Bạn đang ở đây
Drolma Lhakhang
Bảo Biện Tara
Drogon
tiếng Tạng có nghĩa là “Đấng Hộ Trì chúng sinh”, một hồng danh thể hiện sự tôn kính dành cho các Đạo sư tâm linh.
Drira Phug
một hang động linh thiêng tại vùng núi Kailash và là thánh địa linh thiêng chính của Senge Dongma hay Sư Tử Diện Dakini, nơi đã được xây dựng thành một tự viện nhỏ. Khi Đức Gyalwa Gotsangpa mở đường đến núi Kailash, Ngài đã tới Drong Lung. Ngài nhìn thấy những đỉnh núi phía sau là cung điện của một ngàn vị Phật và muốn kiểm tra xem con đường độc đạo ở sẵn đấy có dẫn đến những đỉnh núi kia không. Ngài đi theo hướng Bắc và bỗng nhiên một Drong Dri (tiếng Tạng, một “con trâu yak cái hoang dã”) xuất hiện trước mặt Ngài. Vì thế địa danh này có tên là Drong Lung. Đức Gyalwa Gotsangpa nhận ra rằng con trâu yak này là một hiện thân của Sư Tử Diện Dakini do Thượng sư của Ngài gửi đến để chỉ đường cho Ngài. Con trâu yak cái này dẫn Ngài đi về hướng Đông đến phía dưới hang động ngày nay thì biến mất. Ngài nhìn quanh và thấy dấu chân cũng như vết sừng của con trâu nọ vẫn hằn lên động đá cho thấy con trâu đã biến mất trong lòng đá của hang động. Từ đấy, động đá này được đặt tên là Dri Thim Dri-ra Phug, có nghĩa là “hang động nơi con trâu biến mất chỉ để lại dấu vết sừng”. Hang động này được trông coi bởi Đức Kyabje Chogdra Rinpoche thuộc Tự viện Dra Dingpoche Dhondup Thongmon của Truyền thừa Drukpa.
Drikung
Truyền thừa Drikung, được kiến lập bởi Đức Kyobpa Jigten Gonpo (1143-1217) một trong số những đệ tử lỗi lạc của Phagmo Drupa (1110-1170)
Dre-mo-wa
một trong số những đệ tử thành tựu nhất của Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ I Tsangpa Gyare Yeshe Dorje (1161-1211). Ngài kiến lập tự viện đứng tên mình tại vùng Thượng Nyang, Tây Tạng, và các công hạnh Phật sự của Ngài được truyền bá rộng rãi.
Drangdon
Tục đế – Chân lý tương đối.
Dra Dingpoche
trụ xứ tổ đình của các hóa thân thành tựu của một Đại đạo sư truyền thừa Drukpa Kyanje Chogdra Rinpoche, tọa lạc tại vùng Trung tâm Tây Tạng. Dưới trụ xứ này có khoảng 200 chi nhánh tự viện, trong số đó có tự viện Drira Phug nổi tiếng và các tự viện khác tại vùng núi Kailash.
Dorje Yudronma
Nghĩa đen là “Ngọn đèn Kim Cương Ngọc lam”, một nữ Hộ pháp cầm một mũi tên gắn với 5 dải lụa trên tay phải và một chiếc gương bạc trắng trên tay trái, thường được liên hệ tới pháp thực hành linh thiêng có sử dụng gương.
Dorje Den
Xem them Vajra song
Dorje Den
Xem them Bodhgaya
Digpa
bất thiện nghiệp.
Dignaga
(480-540) một học giả Ấn độ và một nhà sáng lập của trường phái triết học lô gíc Ấn Độ; một đệ tử gián tiếp của Ngài Vasubandhu. Ngài kết hợp khía cạnh lý thuyết nhận thức của Yogacara (Duy Thức học) và Sautrantika (Kinh lượng bộ) với phương pháp luận lô gic sáng tạo của mình. Học thuyết của Ngài chú trọng đến những vấn đề về nhận thức của các giác quan cũng như vai trò của vấn đề này trong kiến thức, sự đáng tin cậy của kiến thức và sự liên hệ giữa cảm thọ, phóng tưởng, khái niệm với thế giới bên ngoài. Trong số những tác phẩm của Ngài có The Wheel of Reason (Bánh xe Nguyên Lý), The Treatise on the Objects of Recognition (Luận giải về Đối tượng Nhận thức), The Treatise on Systems of Cognition (Luận giải về Hệ thống Nhận thức), và The Treatise on the Correct Principles of Logic (Luận giải về những Nguyên tắc Đúng đắn của Lô-gíc). Từ Ngài Dignaga, dòng phái tiếp tục đến đệ tử Ishavasena cho tới đại học giả Dharmakiti vào thế kỷ thứ bảy.
Dharmapala
Hộ Pháp; thường là các Bản tôn phẫn nộ chịu trách nhiệm hộ trì và phát triển Phật pháp.
Dharmakirti
(thế kỷ VII) một trong những bậc sáng lập ra trường phái Triết học Lô-gíc của Phật giáo Ấn độ; một người Bà la môn ở miền Nam Ấn độ đã trở thành bậc giáo thọ tại Đại học Nalanda danh tiếng. Ngài dựa vào và giải thích lại trước tác của Dianaga, nhà tiên phong của trường phái lô-gíc Phật học, và đã có ảnh hưởng quan trọng trong số những nhà Lô gíc học cũng như đối với giới Phật tử. Học thuyết của Ngài trở thành chuẩn mực tại Tây Tạng và tiếp tục được nghiên cứu tới bây giờ như một học phần cơ bản của chương trình giáo dục đào tạo trong các tự viện.
Dharmakaya
(Pháp thân) một trong Tam Thân của Phật; thân chân thực; tự tính chân thực của Phật, là thực tại siêu việt và là Chân lý cứu kính.