Jetsunma Tenzin Palmo | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Jetsunma Tenzin Palmo

548
04/03/2010 - 00:00

Tại Ấn Độ, cô đã gặp được Căn Bản Thượng Sư của mình, Nhiếp Chính Vương Khamtrul Rinpoche đời thứ VIII - một bậc thầy tâm linh vĩ đại, và cô đã trở thành một trong những người phương Tây đầu tiên được công nhận là  sư ni Tây Tạng. Ni sư đã lân mẫn, tham học với Khamtrul Rinpoche và cộng đồng của Rinpoche ở Himachal Pradesh, miền Bắc Ấn Độ trong khoảng 6 năm. Sau đó Nhiếp Chính Vương Khamtrul Rinpoche đời thứ VIII đã hướng đạo cho ni sư tới thung lũng Himalayan ở Lahaul để thực hành pháp tu chuyên sâu hơn. Tenzin Palmo đã tu học tại một tự viện nhỏ khoảng vài năm và duy trì việc nhập thất trong suốt những tháng mùa đông dài. Sau đó, ni sư đã tìm nơi bế quan ẩn cư và những điều kiện hoàn cảnh cô tịch thuận lợi hơn để tĩnh tu, ni sư đã tìm được một cái động ở gần đó và tiếp tục trải qua 12 năm tu tập, với 3 năm cuối trong kỳ nhập thất nghiêm mật. Ni sư rời Ấn Độ năm 1988 và tới sống ở Italia, ở đó ni sư đã truyền dạy giáo pháp tại rất nhiều trung tâm Phật Pháp khác nhau.

Trước khi Nhiếp Chính Vương Khamtrul Rinpoche đời thứ VIII viên tịch năm 1980, Ngài đã nhiều lần yêu cầu Tenzin Palmo thành lập ni viện. Tenzin Palmo rất hiểu tầm quan trọng của công việc này và nhớ lại:

Khi tôi đang sống tại một tự viện nhỏ ở Lahaul, tôi tự thấy rằng tuy những sư ni rất thông minh và thành kính dâng hiến nhưng họ không có lấy một cơ hội để tu học và tiếp cận những giáo lý cao cấp hơn. Điều này làm cho tôi rất buồn bởi vì chư Tăng được đón nhận tất cả những giáo pháp, được áp dụng những giáo pháp này vào việc tu tập nhập thất của họ, trong khi đó bên ni chúng lại không được quan tâm và bị, đối xử như những người phục vụ”.

Vào năm 1993 những Lama của tự viện Khampagar ở Himachal Pradesh, Ấn Độ lại thỉnh cầu ni sư thành lập tự viện. Khi đó Tenzin Palmo đã sẵn sàng tiếp nhận sứ mệnh khó khăn này và dự án của Ngài bắt đầu dần dần thu hút được sự quan tâm trên toàn thế giới.

Với những đại thành tựu tâm linh và những nỗ lực trong việc tôn vinh, đề cao địa vị của những nữ hành giả trong Phật giáo Tây Tạng, vào ngày mùng 10 tháng giêng năm Mậu Tý theo lịch Tây Tạng, Tenzin Palmo sẽ được Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII tiến cử, đăng quang danh hiệu Jetsunma, có nghĩa là Đạo Sư Tôn Quý. Hãy đọc cuộc phỏng vấn Jetsunma Tenzin Palmo trong ấn bản tháng 11 năm 2007 của tạp chí Dragon “Sự Tìm Cầu Giác Ngộ Của Nữ Nhân”.

Để chứng kiến sự kiện lịch sử này, xin hãy liên hệ Druk Foundation Ltd.
Room 1503 The Phoenix
No. 11- 25 Luard Road, Wanchai, Hong Kong
Tel. (852) 6148 9089
Fax (852) 2887 6880
Email: info@drukpa-hk.org


Nguồn http://birthday.drukpa-nuns.org

 

Trí tuệ và nữ nhân

Dianme Povry, (sau này được biết đến qua pháp danh đầu tiên của cô là Tenzin Palmo) là một vị sư ni người Anh đầu tiên đã ẩn cư bế quan thiền định suốt 12 năm trong một hang động cao 12.300 bộ trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, cách ngăn khỏi thế giới trần tục bởi những dặng núi tuyết trắng quanh năm.

Tenzin Palmo đã sống một mình và tu tập trong động tuyết, đã đối mặt với những nguy hiểm cận kề, đã vượt qua những cơn lạnh khủng khiếp, những cái đói chết người, những trận bão tuyết kinh hồn và những thú rừng hoang dã nguy hiểm. Ni sư đã tự trồng lấy thực phẩm và ngủ ngồi trong cái hộp gỗ rộng cỡ 3 bộ vuông (theo truyền thống Tây Tạng, các vị tu sĩ đều tọa thiền trong một cái hộp gỗ như vậy). Ni sư không bao giờ ngủ nằm. Mục đích của Tenzin Palmo là chứng ngộ trong hình tướng nữ nhân.

Sinh năm 1943, Tenzin Palmo lớn lên ở trung tâm khu London East End. Cô là con gái một người bán cá. Khi con bé, Tenzin Palmo đã thích sống cô tịch một mình. Sư ni đã tìm hiểu nghiên cứu các tôn giáo Phương đông và khao khát chứng ngộ ngay trong một đời.

Năm 20 tuổi , theo tiếng gọi của tâm linh, Tenzin Palmo đã bỏ việc làm tại thư viện và đáp tàu đi Ấn Độ .

Năm 1964  sau 3 tuần lễ diện kiến và lân mẫn học hỏi với đạo sư Khamtrul Rinpoche đời thứ VIII, Tenzin Palmo đã xuất gia và trở thành sư ni Tây Phương đầu tiên tại ấn độ, đó sống một mỡnh trong một tự viện Phật Giáo Tây tạng và cũng là người sư ni duy nhất trong số hàng trăm Tăng sĩ do đó sư ni đã kinh nghiệm sự đối xử cách biệt đối với hàng nữ tu. cô đơn và đau khổ, Tenzin Palmo đã thề nguyện sẽ chứng  ngộ trong hình tướng nữ nhân, dù phải trải qua vô lượng số kiếp.

Với tâm nguyện đó năm 1970, ni sư bắt đầu cuộc sống độc cư tại một nơi thâm sơn, hoang liêu, cô tịch. Và 3 năm sau sư ni tìm đến một động tuyết cao chót vót trên dãy Hymalaya để ẩn cư thiền định.

Năm 1988, ni sư dời động Tuyết Sơn với quyết tâm thành lập ni viện ở Bắc Ấn giúp cho những phụ nữ khác đạt tới cảnh giới giác ngộ. Từ lúc bắt đầu sống đời ẩn sĩ chỉ 80 Anh kim một năm, Tenzin Palmo đã trở thành một người nổi tiếng với những cuộc du thuyết toàn cầu; và việc tổ chức quyên góp xây dựng ni viện của ni sư càng lúc càng hoạt động sôi nổi. Tenzin Palmo đã đến với cuộc đời này, rời bỏ nó rồi lại trở về một lần nữa để giúp đỡ mọi người.

Ni sư tâm sự chia sẻ những trở ngại, gian nan mà ni sư đã vượt qua, những thôi thúc mãnh liệt, những thử thách và những xúc cảm tâm linh mà ni sư đã chứng nghiệm. ni Sư có đủ can đảm để trung thực diễn tả những dằng co khắc khoải mâu thuẫn giữa tình yêu đôi lứa và tiếng gọi nội tâm đầy ân sủng. Sự can đảm, khí phách, và trí tuệ của một vị ni cô Tây Phương đầu tiên đã đối phó và vượt qua một cách dũng mãnh những chướng ngại thiên nhiên. Cũng như tâm, sinh lý để đạt tới cảnh giới giác ngộ giải thoát

Qua những sự kiện và kinh nghiệm chứng ngộ của mình, Tenzin Palmo đã chứng tỏ cho chúng ta thấy ni sư là một nữ anh hùng của thời đại chúng ta, một ngọn đuốc sáng đốt cháy hàng rào cản ngăn bước tiến của giới phụ nữ và san bằng mọi ranh giới phân chia cách biệt giữa người và người, giữa nam và nữ từ ngàn xưa cho đến tận thế kỷ XXI này.

Trích trong truyện: Trong động tuyết sơn

Chương trình đại lễ sinh nhật

Pháp Vương Gyalwang Drukpa tại Kathmadu, Nepal

Địa điểm vân tập: núi Druk Amitabha (gần tháp Swayambhunath)

Ngày 16 tháng 02
(Tshechu, ngày mùng 10 lịch Tây Tạng)

Đại lễ sinh nhật của Pháp Vương Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII và Nhiếp Chính Vương Thuksey Rinpoche đời thứ II cùng với những nghi lễ truyền thống chính thức tiến cử đăng quang Tỳ Kheo Ni Tenzin Palmo lên địa vị Jetsunma Tenzin Palmo

Ngày 17 tháng 02

Lịch Tây Tạng ngày 11 tháng giêng
Giảng Pháp và tu tập

Ngày 18, 19 tháng 02

Lịch Tây Tạng ngày 12,13 tháng giêng
Nhập thất Nyungnay

Ngày 20 tháng 02
Lịch Tây Tạng ngày 14 tháng giêng

Những hoạt động “Sống để yêu thương”, bao gồm việc viếng thăm những gia đình nghèo, làm sạch, bảo vệ môi trường và phân phát thuốc men miễn phí cho người dân địa phương và những người có nhu cầu trong khu vực núi Druk Amitabha.

Ngày 21 tháng 02
Lịch Tây Tạng ngày 15 tháng giêng

Nhiễu 13 vòng xung quanh tháp Swayambhunath, cúng dường đèn, giảng Pháp ngắn tại tháp. Mọi người cùng các sư ni ở núi Druk Amitabha tạ đàn chuyên tu  Drubchen.

Giải thích pháp tu Drubchen

Drub nghĩa là thành tựu, Chen nghĩa là vĩ đại, Drubchen có nghĩa là đại thành tựu Pháp. Đây là một nghi thức truyền thống của việc nhập thất thiền định theo truyền thống Tây Tạng kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Pháp tu tập này thu hút được một số lượng lớn những Tăng Ni, Phật tử và phải được ít nhất  một Lama cao cấp hướng dẫn. Pháp tu Drubchen là một pháp thực hành đầy năng lực, người ta nói rằng, Drubchen đóng vai trò như là một pháp đối trị tiêu trừ những nghiệp lực tiêu cực đang hoành hành trong thế giới, giúp thăng tiến sự an bình bên trong, sự an bình trong cộng đồng và sự an bình của thế giới. Người ta nói rằng, tham dự trọn vẹn pháp tu Drubchen sẽ tạo ra những lợi ích giống như là việc tu tập một mình trong khóa nhập thất bế quan kéo dài 7 năm. Pháp tu này đòi hỏi hành giả cầu nguyện và trì tụng thần chú theo thứ lớp trong suốt 24 giờ mỗi ngàykolok. Khóa tu Drubchen năm 2008 sẽ bắt đầu vào ngày mùng 8 theo lịch Tây Tạng tức ngày 14 tháng 02 và kết thúc vào ngày 15 tức ngày 21 tháng giêng năm 2008. Khóa tu được 200 sư ni núi Druk Amitabha tổ chức và chuẩn bị. Những sư ni này cũng sẽ biểu diễn Cham (những vũ điệu mặt nạ) và những nghi thức tâm linh khác có liên quan tới Drubchen.

Chúng tôi dự định tài trợ một phần hoặc toàn bộ nghi lễ Drubchen.

Chi tiết liên quan đến việc đăng ký và tài trợ.

Cúng dường đèn

Cúng dường đèn biểu trưng cho ánh sáng của trí tuệ, xua tan đi bóng đêm vô minh để đạt trí tuệ quang minh của Phật. Cúng dường đèn cũng là một phương tiện thiện xảo để khích lệ sự thuận hòa và tích lũy công đức, để thúc đẩy thăng tiến sự thành công, thịnh vượng, trường thọ, an bình và tình yêu thương cũng như phá tan các chướng ngại và dẹp yên những trỗi dậy của năm độc, chữa lành bệnh tật. Cúng dường đèn là một phương tiện nhằm giúp chúng ta xua tan vô minh hắc ám, tịnh hóa những ám chướng và nhiễm ô của mỗi người.

Với nguồn tài trợ cho phép, chúng tôi dự định cúng dường 100.000 ngọn đèn tại tháp Swayambhunath từ ngày 16 đến ngày 21 tháng 02 năm 2008.

Cúng dường Tshog (Ganachakra)

Tshog hay cúng dường Ganachakra là một đại lễ cúng dường tập hội Tam Bảo và Tam Căn Bản, do những hành giả Vajrayana thực hành nhằm tích lũy công đức và tịnh hóa những giới khuyết phạm Mật Thừa Samayas. Ganachakra cũng là Pháp tu nhằm chuyển hóa chấp thủ và tập khí thành một phần của con đường tu tập tâm linh.

Với nguồn tài trợ cho phép, chúng tôi dự định sẽ cúng dường 100000 phẩm vật Tshog từ ngày 16 đến ngày 21 tháng 02 năm 2008.

Một kỳ nhập thất Nyungney

Vì thời gian có hạn nên chỉ có một kỳ nhập thất Nyungnay. Đợt nhập thất này sẽ được tổ chức vào ngày 12, 13 tháng giêng theo lịch Tây Tạng tức ngày 18, 19 tháng 02 năm 2008. Kỳ chuyên tu này được coi là những ngày rất linh thiêng trong đợt Chothrul Duchen (15 ngày đầu tiên của một năm để tưởng nhớ những công hạnh kỳ diệu khác nhau của đức Phật, mỗi ngày đã được thấm nhuần chí tâm và tăng trưởng công đức cho những người ngoại đạo).


Nhập thất Nyungney là gì?

Nyungney là một pháp thực hành không ăn đặc biệt để tịnh hóa và tích lũy công đức dựa vào đức đại từ đại bi Avalokiteshvara. Nyungney được bắt nguồn từ tỳ kheo ni Gelongma Palmo (Skt. Bhikshuni Lakshmi hay Bhikshuni Shrimati), Ngài là một công chúa của vương quốc Ấn Độ cổ. Nhờ chí tâm thành kính tha thiết với đức Thiên Thủ Thiên Nhãn và tu tập pháp Nyungney trong một thời gian dài khoảng 12 năm, Gelongma Palmo đã vượt qua bệnh phong hiểm nghèo và thực chứng giác ngộ. Sau đó Ngài đã truyền dạy những phương pháp tu tập và ban gia trì cho pháp tu này- gọi là pháp Nyungnay cho những hành giả vĩ đại của dòng phái, và từ đó Nyungnay được duy trì liên tục cho đến ngày nay.

Pháp chuyên sâu này liên quan đến việc trì giữ tám giới của Đại Thừa (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, không ngồi tòa giường cao rộng, không ca múa hát và đeo đồ trang sức, không ăn trưa quá ngọ) vào ngày thứ nhất, và tiếp tục phát nguyện không ăn, không uống, không nói chuyện trong 24h vào ngày thứ hai. Thiền định và các thời khóa thực hành bao gồm tán tụng, đỉnh lễ và trì tụng thần chú.

Giải thích ngắn gọn về Nyungney

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa khai thị

Để chứng đắc giải thoát và sống trong thế giới này mà không gặp phải tai ương, khó khăn chướng ngại, chúng ta cần xây dựng nền tảng bằng việc loại bỏ ác nghiệp che chướng tự tính tâm đồng thời phải tạo ra những hoàn cảnh thuận duyên tích cực để đạt thúc đẩy, trợ giúp thành tựu giác ngộ.

Pháp nhập thất Nyungnay đặc biệt được giành cho những hành giả như chúng ta để tịnh hóa ác nghiệp, tích lũy công đức và trí tuệ trong một đợt nhập thất ngắn nhưng chuyên sâu. Nhập thất Nyungnay là một đợt tu tập chú trọng vào việc trì giới nghiêm mật với một khoảng thời gian 2 ngày, phát Bồ Đề Tâm, trì tụng nghi quỹ của Đức Thiên Thủ Thiên Nhãn - Quán thế Âm của lòng bi mẫn vô hạn. Nyungnay cũng được hiểu là một pháp tu nhập thất dựa trên Quán thế Âm Bồ Tát. Thông qua sự chỉ dạy, hướng dẫn của các bậc đạo sư và việc trì tụng thần chú của lòng từ bi (Om Mani Paddma Hung) trong suốt kỳ nhập thất, Nyungnay sẽ giúp cho chúng ta hiển lộ tự tính đại từ đại bi nguyên thủy và trưởng dưỡng lòng từ bi vô hạn chan trải tới vô lượng hữu tình.

Trong pháp tu này, Nyungnay sẽ đào luyện, trưởng dưỡng bao gồm cả ba thừa trong đạo Phật. Chúng ta phải phát nguyện trì giới việc không sát sinh, không trộm cắp, không nói dối, không dâm dục, không uống rượu, không ngồi dường tòa cao, không đeo trang sức và giải trí trong suốt quá trình nhập thất.

Ngày đầu tiên, những người nhập thất chỉ ăn một bữa trước giờ ngọ, không ăn bữa chiều và tối trong khi tham gia vào ba thời khóa tu tập. Giống như tất cả các pháp tu thực hành Mật Thừa khác, Nyungnay cần đến sự quán tưởng các Bản tôn hóa thần cùng với sự cầu nguyện, cúng dường, đỉnh lễ và giành nhiều thời gian trì tụng thần chú. Thời khóa bắt đầu từ sáng sớm cho đến tận chiều tối. Vào ngày thứ hai, những hành giả sẽ phải nhịn ăn nhịn, uống hoàn toàn, đồng thời phải duy trì sự tịnh khẩu bằng trì tụng nghi quỹ, sau đó tiếp tục ba thời khóa thực hành khác.

Chi tiết liên quan đến đăng ký và tài trợ.

Sống để yêu thương

Có khoảng 10.000 hộ gia đình sống ở xung quanh núi Druk Amitabha, hầu hết họ cần những sự giúp đỡ khác nhau. Pháp Vương Gyalwang Drukpa mong muốn dành trọn ngày 14 tháng giêng theo lịch Tây Tạng (20 tháng 02 năm 2008) để tích cực thực hiện nhiều hoạt động nhằm động viên, khích lệ người dân nơi đây.

Tập hợp được những bác sĩ, nha sĩ để thành lập một đội khám chữa bệnh và gây quỹ để mua những vật dụng thiết yếu cho người dân địa phương như: Cặp sách, văn phòng phẩm cho trẻ em, quần áo, giày dép v.v… là rất cần thiết. Đây là cơ hội để giáo dục người dân địa phương về việc bảo vệ, bảo tồn môi trường và giữ vệ sinh chung để tránh bị ốm đau, bệnh tật.

Kinh phí tài trợ đang được quyên góp. Việc viện trợ quần áo, cặp sách, đồ văn phòng phẩm rất được đánh giá cao.
Chi tiết liên quan đến việc đăng ký và tài trợ
Hãy vào trang web: Live to Love

 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,119,350
Số người trực tuyến: