| Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Giải thích thuật ngữ
Các khái niệm Mật thừa - Kim Cương thừa
A B C D E F G H J K L M N O P R S T U V W Y Đ
Yogacara
nghĩa đen, “thực hành yoga” hay “một người có thực hành yoga”; một nhánh của Phật giáo đại thừa được thành lập vào thế kỉ thứ IV. Về sau, những giáo pháp này trở nên vô cùng quan trọng trong Mật thừa. Cùng với Madhyamika hay Trung đạo, đây là một trong hai trường phái chính của Phật giáo Đại thừa Ấn Độ. Triết học “duy tâm” chủ yếu đề cập đến tâm và thức được thành lập trên quan điểm vạn pháp chỉ là sự phóng chiếu của tâm. Học thuyết của trường phái này, Cittamantra được phổ biến rộng rãi ở đại học Nalanda.
Yoga
Con đường thực hành để trở về với Chân Lý, thường đề cập đến những phương pháp thực hành của Mật thừa.
Yisbin Norbu
nghĩa đen, “Ngọc như ý”; một trong những cách tôn kính nhất để gọi bậc lãnh đạo tâm linh của một truyền thừa hay bậc thầy căn bản.
Yidam
một bản tôn hộ pháp, có bản chất tương ứng với tâm lí trong mỗi hành giả.
Yang Gonpa, Gyalwa
(1213-1287) – một đệ tử của đại hành giả Gyalwa Gotsangpa (1189-1258), được tôn kính là một trong ba Bậc Toàn Tri Tôn Quý hay “Gyalwa Namsum” trong lịch sử truyền thừa Drukpa, trong việc công nhận thành tựu chứng ngộ tâm linh của Ngài.
Yana
Phương tiện hay còn đường đạt chứng ngộ.
Yanmantaka
nghĩa đen “điểm kết thúc của cái chết”; một hiện thân phẫn nộ của Manjushri (của Đức Văn Thù), một Bồ Tát Đại Trí Tuệ.
Yab-Yum
nghĩa đen là “mẹ và cha”; trong Kim cương thừa, đây là sự hợp nhất của phương tiện (nhân tố nam tính) và trí tuệ (nhân tố nữ tính).
PAGE of 1 ( 8 TOTAL RECORDS)
Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,123,711
Số người trực tuyến: