Bạn đang ở đây
NGÀY NGUYỆT THỰC: TRÌ KINH TU HÀNH TÍCH LŨY THÀNH TỰU CÔNG ĐỨC LỚN
Theo Phật giáo Kim Cương Thừa, trong thời gian Nguyệt thực, việc thực hành bất kỳ thiện hạnh hoặc tạo ác nghiệp nào thì đối với nghiệp lực sẽ có năng lượng chuyển hóa đặc biệt, gấp hàng triệu lần so với bình thường.
PHẬT THÍCH CA MÂU NI THÀNH ĐẠO
Người thời cổ đại từng có quan điểm cho rằng Nhật thực, Nguyệt thực là “thiên tượng” báo hiệu điềm không cát lợi. Tuy nhiên, lịch sử Phật giáo lại ghi nhận sự kiện Đức Phật thành đạo đúng vào ngày Nguyệt thực. Xuất gia kinh bản và Luật Bản sự của Đại tạng kinh tiếng Tạng có ghi chép về thời gian Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo nhằm ngày trăng tròn, nằm ở chòm sao Đê, vừa đúng ngày có hiện tượng Nguyệt thực. Về điểm này, Vũ trụ học Phật giáo Kim cương thừa lý giải rằng nhật thực, nguyệt thực trên thực tế lại là thời khắc thù thắng nhất để tiến hành tu trì. Trong Đà la ni tập kinh có viết là thực hành Mật pháp tu trì trong thời điểm nhật thực và nguyệt thực thì sẽ giúp hành giả đạt thành tựu viên mãn.
Tầm quan trọng của chu kỳ Mặt trăng
Trong lịch Kim Cương Thừa, một năm được chia thành 12 tháng âm lịch.
Hệ thống 28 chòm sao Mặt trăng chia hoàng đạo thành 28 phần, mỗi phần có một ngôi sao hoặc chòm sao đặc trưng. Các phần này được gọi là các cung Mặt trăng.
28 cung Mặt trăng là một dạng “hoàng đạo mặt trăng”, và đời sống hàng ngày có liên hệ với các chu kỳ Mặt trăng. Các đợt thủy triều, sự phát triển của cây cối, thời tiết, và các đặc điểm tâm linh của một cá nhân đều chịu tác động của các chu kỳ Mặt trăng.
Một mặt, vào ngày Trăng tròn (tức là ngày Rằm), tâm bị khuấy động ở mức cao nhất, các tai nạn, hành vi bạo lực, và khủng hoảng tinh thần dường như xảy ra nhiều hơn.
Mặt khác, sức mạnh vào thời điểm này của Mặt trăng có thể được sử dụng để đem lại lợi ích: theo lịch của Đạo Phật, ngày rằm là ngày của Đức Phật, và cũng là thời điểm thù thắng để thực hành thiền nhằm tận dụng tối đa năng lượng gia tăng này.
TU TRÌ TRONG THỜI GIAN NGUYỆT THỰC CẦN CHÚ Ý
(1) Khi xảy ra hiện tượng Nguyệt thực, không cần dùng mắt thường trực tiếp quan sát mặt trăng bị che lấp một phần, chỉ cần biết ngày có hiện tượng nguyệt thực và khoảng thời gian che khuất, vào giờ đó tu tiến hành trì các pháp môn là được.
(2) Trong quan kiến của thế gian thông thường, Mặt trời và Mặt trăng chỉ là hằng tinh và vệ tinh bình thường. Mặt trăng vì lực hút của Trái đất mà quay xung quanh nó, Trái đất thì quay quanh Mặt trời, nhưng quan điểm Vũ trụ học Thời luân Kim Cương của truyền thống Kim Cương thừa thì không đơn giản như vậy.
(3) Theo Phật giáo Kim cương thừa, Mặt trời và Mặt trăng có liên quan đến năng lượng thực hành Nhật thiên và Nguyệt thiên thuộc Thiên bộ gồm 12 thiên, nằm trong Ngoại kim cương bộ của Kim Cương Giới Mandala, có năng lực viên mãn tâm nguyện thế gian và hộ trì Phật Pháp.
(Mandala Kim Cương Giới)
(Mandala Thai Tạng Giới)
(4) Trong thời gian nguyệt thực, thiện nghiệp hoặc ác nghiệp đều tăng trưởng gấp 700.000 lần so với thông thường.
(5) Sự tăng trưởng năng lượng thiện nghiệp nói trên không phụ thuộc vào việc Nguyệt thực diễn ra toàn phần hay một phần. Điều quan trọng là cần thực hành các thiện nghiệp trong thời gian diễn ra Nguyệt thực.
Những việc nên làm trong khoảng thời gian Nguyệt thực để tích lũy công đức to lớn:
1) Làm việc thiện, giúp đỡ người nghèo;
2) Nếu có điều kiện, hãy đi nhiễu các Bảo tháp, Tự viện, Chùa hay viếng thăm các thánh địa;
3) Phát nguyện, làm thiện hạnh vì lợi ích chúng sinh hữu tình;
4) Giữ tâm bình tĩnh, không hoảng hốt, trong thời điểm Nguyệt thực;
Mandala Thời luân Kim Cương
Ngoại Kim cương bộ Mandala – Nguyệt thiên ở trung tâm, xung quanh là chư thiên của các Hành tinh khác
5) Tu tập Phật pháp, lễ Phật và thiền định, Trì tụng Phổ Hiền Hạnh Nguyện Vương, các chân ngôn thường nhật như chân ngôn của đức Phật Thích Ca, chân ngôn Phật A Di Đà, chân ngôn Lục Tự Đại Minh của Đức Quan Âm hay chân ngôn Thượng sư Liên Hoa Sinh;
6) Quán tưởng vô minh của bản thân và chúng sinh được tiêu trừ;
7) Trì tụng chân ngôn và quán tưởng Phật Bản tôn chính mà bạn thường tu tập;
8) Thực hành khóa lễ cúng dàng Hỏa tịnh;
9) Ăn chay;
10) Phóng sinh.
Ngoài các thực hành nói trên, bất kỳ thiện nghiệp nào khác được thực hiện trong thời gian Nguyệt thực cũng đem lại lợi ích to lớn.
Những việc không nên làm trong thời gian Nguyệt thực:
(1) Thời gian Nguyệt thực có thể có nhiều tác hại. Phụ nữ có thai nên ở trong nhà, mọi người không nên tắm, đi du lịch, không nên quan sát Nguyệt thực nếu không có thiết bị bảo vệ mắt. Không nên khai trương hay bắt đầu các công việc quan trọng vào thời điểm này.
(2) Bạn cũng không nên đi ngủ, đi vệ sinh, hay quan hệ nam nữ trong thời gian diễn ra Nguyệt thực.
(3) Không nên ăn uống trước khi diễn ra Nguyệt thực và trong thời gian Nguyệt thực. Những tia năng lượng trong thời gian đó có năng lượng gây hại cho đồ ăn, thức uống đã nấu chín. Cần để cỏ Kusha hoặc rau húng quế vào những đồ ăn, thức uống để ngăn chặn năng lượng tiêu cực.
Các lợi ích của việc trì tụng Chân ngôn
- Mặt trăng có năng lượng ảnh hưởng đến tâm trí con người. Trì tụng chân ngôn Mặt trăng (Nguyệt thiên Ma ni) giúp tiêu trừ các mê lầm trong tâm và tăng cường sức mạnh của tâm.
- Mặt trăng có thể giúp tăng cường vẻ đẹp, trí thông minh, thị lực, trí nhớ và năng lực nhận thức.
- Thường xuyên trì tụng chân ngôn từ bi củng cố các kết quả tích cực đối với những lĩnh vực do Mặt trăng chi phối trong đời sống, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Nguyện tất cả đều tinh tiến tu tập trong thời gian cát tường thù thắng này!
Nguyện chiến tranh, bệnh dịch, tai ách hết thảy đều tiêu trừ!
Nguyện tất cả mọi người đều chứng đắc Bồ đề tâm, an lạc và hạnh phúc, nhanh chóng tiêu trừ hết phiền não và thành tựu giác ngộ.
- 2930 reads