Tâm chí thành và lòng từ bi | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Tâm chí thành và lòng từ bi

33
06/08/2010 - 00:00

Với các em nhỏ như Kalen-joj, thời khắc bắt đầu cuộc đời xuất gia tuy rất trang nghiêm nhưng vẫn ghi dấu tâm trạng đượm buồn của sự li biệt. Cậu nói, đôi mắt rơm rớm: "Bố tôi đã mất" và cho biết thêm rằng cậu đã khóc rất nhiều khi mẹ đồng ý cho cậu xuất gia. Sher Bahadur, người anh 15 tuổi của cậu khi về thăm nhà khoảng hai năm trước đã cầu xin mẹ cho phép Kalen-joj được xuất gia nhằm phụng sự Đức Phật và nhân loại. Cậu bé 10 tuổi Kalen-joj nói: "Tôi biết đó là một quyết định khó khăn đối với mẹ tôi. Nhưng bà là một Phật tử thuần thành và vì thế bà đã cho phép tôi xuất gia".

Hơn hai năm đã trôi qua kể từ ngày quyết định xuất gia và nay Kalen-joj đang là một trong số hơn 1.500 vị tăng ni trẻ tuổi đầy nhiệt huyết tại Tự Viện Núi Druk Amitabha của Truyền Thừa Drukpa.

Truyền Thừa Drukpa là một trong những tông phái Phật giáo chính tại vùng Himalaya có lịch sử khởi nguồn từ năm 1206 và hoằng truyền rộng khắp trên các quốc gia như Bhutan, Tây Tạng, Trung Quốc, Nepal và Ấn Độ với ít nhất 4 triệu tín đồ.

Tự Viện Núi Druk Amitabha tọa lạc ở Sitapaila, thuộc địa phận của tỉnh Bagmati. Từ đây, ta có thể đi bộ tới ngôi bảo tháp nổi tiếng Swayambhunath của Kathmandu.

Trụ xứ này hiện trở thành trung tâm đào tạo và trụ sở điều hành chính các ni viện của Truyền Thừa Drukpa và cũng là nơi tổ chức Hội đồng thường niên của Truyền thừa Drukpa hai năm gần đây. Vào thời điểm của Hội đồng Thường niên Drukpa lần thứ II, có 800 ni sư từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt trong khu vực dãy núi Himalaya và 200 chư tăng trẻ tuổi cùng khoảng 1.500 Phật tử và thiện hữu tri thức  đã vân tập tại tự viện này. Trong suốt 8 ngày diễn ra Đại Hội, hoạt động hàng ngày của chư ni và những người tham dự chủ yếu là cầu nguyện vào buổi sáng, học tập, học các môn võ thuật cũng như cử hành các khóa nghi lễ và thực hành tâm linh.

altBên cạnh thực hành tâm linh diễn ra hàng ngày, chư ni còn tập luyện Kung Fu hai lần một ngày. Chúng tôi tin tưởng chắc chắn vào những gì mà Bậc Thầy tâm linh của chúng tôi - Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đã dạy rằng khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần là có tầm quan trọng như nhau’, sư cô Jigme Rigzin Jhano, một trong những sư ni quản lý văn phòng tại tự viện cho biết. Quả thực, tại nơi đây, những thiếu niên xuất gia như Kalenjoj có một tuổi thơ rất khác so với những gì ngoài đời họ có thể trải nghiệm. Tôi cũng gặp một thiếu niên khác là đồng hương và trạc tuổi Kelenjoj. Tuy thế danh là Rinche Tare song cậu thường tự giới thiệu mình là Jigmey (Vô Úy), một danh hiệu mà cậu rất tự hào và luôn phấn đấu luyện rèn trưởng dưỡng thân tâm theo phẩm hạnh đó. Quan niệm của những cậu bé như Kelenjoj và Tare về Đạo Phật thật vô cùng mộc mạc và sâu sắc.

Bố của Tare sống ở Malaysia, vì vậy với mẹ của em, việc cho phép em xuất gia gia nhập Tăng già là một chọn lựa tự nhiên sẽ có thể đảm bảo cho em được giải thoát khỏi những khổ đau của thế giới này. ‘Paap karne hunna’ (nghĩa là "Nhân loại nên từ bỏ các nghiệp bất thiện"), Tare nói vậy và thêm rằng trong mỗi thời khóa hàng ngày em luôn dành một phần để cầu nguyện cho an bình của toàn thế giới. Ở em có sự hòa trộn giữa sự trong trắng thơ ngây và một trí tuệ đầy sâu sắc tinh tế.

Những nguyên nhân khiến chư tăng ni tại đây xuất gia cũng rất khác nhau. Sư cô Jigme Rigzin Jhano, năm nay 20 tuổi và làm việc tại văn phòng của tự viện Druk Amitabha, kể lại với tôi rằng cô đã buộc phải bỏ trốn khỏi nhà mình ở Ladakh để xuất gia và chống lại những áp đặt của bố mẹ. Cô tâm sự: "Tôi mong nguyện được phụng sự mọi người!" Trường hợp của hai sư ni Zineet Amo và Zineet Sunam thì lại khác. Họ cũng đến từ Ladakh nhưng đã tự nguyện xuất gia với sự ủng hộ của gia đình họ. Hai cô từng tham dự một khóa lễ cầu nguyện đặc biệt kéo dài 10 ngày trùng với thời gian diễn ra Hội đồng Thường niên Drukpa và lễ đăng quang của một vị Tulku 4 tuổi Kyabje Sengdrak Rinpoche là hóa thân của Ngài Sengdrak Rinpoche (1947–2005).

Khoảng 800 ni chúng đã tham gia vào các lễ cầu nguyện cùng với những thành viên từ khắp nơi trên thế giới như: Bhutan, Pháp, Brazil, Anh, Hong Kong và Đức. Sư cô Zineet Amo cho biết "Zineet (Jigme) có nghĩa là Nidar - Vô úy".

 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,118,733
Số người trực tuyến: