Linh thiêng Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Linh thiêng Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên

1844
30/07/2016 - 08:00
VNExpress: Kính thưa Đức Pháp Vương, những năm gần đây, Ngài dành nhiều thời gian tới Việt Nam. Phải chăng điều này thể hiện sự kết nối đặc biệt giữa Ngài với Việt Nam?

Đức Pháp Vương: Trước tiên tôi xin chia sẻ Truyền thừa Phật giáo Drukpa là truyền thừa Rồng thiêng, xuất phát từ điềm cát tường chín rồng thiêng thị hiện vào thời điểm Truyền thừa được sáng lập. Tôi được biết Rồng cũng là biểu tượng thiêng liêng gắn liền với lịch sử Việt Nam. Những năm trước, khi tôi chia sẻ giáo pháp tại thành phố Hồ Chí Minh, có tới hàng chục ngàn người đã chứng kiến rồng thiêng thị hiện trên bầu trời. Như thế, hình ảnh rồng không chỉ kết nối lịch sử với thực tại, mà còn kết nối Truyền thừa Drukpa với đất nước Việt Nam các bạn. Mối liên hệ mật thiết này là nguồn cảm hứng khích lệ vô cùng mạnh mẽ, để những thiện hạnh của truyền thừa Rồng thiêng mà tôi là đại diện có thể mang lại lợi ích cho đất nước và người dân nơi đây.
Trong suốt 30 năm qua, tôi thường đi du hóa khắp thế giới vàkhi tới Việt Nam, tôi nhận thấy người dân nơi đây có tín tâm dâng hiến và nhu cầu phát triển tâm linh mạnh mẽ. Trong quan kiến Phật giáo, ở đâu có tâm chí thành thanh tịnh, nơi đó có Giáo Pháp và có sự hiện diện của các bậc Thầy để hoằng truyền Phật Pháp. Thiếu tâm chí thành nơi người dân, bậc Thầy sẽ chẳng có lý do gì để tới, sự hiện diện của bậc Thầy sẽ chẳng mang lại ý nghĩa gì.
Như vậy, đất nước Việt Nam có sẵn thuận duyên để hoằng truyền Phật Pháp. Người dân Việt Nam có tâm chí thành và nền tảng tâm linh vững chắc.Với sự hướng đạo và thực hành đúng Pháp, các thiện hạnh sẽ được dễ dàng trưởng dưỡng và phát huy năng lực mạnh mẽ tại nơi đây.
 
 

VNExpress: Kính thỉnh Ngài chia sẻ về những sự kiện chính yếu trong chương trình hoạt động ở Việt Nam lần này?

Đức Pháp Vương: Trong chuyến đi này,quan trọng nhất là lễ an vị Xá lợi và tôn tượng Phật tại Đại Bảo tháp Tây Thiên.
Về lịch sử, Bảo tháp có nguồn gốc hàng nghìn năm, xuất hiện trước khi Đức Phật Thích Ca thị hiện Niết bàn. Nhờ năng lực giác ngộ toàn tri và hiểu biết thấu triệt về vũ trụ, Ngài đã thiết kế và truyền dạy về kiến trúc, hình khối, góc cạnh và chi tiết liên quan tới việc kiến lập Bảo tháp. Những giáo lý này được truyền từ thời Đức Phật cho tới tận ngày nay. Trong kinh điển,Đức Phật đã chỉ dạy rõ ràng về năng lực của Bảo tháp, có thể mang lại phúc báo, thuận duyên, xua tan chướng ngại,vô minh, đẩy lùi mọi biến cố cho đất nước và người dân. Chính vì vậy,Bảo tháp cần được kiến lập ở thật nhiều nơi. Sau khi xây xong, Bảo tháp phải được an vị đúng cách và cẩn thận.
Lần này, tôi được thỉnh mời tới đây để cử hành nghi thức an vị Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên, với tâm nguyện giúp Bảo tháp này trở thành công trình tâm linh có công năng xua tan mọi ám chướng, đẩy lùi mọi chướng ngạivới người dân đất nước các bạn. Điều này rất cần thiết trong thời đại ngày nay, khi chúng ta có vô số chướng ngại khó khăn và rất nhiều vấn đề cần hóa giải.
Tất nhiên, tôi không cho rằng ngôi Bảo tháp sẽ tự động giúp chúng ta giải quyếtmọi vấn đề.Bản thân chúng ta vẫn cần nỗ lực hết mình. Chẳng hạn về môi trường, ngôi Bảo tháp sẽ truyền cảm hứng để sách tấn người dân trong những thiện hạnh vì môi trường, song điều quan trọng là con người cần hành động. Chúng ta, đặc biệt là người dân Việt Nam, cần phải có hành động thiết thực thay đổi lối sống, để những vấn đề môi trường có thể được tháo gỡ dần dần.
Như vậy,chúng ta cần giải quyết vấn đề từ cả hai phương diện: về tâm linh, ngôi Bảo tháp được xây dựng chính là giải pháp giúp tháo gỡ khó khăn, nhưng loài người chúng ta không nên ngồi đó mong chờ sự gia trì từ ngôi Đại Bảo tháp mà cũng cần nỗ lực thiết thực để giải quyết những vấn đề cuộc sống của mình.
 

VNExpressTrong giáo lý Đạo Phật, Bảo tháp là phương tiện thù thắng giúp mỗi người tìm được hạnh phúc và sự cân bằng. Kính thỉnh Đức Pháp Vương chia sẻ thêm về tiến độ xây dựng Bảo tháp, hiện nay công trình này đang ở giai đoạn nào và khi nào có thể hoàn tất để trở thành Pháp bảo màu nhiệm của người dân Việt Nam?

Đức Pháp Vương: Về kiến trúc, Bảo tháp đã xong phần xây dựng và sẵn sàng cho các nghi thức an vị cuối cùng. Bảo tháp vẫn luôn mở cửa để chào đón Phật tử và du khách về chiêm bái, đã đầy đủ năng lực viên mãn tâm nguyện thế gian. Còn một phần nhỏ nữa sẽ được hoàn thiệntrong 2 - 3 năm tới. Hiện tại, các nhóm thợ đang tiếp tục thi công phần hồ Hương Thủy bao quanh Bảo tháp. Hồ nước tượng trưng cho cõi luân hồi với vô lượng khổ đau, tham ái và tất cả xúc tình phiền não. Sẽcó một cây cầu dẫn qua hồ, biểu trưng cho những nhịp cầu dẫn dắt chúng ta thoát khỏi sinh tử luân hồi. Tuy hạng mục này chưa hoàn thành, nhưng toàn bộ cấu trúc chính của Bảo tháp đã xong, sẵn sàng đón chào du khách thập phương đến chiêm bái, cầu nguyện, thực hành. Sau Đại lễ yểm tâm gia trì cát tường, bất cứ ai đến thăm Bảo tháp đều có thể đón nhận ân phúc gia trì của Chư Phật và viên mãn tâm nguyện thế gian. 
 
Như vậy, Bảo tháp trước hết là một thánh tích hành hương tâm linh, năng lượng gia trì của chư Phật hội tụ nơi Bảo tháp sẽ tỏa đi khắp các miền đất nước. Dưới góc độ kiến trúc, tôi cho rằng Bảo tháp cũng là điểm tham quan đáng chú ý. Khách vãng lai không phải là Phật tử cũng sẽ có ấn tượng, trải nghiệm tích cực trước ý nghĩa của nghệ thuật kiến trúc và tâm linh nơi đây.
 


(Trích từ buổi phỏng vấn của VNExpress với Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa trong chuyến viếng thăm Việt Nam, 2015)
 

 
 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,129,357
Số người trực tuyến: