Tại sao các vị Phật Bản tôn lại trang hoàng trang sức ? | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Tại sao các vị Phật Bản tôn lại trang hoàng trang sức ?

1817
18/02/2017 - 08:38
Trong Kim Cương thừa, các bạn thấy có rất nhiều vị Phật Bản tôn. Về hình tướng bên ngoài, các Ngài trang hoàng các đồ trang sức vô cùng lộng lẫy, so với thời bây giờ có thể sánh như dùng toàn đồ hiệu, kim cương đắt tiền nhất. Tại sao như vậy, liệu có phải các Ngài muốn chứng tỏ sự giàu có hơn người chăng?

(Đức Phật Bản tôn Hoàng Tài Bảo Thiên)

Thật ra đây là phương tiện thiện xảo của Kim Cương thừa, giống như sức mạnh của marketing trong thời hiện đại. Thời nay, khi bước vào một cửa hàng, những đồng hồ đắt tiền nhất thường được làm thủ công. Giờ đây chúng trở thành những đồ vật xa xỉ, trong khi vài trăm năm trước, tất cả mọi thứ đều được làm thủ công. Chúng được bán đắt tiền nhờ sự tiếp thị từ bên ngoài, nhưng điều quan trọng chúng ta cần hiểu là bản chất bên trong, như vậy mới thực sự là hiểu biết. Tương tự, trong cuộc sống, chúng ta có sở thích khác nhau về gia đình, con cái, công việc, đôi khi chúng ta gặp được những người khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc, song tất cả những điều này đều xuất phát từ những suy nghĩ ở sẵn bên trong chúng ta.

Trở lại với việc trang hoàng rất lộng lẫy của các Bản tôn, thì các Ngài không còn tư duy phân biệt giữa giàu và nghèo, giữa xa xỉ và tầm thường. Nhưng chúng ta vẫn còn tâm phân biệt, trong chúng ta có sự lập trình sẵn về marketing, nên chỉ một sản phẩm thông thường nhưng được thêm vài chi tiết cũng khiến chúng ta cảm thấy rất cuốn hút.

(Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa trong buổi tọa đàm "Doanh nhân và Hạnh phúc")

Có thể chúng ta chưa hiểu hết cơ chế vận hành của tâm. Chúng ta theo đuổi các mục tiêu của mình như là có được nhà cao cửa rộng, chúng ta có được cuộc sống hoàn hảo bên ngoài nhưng đôi khi vẫn cảm thấy thiếu vắng một điều gì đó. Ở đây chúng ta cần định nghĩa lại thế nào là một cuộc sống thực sự hoàn hảo. Bởi tất cả chúng ta đều bị chi phối bởi tư duy của mình, và thường thì nó chưa thực sự đúng đắn.

Ví dụ như bạn là người thích thiền nhưng bạn cũng thích đi mua sắm, thì tôi nghĩ rằng việc đi mua sắm cũng là cơ hội để chúng ta có thể thiền. Tôi giả sử khi vào cửa hàng mà giá hàng hóa giảm giá 50% thì bản thân sẽ cảm thấy rất vui sướng. Nhưng thực ra nếu chúng ta tĩnh tâm lại và quán chiếu thì thấy rằng giá trị của hàng hóa đang được định ra bởi chính tâm của chúng ta, bởi nếu thực sự họ giảm được 50% như thế thì giá trị của hàng đó có đáng là 100% như thông thường hay không. Thì thiền ở đây là chúng ta dừng lại để hiểu được động cơ khi mà chúng ta mua hàng, chúng ta hiểu được giá trị của một món hàng thực sự là đâu.
( Trích lời khai thị của Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa trong buổi tọa đàm Doanh nhân và Hạnh phúc )

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,118,869
Số người trực tuyến: