| Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Giải thích thuật ngữ
Các khái niệm Mật thừa - Kim Cương thừa
A B C D E F G H J K L M N O P R S T U V W Y Đ
Sangye
Xem thêm Buddha. 
Sangha
Tăng Bảo – là đối tượng thứ ba của Quy Y; là cộng đồng Phật tử; theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm chư Tăng, chư Ni và chúng Sa Di; song theo nghĩa rộng còn bao gồm cả chúng Cư sĩ Phật tử.
Samye
tự viện Phật Giáo đầu tiên được kiến lập tại Tây Tạng vào khoảng năm 775 sau Công Nguyên, dưới thời trị vì của Đức vua Trisong Deutsen (790-844) người có tâm nguyện phục hưng lại Phật Giáo đã bị suy thoái sau khi được Đức vua Songtsen Gampo dẫn nhập vào Tây Tạng từ thế kỷ thứ VII. Theo truyền thuyết, bậc đạo sư Ấn độ Shantarakshita, còn có pháp danh gần gũi là Khenpo Bodhisattva, phát tâm xây dựng Samye để hoằng truyền Phật Pháp, nhưng tự viện cứ xây lên cao được một thời gian lại tự động sụp đổ. Do vậy Đức Shantarakshita đã thỉnh cầu bậc đạo huynh của Ngài là Đức Guru Padmasambhava từ miền Bắc Ấn độ tới Tây Tạng để hàng phúc các thế lực ám chướng đã cản trở việc xây dựng Samye. Đức Guru Padmasambhava đã phô diễn vũ điệu Kim Cương Kilaya để xua tan mọi cản trở và chướng ngại để hoàn thành Samye, và ngôi tự viện này đã sớm trở thành trung tâm hoằng truyền Phật Pháp hay còn gọi là phái Cổ Mật.
Samyak Sambuddha
Chư Phật – “Bậc hoàn toàn tỉnh thức”; Bậc giác ngộ đã trở về sống với chân lý giác ngộ và toàn tri tuyệt đối; sau đó, Ngài trở lại cuộc đời sinh tử để cứu độ chúng sinh giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.
Sammitiya
xem thêm Vaibhasika
Sambhogakaya
Báo Thân - một trong Tam Thân Phật; là thân hỷ lạc; thân tự thọ dụng niềm an lạc của Chân lý mà Đức Phật đang hiện thân.
Samaya
tantra thệ nguyện hay giới luật; có tới hàng trăm ngàn loại samaya khác nhau, như ba giới, năm giới, mười bốn giới và hai mươi tám giới, tùy theo pháp quán đỉnh mà hành giả thụ nhận; như Kriya Tantra, Charya Tantra, Anuyoga Tantra hay Anuttara Yoga Tantra như Ati Yoga trong pháp thực hành Dzogchen, mỗi pháp đều có những giới nguyện khác nhau. Về cơ bản mọi giới nguyện đều bắt nguồn từ ba giới gốc.
Sakya Pandita
(1181-1251) – còn được biết đến với danh hiệu Kunga Gyeltsen; Tổ thứ tư của dòng Sakya và là Đức Sakya Trizin đời thứ VI, được tin là hóa thân của Đức Văn Thù, hiện thân trí tuệ của hết thảy Chư Phật. Thường được gọi xưng tán là Đức Sakya Pandita, Đức hiệu được sắc phong để ấn chứng những thành tựu và học thức uyên bác của Ngài về ngôn ngữ Sanskrit. Ngài thường làm việc rất nhiều với cháu trai của Đức Genghis Khan là hoàng tử Kadan và gây được ấn tượng vô cùng sâu sắc bởi phong độ riêng, giáo pháp cũng như sự hiện diện đầy quyền năng của Ngài. Với sự trợ giúp của người cháu Ngài, Sakya Pandita, Ngài đã chuyển đổi chữ viết Uighur để có thể dịch từ chữ Phật giáo sang tiếng Mông Cổ vì cho tới thời kỳ đó ngôn ngữ này vẫn chưa có chữ viết. Để cảm tạ công đức này, Ngài đã được trao quyền cai quản mười ba quận thuộc miền Trung Tây Tạng. Từ đó bắt đầu tầm ảnh hưởng về chính trị của dòng Sakya tại Tây Tạng và kéo dài cho tới tận thế kỷ thứ XIV.
Sadhana
nghi quỹ thành tựu; thông thường chỉ một pháp thực hành thiền định quán tưởng về các bản tôn hoặc trì tụng thần chú.
Sachen Kunga Nyingpo
(1092-1158) - một hóa thân của Đức Văn Thù, Bồ Tát Đại Trí Tuệ; một trong năm Tổ dòng Sakya tại Tây Tạng. Ngài là bậc Sakya Trizin đời thứ III và là con trai của Đức Khon Konchok Gyalpo (1034-1102) tức là Đức Sakya Trizin đời thứ I, người đã kiến lập nên tự viện Sakya đầu tiên tại Tây Tạng.
Root guru
căn bản thượng sư - một bậc Kim Cương Thượng Sư đã trực tiếp truyền thụ những giáo pháp quán đỉnh căn bản, khẩu truyền, sự chỉ dạy riêng, và quan trọng hơn cả, là bậc thượng sư đã khai mở tâm thức giác ngộ cho hành giả.
Ronyom
xem thêm Rechungpa.
Rishi
từ dùng khi nhắc tới một nhà thông thái, bậc hiền triết hay một vị thánh.
Rinpoche
nghĩa đen, “bậc tối tôn quý”, một danh hiệu cao quý được dùng cho các bậc thượng sự tâm linh mà tiền thân đã là đại thành tựu giả hoặc bậc thượng sư giác ngộ được ấn chứng; thường dùng để tôn kính một bậc tulku hóa thân hoặc một hành giả tu tập tâm linh cao và được vô cùng kính ngưỡng.
Rinchen Zangpo
(958-1055) - một trong các đại dịch giả của thời đại Tân Dịch Thuật, vào sinh thời của Đức Atisha (980-1054); được biết đến như bậc dịch giả đầu tiên của trường phái Tân Dịch Thuật. Ngài đản sinh tại Ngari, miền tây Tây Tạng, được thụ giới bởi Đức Yeshe Zangpo vào năm mười ba tuổi và ba lần được đức vua Yeshe Ö của vương quốc Guge (ngày nay là Ladakh) cử tới Kashmir. Ngài đã biên soạn hơn 150 giáo pháp, trong số những giáo pháp đã được Ngài chuyển dịch có Guhyasamaja (Bí Mật Tập Hội) và Chanting the Name of Manjushri (Văn Tán Danh Hiệu Đức Văn Thù). Ngài đã được đức Atisha truyền thụ giáo pháp, đặc biệt là nghi quỹ Chakrasamvara. Bốn đệ tử lỗi lạc nhất của Ngài là Lochung Legpe Sherap, Gungshing Tsönnu Gyaltsen, Drapa Shönnu Sherab và Kyinor Jnana. Ngài cũng là bậc thầy giáo thọ của Đức Sachen Kunga Nyingpo.
PAGE of 27 ( 399 TOTAL RECORDS)

Trang

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,119,131
Số người trực tuyến: