Theo dấu chân các hành giả yogi của Truyền thừa Drukpa - Hành hương triều bái Phật tích tại Vương quốc Bhutan | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Theo dấu chân các hành giả yogi của Truyền thừa Drukpa - Hành hương triều bái Phật tích tại Vương quốc Bhutan

123
27/09/2013 - 00:00

Vương quốc Bhutan, vùng đất Rồng Sấm, hay còn gọi là Druk Yul, được coi là một trong những cõi Tịnh độ còn lại trên trần gian. Chương trình triều bái thánh địa tại Bhutan lần này được Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa đích thân thiết kế cho những ai có đủ phúc duyên tham gia. Hành trình triều bái các thánh địa tràn đầy ân phúc gia trì của đức Liên Hoa Sinh và chư Thượng sư giác ngộ Truyền thừa Drukpa sẽ đánh thức tiềm năng tâm linh nơi tự thân, giúp chúng ta viên mãn tâm nguyện của mình và trải nghiệm niềm hạnh phúc an lạc.

Chào mừng các bạn tới Bhutan!

Tổng hạnh phúc quốc gia, Kim chỉ nam trong chiến lược phát triển của Bhutan.

Vương quốc Bhutan, nơi Đạo Phật là quốc giáo, đã trứ danh trên thế giới với việc thực thi chỉ số Tổng Hạnh Phúc Quốc Gia (Gross National Happiness-“GNH”). Thay vì đánh giá sự giàu có của đất nước bằng các yếu tố tiền tệ, GNH là thước đo chỉ số hạnh phúc và thịnh vượng của người dân. Quốc vương đời thứ tư Druk Gyalpo Jigme Singye Wangchuck nhấn mạnh rằng, đối với Bhutan "Tổng hạnh phúc quốc gia" có tầm quan trọng hơn tổng sản phẩm quốc nội. Truyền thừa Phật giáo Đại thừa Kim Cương thừa Drukpa là truyền thống tâm linh chính từ khi thành lập nước tại quốc gia với khoảng 700.000 dân này.

Triết lý GNH được quốc tế ghi nhận và gần đây Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết theo đó“ tổng sản phẩm quốc nội không phản ánh toàn vẹn hạnh phúc và phúc lợi của người dân...” và “Mưu cầu hạnh phúc là mục tiêu căn bản của con người”. Liên Hiệp Quốc cũng thông qua đề nghị của Bhutan coi Hạnh phúc là một trong những mục tiêu phát triển trọng tâm của thiên niên kỷ.

Chương trình hàng ngày

6h: Khóa lễ Guru Yoga, Riwo Sangchoed (Hỏa tịnh)

7h30: Ăn sáng

8h30: Khởi hành

11h30: Nghỉ ăn trưa

13h30: Tiếp tục cuộc hành trình

14h: Dừng chân và hạ trại

17-19h: Giảng pháp

20h: Ăn tối

Lịch trình dự kiến

1/11/2013: Thimphu - Tharpaling, Bumthang.

2-9/11/2013: Bộ hành đến các thánh địa linh thiêng.

10/11/2013: Kết thúc với đại lễ cúng dàng Tshokhor

Tự viện Tharpaling, Chhumey

Tọa lạc trong thung lũng Chumey thuộc vùng Bumthang, Bhutan. Phần chính của tự viện được Đức Longchenpa - bậc Thầy sáng lập Truyền thừa Longchen Nyingthig xây dựng.

Đại Đệ tử của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ nhất Tsangpa Gyare, Đức Gyalwa Lorepa Wangchuk Tsondru [1187-1250] đã xây dựng một tự viện ở Tharpaling nằm ở phía trên trên tự viện chính.

Luggye Rawa

Tự viện này tọa lạc tại nơi từng được Đức Liên Hoa Sinh thiền định. Nền móng đầu tiên của tự viện được Đức Lama Ngog Chöku Dorje (1036-1097), đệ tử của Đại dịch giả Marpa xây dựng.

Zhabjethang



Sử sách viết rằng Đức Liên Hoa Sinh đã thiền định tại Zhabjethang trong thế kỷ thứ tám và để lại nhiều dấu chân thành tựu trên đá. Dấu tích vô cùng quý giá này khiến nơi đây về sau được gọi là "vùng đất của những dấu chân".

Trân bảo quan trọng nhất ở đây là một tôn tượng Đức Liên Hoa Sinh tuyệt đẹp. Trong một căn phòng nhỏ ở tầng dưới cùng là một phiến đá lưu dấu chân của Đức Liên Hoa Sinh và bậc minh phi Trí tuệ Menmo Tashi Kheudroen.

Thowa Drak

Tự viện thuộc vùng Thowadrak hẻo lánh (hay Thowa Drak) nằm cheo leo trên những mỏm núi cao ngất trên phía bắc của thung lũng Tang. Thánh địa này được lập nên bởi Đức Liên Hoa Sinh và Đức Mandavara. Người ta tin rằng Đức Liên Hoa Sinh cũng từng thiền định tại nơi đây. Tự viện được xây dựng bởi Đức Dorji Lingpa .

Tag Remochen

Ngôi chùa được xây dựng trên nền một vách đá có hình thù giống như vết vằn vện da hổ. Người ta cho rằng Đức Liên Hoa Sinh đã thiền định trong một hang động gần ngôi chùa. Truyền thuyết của dân bản địa kể rằng khi bị vị sơn thần hóa thành một con hổ tấn công, Đức Liên Hoa Sinh đã biến vị thần này thành một tảng đá. Sau này bậc khám phá kho tàng vĩ đại Pema Lingpa đã tìm thấy tại đây một Pháp báu là bảo bình chứa đầy cam lồ trường thọ tại nơi đây.

Kuenzang Drak

Được xây ở độ cao 3.350 mét, tự viện nằm trong thung lũng Tang và cách con đường cao tốc Jakar-Ura-Mongar 12km. Nó ở phía trên của Chel - quê hương của Pema Lingpa, bậc khám phá kho tàng vĩ đại .

Trong đại điện là một bộ phù điêu được tạc các hình ảnh của Đức Liên Hoa Sinh, Đức Pema Lingpa và Đức Namkhai Nyingpo. Khu Wangkhang lưu lại một tôn tượng Đức Quán Thế Âm nghìn mắt nghìn tay do đích thân Đức Pema Lingpa tạc. Hang động Oezerphug từng là nơi thiền định của Thugse Dawa Gyeltsen (1499-1586), con trai ngài Pema Lingpa. Ở đây có dòng nước thiêng có thể chữa bệnh động kinh và đột quỵ.

Maebar Tsho

Maebar Tsho (hay còn gọi là Hồ Đang Cháy) nằm ở phía nam của thung lũng Tang. Nó thật ra là một dòng nước siết chảy qua giữa một vực núi. Vào năm 1475, Đức Pema Lingpa, bậc khám phá kho tàng vĩ đại đã tìm thấy những báu vật được Đức Liên Hoa Sinh ẩn giấu và từ đó thọ nhận sứ mạng thiêng liêng để truyền bá Phật pháp. Người ta tin rằng những người có tín tâm thanh tịnh và ít nghiệp chướng có thể nhận thấy dấu hiệu phi thường trong hồ khi nhìn xuống từ một tảng đá ở phía trên.

Kurje Lhakhang

Kurje là một trong những thánh địa thiêng liêng nhất ở Bhutan. Đức Liên Hoa Sinh đã thiền định tại đây và để lại dấu thân (jeku) giác ngộ của Ngài trên một tảng đá.

Đây cũng là nơi Ngài hóa thân thành Hộ pháp Garuda và hàng phục quỷ thần Shelging Karpo, , cải hóa vị quỷ thần này thành một Hộ pháp.

Đức Liên Hoa Sinh đã cắm gậy hành hương của mình vào trong đất. Nơi đấy sau này một cây bách đã mọc ngay phía trước Kurje Lhakhang.

Jampa Lhakhang

Giống như ngôi chùa Kyichu Lhakhang trong thung lũng Paro, kiến trúc tâm linh này được coi là ngôi chùa đầu tiên được đức vua Tây Tạng Songtsen Gampo xây dựng ở Bhutan vào thế kỷ thứ bảy.

Đây là một trong 108 ngôi đền mà Ngài xây dựng để hàng phục một nữ quỷ khổng lồ. Jampa Lhakhang được đặt trên vị trí đầu gối trái còn Kyichu Lhakhang được đặt tại vị trí bàn chân trái của vị quỷ thần này.

Tamzhing Lhakhang

Tamzhing là một trong những tự viện có ý nghĩa lịch sử, tâm linh và có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất ở Bhutan. Truyền thống Phật giáo Kim Cương Thừa được gìn giữ tại đây đã hơn 500 năm. Tamzhing cũng là một trung tâm nghệ thuật lớn, nơi bảo tồn Vũ điệu triệu thỉnh Hộ pháp Kim cương linh thiêng. Nó được xây dựng vào năm 1501 bởi bậc khám phá kho tàng giáo pháp Pema Lingpa. Ngài đã phô diễn và dẫn nhập nhiều Vũ điệu Kim cương thừa linh thiêng tại nơi đây. Kho tàng văn hóa này sau đó được phổ biến rộng khắp trong khu vực.

Thông tin tổ chức và thời hạn đăng ký:

Chương trình hành hương được tổ chức và điều phối bởi: Văn phòng Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa, Hạt Thimphu, Bhutan.

Quý Phật tử Việt Nam xin liên hệ hòm thư điện tử: drukpavietnam@gmail.com để gửi thông tin đăng ký gồm: Họ tên, số hộ chiếu, pháp danh (nếu có), điện thoại, địa chỉ liên hệ, người giới thiệu, khái quát kinh nghiệm tu tập (đã quy y, thực hành pháp môn nào, đã đi hành hương thánh địa chưa?). Thông tin hỗ trợ vui lòng liên hệ số điện thoại: 01239894445 (ngoài giờ hành chính)

Xin lưu ý: Việc gửi thông tin đăng ký không có nghĩa là việc đăng ký của bạn đã thành công, Drukpa Việt Nam bảo lưu quyền từ chối đăng ký khi bạn không đủ điều kiện tham gia hoặc do những lý do khách quan không thể thực hiện việc đăng ký cho bạn.

Thời hạn đăng ký cuối cùng là vào ngày 10/10/2013. Thời hạn có thể thay đổi tùy thuộc vào các lựa chọn tham gia và điều kiện lưu trú vào từng thời điểm. Vui lòng truy cập trang web Drukpavietnam.org để được cập nhật!

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,120,621
Số người trực tuyến: