| Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Giải thích thuật ngữ
Các khái niệm Mật thừa - Kim Cương thừa
A B C D E F G H J K L M N O P R S T U V W Y Đ
Acharya
Một Bậc thầy hay một Thượng sư
Abhidharma-koska
A tì đạt ma - tiếng Tây Tạng gọi là Cho Ngonpa Dzod Kho tàng Tri thức. Đây là một tác phẩm tóm lược toát yếu và xúc tích của Vi Diệu Pháp được soạn bởi Ngài Vasabanchu (năm 350 trước Công Nguyên), trong đó tổng hợp giáo lý Sarvastivadin trong tám chương với tổng cộng 600 câu kệ tụng. Kinh điển này được nghiên cứu sâu rộng bởi các Phật tử của cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa.
Yogacara
nghĩa đen, “thực hành yoga” hay “một người có thực hành yoga”; một nhánh của Phật giáo đại thừa được thành lập vào thế kỉ thứ IV. Về sau, những giáo pháp này trở nên vô cùng quan trọng trong Mật thừa. Cùng với Madhyamika hay Trung đạo, đây là một trong hai trường phái chính của Phật giáo Đại thừa Ấn Độ. Triết học “duy tâm” chủ yếu đề cập đến tâm và thức được thành lập trên quan điểm vạn pháp chỉ là sự phóng chiếu của tâm. Học thuyết của trường phái này, Cittamantra được phổ biến rộng rãi ở đại học Nalanda.
Yoga
Con đường thực hành để trở về với Chân Lý, thường đề cập đến những phương pháp thực hành của Mật thừa.
Yisbin Norbu
nghĩa đen, “Ngọc như ý”; một trong những cách tôn kính nhất để gọi bậc lãnh đạo tâm linh của một truyền thừa hay bậc thầy căn bản.
Yidam
một bản tôn hộ pháp, có bản chất tương ứng với tâm lí trong mỗi hành giả.
Yang Gonpa, Gyalwa
(1213-1287) – một đệ tử của đại hành giả Gyalwa Gotsangpa (1189-1258), được tôn kính là một trong ba Bậc Toàn Tri Tôn Quý hay “Gyalwa Namsum” trong lịch sử truyền thừa Drukpa, trong việc công nhận thành tựu chứng ngộ tâm linh của Ngài.
Yana
Phương tiện hay còn đường đạt chứng ngộ.
Yanmantaka
nghĩa đen “điểm kết thúc của cái chết”; một hiện thân phẫn nộ của Manjushri (của Đức Văn Thù), một Bồ Tát Đại Trí Tuệ.
Yab-Yum
nghĩa đen là “mẹ và cha”; trong Kim cương thừa, đây là sự hợp nhất của phương tiện (nhân tố nam tính) và trí tuệ (nhân tố nữ tính).
Wengchen, Công chúa
(623-680) – Hoàng hậu của đức Vua Songtsen Gampo (617-650); cháu gái của đế vương đầy quyền lực Tang Taizong của triều đại Tang, Trung Quốc. Cùng với hoàng hậu của đức vua Nepalese, công chúa Bhrikuti Devi, bà đã truyền bá Phật giáo đến Tây Tạng. Bức tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni mười hai tuổi mà bà mang đến như một của hồi môn hiện nay đang được cất giữ tại tự viện Jokhang ở Lhasa, Tây Tạng.
Viswakarma
thợ lành nghề người tạo ra ba bức ảnh đức Phật được gia trì bởi đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Một bức ảnh mười lăm chân được mang đến cõi thiên, và một bức ảnh mười chân được mang đến cõi Thiên Long và một bức ảnh hai chân của đức Phật được giữ ở Magadh để Phật tử cúng dường và bày tỏ lòng sùng kính.
Vipashyana
lhagthong trong tiếng Tạng; phân tích, nội chứng và thiền định. Đây là phương pháp thiền định để đạt được nội chứng về bản chất thực tại, được sử dụng rộng rãi trong thực hành Đại thủ ấn và Dzogchen.
Vinnaya
một trong Tam Tạng; những giáo pháp của đức Phật về chuẩn mực đạo đức và giới luật trong cộng đồng tự viện.
Vimalamitra
(thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ thứ IX) – được biết là Drimed Shenyen ở Tây Tạng; một trong những thượng sư Phật giáo Ấn Độ uyên bác nhất đã đến Tây Tạng vào thế kỉ thứ IX, nơi Ngài đã hoằng truyền giáo pháp rộng rãi và biên soạn chuyển dịch rất nhiều kinh tiếng Phạn sang tiếng Tạng. Tinh túy trong giáo pháp của Ngài được biết là Vima Nyingthig, một trong những giáo pháp trọng yếu ở Dzogchen.
PAGE of 27 ( 399 TOTAL RECORDS)

Trang

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,118,309
Số người trực tuyến: