| Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Giải thích thuật ngữ
Các khái niệm Mật thừa - Kim Cương thừa
A B C D E F G H J K L M N O P R S T U V W Y Đ
Gelongma
xem thêm bhikshuni.
Gelong
xem thêm bhikshu.
Gechak
một trung tâm nhập thất cho các nữ hành giả tại Nangchen, xứ Kham (phía tây Tây tạng), kiến lập bởi Ngài Tsangyang Gyatso (thế kỷ thứ 19), một đệ tử của Đức Drubwang Tsoknyi Rinpoche đời thứ I (1828-1903), bậc thành tựu giả yogi của truyền thừa Drukpa. Vào thời cực thịnh, cùng với rất nhiều tự viện chi nhánh, trung tâm này có khoảng 3.000 chư ni, đa số những chư ni dành trọn cuộc đời trong việc nhập thất cô tịch, thực hành những giáo pháp kho tàng đã được hiển lộ của Ngài Ratna Lingpa và các pháp tu yogi đặc biệt thuộc về truyền thừa Drukpa. Rất nhiều trong số họ thành tựu thân cầu vồng và giác ngộ trong một đời.
Ganachakra
tiếng Tạng là Tshok, ý chỉ các Đại lễ cúng dường trong Mật thừa.
Gampopa
(1079-1153) - nghĩa đen là “Người đến từ Gampo”, còn được gọi là Sonam Rinchen, Dagpo Lhaje (“Vị dược sư đến từ vùng Dagpo ở xứ Kham”) và Dawoe Shonnu hay “Trăng Rằm”; đệ tử chân truyền của Ngài Jetsun Milarepa, bậc được biết tới vì sự chứng ngộ tối thượng và cũng là một học giả lỗi lạc. Ngài là tác giả của “The Jewel Ornament of Liberation” (“Sức Trang hoàng Bảo báu của sự Giải thoát”), kinh điển mô tả các giai đoạn trên đạo lộ tâm linh dẫn tới giác ngộ. Một trong những đệ tử chân truyền của Ngài là Phagmo Drukpa Dorje Gyalpo (1110-1170), bậc sau đó trở thành Căn bản thượng sư của Ngài Lingchen Repa Pema Dorje (1128-1211). Đệ tử vô song của Ngài Lingchen Repa Pema Dorje chính là Đức Pháp Vương Tsangpa Gyare Yeshe Dorje (1161-1211), bậc sáng lập Truyền thừa Drukpa Quang Vinh.
Four great rivers
Bốn con sông lớn – dẫn chiếu đến bốn con sông lớn nhất Châu Á, đều bắt nguồn từ đỉnh Kailash: sông Karnali, Indus, Sutlej và Brahmaputra. Một cách ẩn dụ, người ta nói rằng con sông Karnali tuôn chảy từ miệng khổng tước; sông Indus từ miệng sư tử, sông Brahmaputra từ miệng ngựa; và sông Ganges (một nhánh của Karnali) từ miệng khổng tước. Người uống nước từ những dòng sông này được cho là sẽ trưởng dưỡng được những phẩm chất của những loài tương ứng: ngựa - dẻo dai; sư tử - dũng mãnh; voi - uy lực, uy đức, cát tường, và thông tuệ; khổng tước - đẹp đẽ. Người ta nói rằng bốn con sông này nhiễu quanh đỉnh Kailash bảy vòng trước khi chảy xuống hạ lưu.
Four Fundamental Precepts
Bốn Giới Luật Căn Bản của một vị Tỳ Kheo (Tứ Y): không chửi mắng lại khi bị chửi mắng, không sân giận khi bị khiêu khích; không cử tội người khác khi bị người khác cử tội và không đánh trả khi bị đánh.
Four foundations
bốn pháp tu căn bản - được gọi là ngondro trong tiếng Tây Tạng; là những pháp thực hành mở đầu của giáo lý Kim Cương Thừa, bao gồm lễ lạy, trì chú Kim Cương Tát Đỏa tịnh hóa nghiệp chướng, cúng dường mạn đà la, và guru yoga, mỗi pháp cần được thực hành ít nhất 100,000 lần (để được coi là hoàn thành một lần tu tập Ngondro).
Five wisdoms
ngũ trí – đại viên cảnh trí, bình đẳng tính trí, diệu quan sát trí, thành sở tác trí, pháp giới thể tính trí.
Five Terton Kings
năm Pháp Vương khám phá kho tàng – năm bậc khám phá kho tàng quan trọng nhất trong số hàng trăm bậc khám phá kho tàng đã tìm ra những kho tàng và kinh điển được giấu kín của Đức Guru Padmasambhava. Họ là Đức Nyang Ral Nyima Özer (1124-1192); Đức Guru Chokyi Wangchuk (1212-1270); Đức Dorje Lingpa (1346-1405); Đức Pema Lingpa (1445/1450-1521); và Đức Padma Ösel Dongag Lingpa, còn có pháp danh là Jamyang Khyense Wangpo (1820-1892).
Five Dhyani Buddha
Ngũ Thiền Phật – hay còn gọi là Ngũ Trí Phật của năm phương pháp giới (trung, bắc, nam, đông, tây) và biểu trưng cho năm phẩm hạnh của Chư Phật. Các Ngài là Đức Phật Tỳ Lô Giá Na ở trung phương, Đức Bất Không Thành Tựu Phật ở phương Bắc, Đức Bảo Sinh Phật ở phương Nam, Đức A Súc Bệ Phật ở phương Đông và Đức A Di Đà Phật ở phương Tây.
First Council
Hội Kết tập kinh điển lần thứ Nhất - Đại hội kết tập kinh điển của 500 vị A La Hán tại Rajgir sau khi Đức Phật thể nhập Niết Bàn.
Emptiness
tính không – xem thêm shunyata.
Eightfold Path
Bát Chánh Đạo – con đường đưa tới đoạn khổ; tức là chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến và chính định.
Eight worldly dharma
Tám Pháp Thế tục - được và mất, vinh và nhục, khen và chê, hạnh phúc và khổ đau.
PAGE of 27 ( 399 TOTAL RECORDS)

Trang

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,123,721
Số người trực tuyến: