Bạn đang ở đây
Atisha
Atisha (980-1054), một học giả Ấn Độ đã tới thăm Tây Tạng và trở thành một trong những nhân vật chủ chốt kiến lập nên Truyền thừa Sarma tại Tây Tạng sau khi Phật giá bị đàn áp bởi Vua Langdarma (841-906). Ngài được coi là người sáng lập ra trường phái Kadampa về sau phát triển thành dòng Gelugpa.
Asura - A tu la hay Á Thiên
Một trong sáu cõi luân hồi. Họ giống với chư Thiên song thuộc cảnh giới thấp hơn và thường xuyên gây hấn với chư Thiên vì ghen tỵ
Asanga
(300-370) Người luận giải chính của trường phái Duy Thức, Ngài và người anh cùng cha khác mẹ là Vasubandhu được coi là những người sáng lập của tông phái này. Thoạt tiên Ngài tu theo Tiểu thừa sau đó chuyển sang Đại thừa. Sau nhiều năm thiền định miên mật, Ngài đã diện kiến Đức Phật Di Lặc tương lai tại núi Kê Túc (tại Jizu Shan tỉnh Yunnam, Trung Quốc) và thườnglên cõi trời Đâu Suất để đón nhận giáo pháp từ chính Đức Phật Di Lặc.
Arya
Thánh nhân - nghĩa đen là " cao quý" hay " tuyệt hảo" thường được dùng để đề cập tới các bậc chứng ngộ hoặc linh thiêng đã thấu đạt Chân lý tuyệt đối và có thể siêu việt luân hồi.
Arhat
A La Hán nghĩa đen là " người phá ác" người đã đạt được cảnh giới Niết bàn bằng cách loại bỏ mọi cảm xúc phiền não và ám chướng như tham, sân, ảo tưởng, vô minh và tham ái và vì thế không còn bị sinh tử luân hồi ràng buộc. Mục tiêu rốt ráo của các A La Hán là tự giác (tự giải thoát). Đây chính là mục đích của giáo lý Nguyên thủy.
Anuyoga Tantra
Cấp độ thứ ba của Tantra trong đó ít chú trọng về chân lý tương đối (Tục đế) mà chú trọng hơn về tri kiến chân lý tuyệt đối (Chân đế). Ở cấp độ này, hành giả phải phát triển Bồ đề tâm và thọ Bồ tát giới, nếu không sẽ không thể tiếp tục tu tập. Pháp tu này đối trị trực tiếp với ảo tưởng và phiền não khiến chúng có thể chuyển hóa thành Ngũ trí.
Anuttara Yoga Tantra
Tantra Yoga đối thượng là cấp độ cao nhất của Tantra liên hệ tới con đường Đại Thủ Ấn Mahamudra dẫn đến giác ngộ đòi hỏi phải thọ nhận quán đỉnh từ những bậc thầy Mật thừa chứng ngộ.
Analytical meditation
Thiền minh sát tuệ - Xem thêm Vipashyana.
Amoghasiddhi
Bất Không Thành Tựu Phật - Một trong Ngũ Trí Phật có màu xanh lục tương ứng với phương Bắc và thuộc về Nghiệp Bộ. Các pháp tu liên quan đến Bất Không Thành Tựu Phật có thể chuyển hóa các độc từ ghen tỵ thành Thành Sở Tác Trí.
Amitayus
Phật Trường Thọ - còn gọi là Vô Lượng Thọ Phật là Báo thân của Đức Phật A Di Đà, Đức Vô Lượng Quang Phật.
Amitabha
A Di Đà Phật - Vô Lượng Quang Phật, Ngài có màu đỏ tương ứng với phương Tây thuộc về Liên Hoa Bộ. Các pháp tu liên quan đến A Di Đà Phật có thể chuyển hóa các độc từ tham ái thành Diệu Quan Sát Trí.
Akshobhya
A Súc Bệ Phật - một trong Ngũ Trí Phật, Ngài có màu xanh dương và tương ứng với phương Đông thuộc về Kim Cương Bộ. Các pháp tu liên quan đến A Súc Bệ Phật có thể chuyển hoá các độc từ sân và giận thành Đại Viên Cảnh Trí.
Akanishka
Sắc Cứu Cánh Thiên - tiếng Tây Tạng gọi là Ogmin là cõi Tịnh độ cao nhất của tất cả chư Phật. Trong Kim Cương thừa là cảnh giới nơi chư Bồ Tát đạt giác ngộ tuyệt đối.
Ajatashatru, King
Vua Ajatashatru - Xem thêm Bimbisara
Aeon
Một kiếp - Đôi khi còn được phát âm là "eon" tiếng Phạn và tiếng Tạng là kalpa. Một kiếp là một thời đại của thế giới tiêu biểu cho một chu kì của vũ trụ. Một đại kiếp tương ứng với một quy trình thành hoại của vũ trụ. Một đại kiếp tương ứng với một quy trình thành hoại của vũ trụ và được chia thành tám mươi trung kiếp. Một trung kiếp bao gồm một tiểu kiếp trong đó thọ mạng tăng dần (gọi là kiếp tăng) và một tiểu kiếp trong đó thọ mạng giảm dần (gọi là kiếp giảm). Mặc dù Đức Phật không chỉ ra chính xác số năm trong một kiếp song Ngài đã để lại một số chỉ dẫn để giải thích về điều này, theo đó một vài học giả Đức Phật đã để lại một số chỉ dẫn để giải thích về điều này theo đó một vài học giả Phật giáo đã ước tính: Một kiếp thông thường dài khoảng sáu mươi triệu năm. Một tiểu kiếp là 1000 kiếp thông thường hay mườ sáu tỷ năm. Một trung kiếp là 320 tỷ năm, tương đương với 20 tiểu kiếp. Một đại kiếp bằng bốn trung kiếp hay 1,28 nghìn tỷ năm