Bạn đang ở đây
Varanasi
còn được biết là Benares; một thành phố nằm bên bờ Tây của sông Hằng ở Uttar Pradesh, Ấn Độ. Bảo tháp Dhamekh ở Sarnath, một địa điểm trong Vườn lộc uyển Deer nơi đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng lần đầu tiên và bảo tháp Chaukhandi để tưởng nhớ cuộc gặp của đức Phật với những đệ tử đầu tiên của mình, được đặt ở Varanasi.
Viswakarma
thợ lành nghề người tạo ra ba bức ảnh đức Phật được gia trì bởi đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Một bức ảnh mười lăm chân được mang đến cõi thiên, và một bức ảnh mười chân được mang đến cõi Thiên Long và một bức ảnh hai chân của đức Phật được giữ ở Magadh để Phật tử cúng dường và bày tỏ lòng sùng kính.
Vipashyana
lhagthong trong tiếng Tạng; phân tích, nội chứng và thiền định. Đây là phương pháp thiền định để đạt được nội chứng về bản chất thực tại, được sử dụng rộng rãi trong thực hành Đại thủ ấn và Dzogchen.
Vinnaya
một trong Tam Tạng; những giáo pháp của đức Phật về chuẩn mực đạo đức và giới luật trong cộng đồng tự viện.
Vimalamitra
(thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ thứ IX) – được biết là Drimed Shenyen ở Tây Tạng; một trong những thượng sư Phật giáo Ấn Độ uyên bác nhất đã đến Tây Tạng vào thế kỉ thứ IX, nơi Ngài đã hoằng truyền giáo pháp rộng rãi và biên soạn chuyển dịch rất nhiều kinh tiếng Phạn sang tiếng Tạng. Tinh túy trong giáo pháp của Ngài được biết là Vima Nyingthig, một trong những giáo pháp trọng yếu ở Dzogchen.
Vikramashila
cùng với Đại học Nalanda là một trong hai trung tâm tu học Phật giáo quan trọng nhất, trong triều đại Pala cai trị Ấn Độ vào giữa thế kỉ thứ VIII và XII. Atisha là một trong những học giả lỗi lạc nhất của trung tâm này. Trung tâm này bị quân xâm lăng Hồi giáo phá hủy vào thế kỉ thứ XII.
Vasabanfhu
(thế kỉ thứ IV) – một học giả-tăng sĩ người Ấn Độ, cùng với người huynh đệ Asanga, là người thành lập chính trường phái Yogacara.
Vajrayana
“kim cương” hay “mật thừa”; thường đồng nghĩa với Mantra thừa và Tantra thừa; được phát triển từ Phật giáo Đại thừa và dựa trên những nghĩ lễ thực hành cao cấp; sự khởi đầu rất quan trọng trong Kim cương thừa và phải được một bậc thầy chính thống đủ phẩm hạnh truyền quán đỉnh cho hành giả để thực hành thiền định kết nối với một bản tôn cụ thể.
Vajrasattva
Báo thân của chư Phật, là cội nguồn của phương pháp tu tập tịnh hóa nghiệp chướng.
Vajrapani
nghĩa đen, “tiếng sét trong tay”; một trong ba vị Bồ Tát, người biên soạn chính các giáo pháp Kim cương thừa, hiển lộ quyền năng của tất cả chư Phật.
Vajradhara
nghĩa đen , “người nắm giữ kim cương”, còn được biết là Dorje Chang trong tiếng Tạng; đức Phật nguyên thủy hay Adi Buddha, một pháp thân của đức Phật, màu xanh đậm; hiển lộ tinh túy của chư Phật và đại diện cho chứng ngộ về giác ngộ của Đức Phật nguyên thủy.
Vajra Yogini
nghĩa đen là “nữ hành giả kim cương”, Dorje Neljorma trong tiếng Tạng, một bản tôn thiền định trong ánh đỏ mờ, trong hình tướng của một thiếu nữ mười sáu tuổi, với con mắt trí tuệ thứ ba nằm thẳng đứng giữa trán.
Vajra Song
dorje lu trong tiếng Tạng, còn được biết là “Bài hát Kim cương”, trong đó giai điệu đươc thu nhận trong giấc mơ qua đó những lời linh thiêng được truyền trao, thâm nhập trực tiếp vào trạng thái chứng ngộ của bậc thượng sư thụ nhận giấc mơ đó.
Vairotsana
một trong hai mươi lăm đệ tử của Đức Liên Hoa Sinh, bậc Thượng sư sống vào triều đại vua Trisong Deutsan (790-844), được tôn kính là một đại dịch giả. Ngài là một trong bảy vị tu sĩ đầu tiên được sắc phong bởi Shantarakshita và được cử đến Ấn Độ theo học với Sri Singha.
Vairochana
một trong Ngũ Trí Phật, có mầu trắng và nằm ở vị trí trung tâm, thuộc Ngũ bộ Phật. Thực hành tu tập theo đức Tỳ Lô Giá Na có thể chuyển hóa vô minh thành Pháp giới thể tánh trí.