về Tam Tạng Kinh Điển bằng tiếng Tây Tạng.
Tendrel
nhân duyên - mối quan hệ nhân duyên tương hỗ; mô tả bản chất của hiện tượng là mối liên hệ tương hỗ của vạn pháp.
Ten Perfection
Thập Độ Toàn Hảo- xem thêm Ten Paramitas.
Ten paramitas
Thập Độ Ba La Mật - thiện hạnh Bồ Tát để đạt tới Giác Ngộ Tối Thượng; đây là sự phát triển “Lục Độ Ba La Mật”; thêm vào Sáu Ba la mật đã được nhắc tới, còn bốn ba la mật là phương tiện ba la mật, lực ba la mật, nguyện ba la mật, trí tuệ ba la mật.
Ten Boddhisattva grounds
Thập địa Bồ Tát – còn được gọi là “Ten Bhumis”, là thành quả của thập hạnh, tức là hoan hỷ địa, ly cấu địa, phát quang địa, diễm huệ địa, cực nan thắng địa, hiện tiền địa, viễn hành địa, bất động địa, thiện huệ địa, pháp vân địa; địa cuối cùng chính là Phật quả với ánh hào quang toàn tri.