| Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Giải thích thuật ngữ
Các khái niệm Mật thừa - Kim Cương thừa
A B C D E F G H J K L M N O P R S T U V W Y Đ
Nirvana
Niết bàn - sự đoạn trừ luân hồi; sự chấm dứt vĩnh viễn mọi khổ đau luân hồi, và nhờ đó đạt tới cực lạc và giải thoát.
Nirmanakaya
Hóa thân - một trong Tam Thân của Phật; là hóa thân mà Chư Phật thị hiện để cứu độ mọi chúng sinh tới giải thoát. Đây là sự thị hiện của Đấng Giác Ngộ mà chúng sinh bình thường có thể chiêm bái được. 
Nine Senges
Chín vị vua dòng Senge – chín vị vua kế vị của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ I Yeshe Dorje (1161-1211) thuộc họ Senge hay “Sư Tử”, nắm giữ Truyền thừa Drukpa cho tới khi Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ II Kunga Paljor (1428-1476) quay trở lại 217 năm sau. Giữa thời các vị vua Senge và Đức Kunga Paljor có ba bậc thầy được ấn chứng là hóa thân của các vị Bồ Tát Quan Thế Âm, Văn Thù Sư Lợi và Kim Cương Thủ cũng trì giữ Truyền thừa Drukpa. Chín vị vua Senge là Đức Onre Darma Senge (1177-1238) cũng là cháu của Đức Tsangpa Gyare; Shonnu Senge (1200-1266); Jangsem Nyima Senge (1251-1287); Dorje Lingpa Senge Sherab (1238-1326); Jamyang Kunga Senge (1314-1347); Jamyang Lodro Senge (1364-1413) và Sherab Senge (1371-1392); các vị đều là những bậc đại thiền trí. 
Ngondro
xem thêm bốn pháp tu căn bản. 
Ngokton Jangchub
(1360-1446) - Đức Ngokton đời thứ VII, người đã hạnh ngộ Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ II Kunga Paljor (1428-1476), trao lại cho Ngài toàn bộ giáo pháp của dòng Ngok và cúng dường lên Ngài Sáu Sức Trang Hoàng của Đức Naropa cùng bình quán đỉnh của Đức Lama Ngok và vô số bảo vật khác. Sau khi xưng tán Đức Pháp Vương là Đấng Hộ Trì Giáo Pháp, Ngài đã truyền rằng: “Giáo pháp đã quay trở về trong tay của Đấng Thiên Long Chí Tôn!” và thông cáo rằng Đức Kunga Paljor, Bậc Thắng Giả Thiên Long, chính là hóa thân của Đức Naropa. 
Ngokton Choku Dorje
(1036-1102) - một trong những đệ tử lỗi lạc của Đức Marpa, đã đặc biệt được đón nhận từ Ngài nghi quỹ bản tôn Hevajra Tantra (Hỷ Kim Cương) và bốn thứ lớp tantra: giáo pháp căn bản, phương pháp quán tưởng, luận giải tinh yếu và những sự hướng dẫn. Đức Marpa còn tin cậy và ban lại cho Ngài các pháp khí và Sáu Sức Trang Hoàng của Đức Naropa và truyền dạy Ngài Ngokton một lời huyền ký rằng: “Hãy giữ lấy những pháp khí này. Các hậu thế của con cho tới đời thứ bảy, chỉ cần biết cách trì giữ chày kim cương (một cây trùy nhỏ được hành giả cầm bên tay phải trong nghi thức khóa lễ) và chuông (cầm bên tay trái) là đủ để đón nhận vô số ân phước gia trì ban trải từ bậc Thượng sư”. 
Ngawang Choegyal
(1465-1540) - một người anh em họ với Đức Drukpa Kunleg và là cháu của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ II Kunga Paljor (1428-1476), người đã kế nghiệp chú của mình lên ngôi vị bảo trì dòng phái; một trong những bậc thầy giáo thọ chính của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ III Jamgyang Chokyi Drakpa (1478-1523) và của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ IV Kunkhyen Pema Karpo (1527-1592).
New Translation School
Trường phái Tân Dịch Thuật. 
Nangpa
Phật tử. 
Nangchen
Còn được gọi là gomde, “Thánh địa của các thiền giả”; thuộc tỉnh Kham, miền đông Tây Tạng. 
Namo Buddha
Còn được biết tới dưới tên gọi Tagmo Lujin theo tiếng Tây Tạng, trong đó Tagmo có nghĩa là “Hổ Cái” và Lujin có nghĩa là “thí thân”; là một trong ba tòa bảo tháp của Phật giáo tại Nepal. Tên gọi này có liên hệ sâu sắc tới một trong những tiền thân của Đức Phật Thích Ca cũng từng là một hoàng tử tên là Mahasattva (Nyingtob Chenpo theo Tiếng Tây Tạng), người đã thí thân mình để cứu sống một con hổ cái đói. 
Nalanda
Tên gọi này có nghĩa là “truyền trao tri kiến”; một trung tâm tu học Phật giáo tồn tại từ năm 427 đến năm 1197; một trong những trường đại học đầu tiên trên thế giới và là trường đại học nội trú đầu tiên. Trong thời hoàng kim, trường có tới 10,000 đạo sinh lỗi lạc và 2,000 bậc thầy xuất chúng. Trường có tám dãy nhà riêng biệt và mười ngôi chùa, với vô số thiền thất và phòng học, nhiều hồ và vườn cây xen giữa các dãy nhà. Thư viện sách Phật giáo khổng lồ có tên gọi Dharma Gunji (“Núi Chân lý”) hay Dharmaganja (“Kho tàng Chân lý”) có ba tòa chính cao chín tầng và cất giữ hàng trăm ngàn pho kinh điển quý giá cũng như luận tạng. Các kinh sách ở nơi đây nhiều tới nỗi khi bị giặc Muslim xâm lược và phóng hỏa, nơi này đã cháy trong hàng tháng trời. Các môn học được giảng dạy tại Đại học Nalanda bao gồm mọi lĩnh vực học thức và thu hút rất nhiều học trò và học giả từ Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Tạng, Indonesia, Persia và Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1193, trường Đại học đã bị tàn phá bởi quân xâm lược Muslim và từ đó trường chưa từng được phục dựng và đã trở nên hoàn toàn đổ nát. Cùng với sự phá hủy của trường, toàn bộ những kiến thức khoa học Ấn Độ cổ đại về toán học, thiên văn học, vật lý nguyên tử cũng đều trở nên suy thoái. 
Nagarjuna
(150-250): Đức Long Thọ - một bậc triết gia uyên bác người Ấn Độ và là người sáng lập nên dòng Madhyamika, được tôn kính bởi công hạnh của Ngài trong việc hoằng truyền giáo lý Bát Nhã Ba La Mật và là bậc giáo thọ chính của Đại học Nalanda. 
Naga
Rắn thần - một loại thần nước có thân rắn; loài Rồng. 
Nag Gon
Hang nhập thất của Đức Rechungpa tại Tự viện Druk Sangag Choeling ở Tây Tạng; là cõi của Jakpa Melan, trông giống như một thành đồng với chín ngọn giáo chĩa lên trời. Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ VIII Kunzig Chonang (1768-1822) đã mô tả nơi này như là cõi của Vajrakumara.
PAGE of 27 ( 399 TOTAL RECORDS)

Trang

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,119,644
Số người trực tuyến: