| Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Giải thích thuật ngữ
Các khái niệm Mật thừa - Kim Cương thừa
A B C D E F G H J K L M N O P R S T U V W Y Đ
Mandavara
Công chúa của vương quốc Zahor hay còn gọi là Mandi, nằm ở miền bắc Ấn Độ, người đã trở thành một trong những minh phi tâm linh của Đức Guru Padmasambhava. Cùng tu tập với Đức Guru Padmasambhava trong động thiêng Maratika tại Nepal, Ngài đã chứng đạt bất tử. 
Mandala
Mạn Đà La, biểu tượng của vũ trụ, được sử dụng trong Phật Giáo Tây Tạng như một phương tiện hỗ trợ thiền định và thường được thể hiện bằng hình ảnh một vị bản tôn trong cảnh giới của Ngài. 
Manasarovar
Một trong những hồ nước thanh tịnh ở độ cao kỷ lục của thế giới, nằm phía tây Tây Tạng; phía tây có Hồ Rakshastal, phía bắc có Núi Kailash. Bốn Dòng Sông Lớn là Karnali, Indus, Brahmaputra và Sutlej đều bắt nguồn từ hồ nước này.
Maitripa
(1007-1077) - một đệ tử của Đức Shawaripa đã được thụ nhận từ Ngài giáo pháp Đại Thủ Ấn; Ngài còn là một đệ tử của Đức Naropa vào thời theo học tại trường Đại học Nalanda và là một trong những bậc thầy của Đức Marpa. Ngài đã khám giá ra giáo pháp về Phật tính có tên gọi Uttara Tantra Shastra đời sau được hoằng truyền sang Tây Tạng. 
Maitreya
Phật Di Lặc, Đức Phật Vị Lai, thời nay vẫn đang là một Bồ Tát của cõi Trời Đâu Suất. 
Mahanaya
Đại Thừa, cỗ xe lớn đưa đến giác ngộ đi theo con đường của Samyak Sambuddha (Chư Phật); cần tới sự thực hành Bồ đề tâm hướng đến sự giải thoát chính mình để có thể giải thoát cho hết thảy chúng sinh.
Mahasiddha
Thành Tựu Giả - bậc thượng sư có những quyền năng siêu việt; trong Kim Cương Thừa là từ dùng để tôn xưng một bậc tu sĩ khổ hạnh đã thành tựu tinh thông tất cả các giáo lý của Mật Thừa.
Mahasandhi
Một tên gọi khác của pháp tu Dzogchen. 
Mahasamghika
xem thêm Vaibhasika.
Mahamudra
Nghĩa đen, “Đại Thủ Ấn”, tiếng Tây Tạng là chagchen; sự kết hợp của tính không tuyệt đối và đại hỷ lạc; một trong những giáo pháp thâm diệu của Kim Cương Thừa và là một pháp tu thiền định cao cấp, bao hàm phương pháp tiếp cận trực tiếp với tự tính và tinh túy của tâm thức. 
Mahakala
Nghĩa đen là “Đại Hắc Thiên”; một vị thần Hộ Pháp trong Kim Cương Thừa được tôn kính là hiện thân phẫn nộ của Đức Quán Thế Âm hay của Chakrasamvara. 
Maha Ati
Một trong những nhánh nhỏ của chín thừa yanas được thuyết giảng trong dòng Nyingma, là một tên gọi khác của pháp Dzogchen.
Magyal Pomra
Một hộ pháp xuất thế gian vô cùng quyền năng được gọi là nyen, thường gặp ở các dãy núi cao ở tỉnh Golok thuộc Tây Tạng, đã xuất hiện trước thời Đức Guru Padmasambhava tại thế. Có vô số các hộ pháp này đã được Đức Guru Padmasambhava và các đại thành tựu giả khác hàng phục để trở thành những Hộ Thần của Phật Pháp. 
Madhyamika
Còn được biết đến dưới tên gọi Madhyamaka hay “Giáo lý Trung Đạo”; một trường phái được hệ thống hóa bởi Ngài Nagarjuna (150-250), bác bỏ cả hai triết lý cực đoan là quan kiến cho rằng có sự thường và bất biến (thường kiến) cũng như quan kiến cho rằng bản chất mọi vật đều đã bị đoạn diệt và không còn tồn tại (đoạn kiến). 
Machig Labdron
(1055-1153) - nghĩa đen, “The Only Mother Lamp of Dharma” (Ngọn Đèn Mẹ Độc Nhất của Pháp), là bậc Tổ Mẫu vào thế kỷ thứ XI đã đồng sáng lập nên Truyền thừa Chod (cắt xả) cùng với bậc Thượng Sư Padampa Sangye. Ngài thường được họa lại trong hình tướng một nữ nhân mặt trắng hiền hòa có ba mắt đang phô diễn vũ điệu, tay phải cầm trống damaru, tay trái cầm linh. 
PAGE of 27 ( 399 TOTAL RECORDS)

Trang

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,118,619
Số người trực tuyến: