Trở về từ thánh địa Maratika | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Trở về từ thánh địa Maratika

785
05/03/2010 - 00:00
Thứ nhất, tôi muốn thông qua đây hồi hướng nguyện cầu trường thọ cho tất cả các bậc đạo sư giác ngộ, đặc biệt là các đạo sư cùng thân phụ mẫu của tôi. Thứ hai, vì toàn bộ 200 ni sư đang tu tập trên Núi Druk Amitabha ở đây vừa hoàn thành khoá nhập thất kéo dài 8 tháng cùng kỳ kiểm tra mà họ đã thực hiện hết sức xuất sắc, và bởi công hạnh tu tập đó của họ, bởi vậy, tôi đã quyết định để họ thực hiện chuyến bộ hành triều bái này. Đoàn chúng tôi mất 3 ngày hành hương tới Maratika, 3 ngày nghỉ lại thánh địa và 3 ngày trở về.

Rất nhiều người cho rằng tôi không nên thực hiện chuyến bộ hành triều bái tới thánh địa Maratika, bởi họ thưa với tôi rằng “Kính bạch Pháp vương, ngài gặp khó khăn trong khi thở, chân ngài sẽ bị đau và sưng tấy, xin ngài đừng đi bộ, xin hãy đáp máy bay trực thăng”. Tất cả những khó khăn và chướng ngại sức khoẻ của tôi đều đã được mọi người biết rất rõ.

Đi xuống thì không mấy vất vả nhưng đường đi lên quả là khó khăn, nhất là khi đường đi quá dốc. Tôi cho rằng tôi đã thọ thực quá nhiều và tập luyện quá ít, vì vậy mà nhiều khi tôi thấy hụt hơi thở, tuy vậy, tôi rất vui khi thấy hơn 200 ni sư hoan hỷ vân tập cùng nhau, tụng chú cầu nguyện, bộ hành lên và xuống, họ cũng mua lương thực và nước uống trên đường đi từ người dân địa phương và phân phát cho mọi người. Chúng tôi thực sự vô cùng phấn chấn và hoan hỷ khi được trao đổi vật dụng lẫn nhau, phân phát lương thực thực phẩm cho tất cả mọi người. Tôi thực sự khó lòng tin được rằng ở một xứ xa xôi như vậy mà hầu như mọi thứ đều được đầy đủ bất cứ khi nào chúng tôi cần.

Khi chúng tôi thấm mệt, thường sẽ có ai đó bán nước uống, vậy tức là nước uống lúc nào cũng sẵn sang. Đôi lúc chúng tôi được cúng dường, đôi lúc chúng tôi cũng trả tiền nhưng số tiền là rất nhỏ. Tất cả mọi thành viên trong đoàn hành hương đều thỉnh cầu xin cúng dàng những đồ dùng này, và mọi người còn phân chia nhau theo thứ tự để được cúng dường đại chúng. Tất cả chúng tôi đều muốn cúng dường thực phẩm, nước uống và bất cứ thứ gì khác chỉ miễn sao để mọi người cảm thấy thoải mái và hoan hỷ. Khi tôi được mắt thấy những điều này, tôi cảm động và thấy trong lòng một cảm giác ấm áp vì đại chúng có được lục hoà và đây chính là tình yêu thương, cảm thông chân chính.

Một điều khá thú vị là khi bất cứ thứ đồ gì được đem ra phân phát, thì tôi là người đầu tiên được thọ nhận. Đôi khi tôi nhận về quá nhiều. Bạn có thể mường tượng là mỗi cá nhân trong đại chúng 200 người đều cúng dường lên tôi thứ gì đó, thì rốt cuộc tôi nhận được nhiều như thế nào. Tôi không muốn từ chối họ bởi tôi không muốn làm họ thất vọng. Vì thế nên tôi phải mang rất nhiều đồ và tôi không biết phải làm gì. Mãi sau này, tôi mới tìm được một giải pháp rất hữu hiệu. Đó là tôi nhận những đồ cúng dường và giữ chúng trong khoảng 1 đến 2 giờ đồng hồ để cho thấy tôi đã thọ nhận tâm thành kính của họ đối với tôi, sau đó tôi lại đem chính những đồ này ban chia cho họ, và điều này cũng khiến cho họ vô cùng hoan hỷ. Kém may mắn ở chỗ, tôi đã tìm ra giải pháp này quá muộn. Nhưng tôi có thể áp dụng cách này vào lần sau.

Vì tôi thực sự gặp khó khăn về hô hấp và tôi đã thở rất nặng nhọc khi đi bộ, cho nên tất cả các ni sư đều thành tâm khẩn cầu tôi (từ Maratika) bay về Kathmandu bằng trực thăng. Nhưng tôi đã chối từ. Tôi nói với họ, “Tôi muốn hoàn thành viên mãn chuyến hành hương để chính bản thân tôi phải cảm thấy hài lòng vì mình đã thực sự thành tựu nó. Nếu tôi trở về trước lúc này, tất cả chúng đệ tử sẽ cảm thấy trống trải trên chặng đường về kéo dài 3 ngày bộ hành”. Đây cũng không phải ý kiến hay khi thực tế cho thấy một số người có tiền có thể đi máy bay trên đường về còn những ai không đủ tiền đành phải đi bộ. Rất có thể một ấn tượng như vậy sẽ nảy sinh, và điều này sẽ khiến cho đại chúng cảm thấy rất thoái tâm. Tiền bạc không nên là lý do. Không phải là chúng tôi thực hiện chuyến hành hương đi bộ vì không có tiền, mà là vì chúng tôi cần tích luỹ công đức và trí tuệ. Không chỉ có vậy, chúng tôi cần thực hiện tinh thần lục hoà trong đại chúng, để có thế huân tu hạnh khiêm nhường và để mỗi cá nhân được tiếp xúc và nối kết với đất mẹ.

Bộ hành trên đất giúp chúng ta thiết lập mối liên hệ thực sự với thiên nhiên, ít nhất là với bản chất của đất mẹ. Đây chính là căn bản trong giáo Pháp của đức Phật, đây chính là cách chúng ta đưa mình trở về gần gũi hơn với thiên nhiên. Điều này không có nghĩa là lúc nào bạn cũng phải đi bộ và bạn sẽ phải từ bỏ những phương tiện giao thông khác. Nhưng đôi khi, bạn cần thực hiện hình thức hoạt động này chỉ để trải nghiệm về nó.

Nếu nhìn theo góc độ quan kiến luân hồi, không chỉ bạn sẽ gặt hái được nhiều trải nghiệm đa dạng, mà bạn sẽ được thành tựu nhiều lợi lạc tâm linh, cụ thể như bạn sẽ có được một trải nghiệm sâu sắc khi đi bộ chân tiếp xúc với mặt đất, hay leo núi, thưởng thức những khung cảnh tự nhiên mà không cần phải vận dụng nhiều những suy tưởng hay tư duy bằng tri thức phân biệt đối đãi của mình. Hoà mình cùng thiên nhiên, như khi leo núi, nghe âm thanh thác đổ, hít thở khí trời trong lành và mỉm cười chính mình cùng những bạn hữu thân thiết, tôi cho rằng đó là phần tuyệt vời mà cuộc sống mang lại.

Không phải chịu bất cứ một nền giáo dục nào, không cần sách vở, sách vở và sách vở, không cần bất cứ điều gì trong số đó, bạn có thể có được hầu như toàn bộ kiến thức thông qua trải nghiệm của chính mình khi tiếp xúc với thiên nhiên. Mà đó chỉ là điều mà chúng tôi trải nghiệm được trong vòng 9 ngày gần đây.

Khi chúng tôi ở lại thánh địa Maratika, chúng tôi đã thực hiện miên mật nghi lễ cầu nguyện và tu tập trường thọ cùng nghi lễ Ganachakra và lễ cúng dường đèn trong suốt 3 ngày. Sự kiện nổi bật đối với các ni sư của tôi đó là được chiêm bái sơn động nơi từng là trụ xứ của tôi trong suốt 8 tháng khi tôi thực hiện một năm tu tập ở Maratika cách đây nhiều năm. Tôi đưa các sư ni tới đây, nhưng lần này tôi không thể trèo lên động, bởi tôi quá lười biếng. Do vậy tôi nói với họ: “Vậy là tôi đã đưa sư ni tới đây, lúc này sẽ tuỳ thuộc ở các ngài có quyết định trèo lên động hay không” Và các sư đã lần lượt trèo lên động, toàn bộ mất 1 ngày rưỡi. Những ai đã trèo lên thì không muốn xuống nữa. Tôi luôn phải kêu tên để yêu cầu họ xuống, và tôi luôn phải nhắc đi nhắc lại, “Chúng ta không có thời gian, xin hãy xuống đây để những pháp hữu khác cũng có cơ hội”.

Sơn động này nằm ở mặt tiền của một mỏm đá cực dốc, tôi đã từng phải buộc dây vào đá ròng từ trên đỉnh núi để có thể xuống được trong động. Nhưng đó là một trú xứ tuyệt vời dành cho tu tập nhập thất. Tôi chỉ phải thọ thực mỗi ba ngày một lần  còn lại toàn bộ thời gian được giành cho tu tập và thiền định.  Đây quả là một đời sống vĩ đại.

Rất nhiều đệ tử, chư ni và các Phật tử khác của tôi, sau khi viếng thăm sơn động, họ đến chỗ tôi, mắt rưng rưng ngấn lệ. Khi từ sơn động trèo xuống đến nơi, họ đỉnh lễ năm vóc sát đất trước mặt tôi, và trào nước mắt không nói nên lời. Cho tới giờ tôi vẫn không hiểu tại sao. Tôi hoan hỷ khi thấy ngài Ngawang Dechen, vị thị giả hóa thân đời trước của tôi, giờ đã 77 tuổi, cũng đã lên được tới sơn động.

Tôi kể với 200 đệ tử của mình, chư ni và các Pháp hữu khác, câu chuyện sơn động về của tôi. Đây là nơi tôi đã thực hiện pháp tu thành tựu nhất. Đây chính là sơn động mà tôi đã chơi đùa cùng hai chú chuột lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng. Đó là những chú chuột hết sức nghịch ngợm, các chú thường gặm chiếc torma mà tôi đã phải mất khá nhiều thời gian để tự làm. Các chú cắn tôi và quấy phá tôi rất nhiều. Sau đó tôi tìm được một mẩu giấy ăn và tôi đã luôn dùng mẩu giấy này để trêu đùa các chú cho tới khi các chú trở thành bạn của tôi và thường ở bên cạnh tôi, cùng vui đùa với tôi. Sau một thời gian, các chú trở nên hết sức thân thuộc với tôi. Tôi còn nhớ đến cuối của kỳ nhập thất kéo dài 8 tháng, tôi cảm thấy rất buồn khi phải để các chú ở lại trong sơn động, và từ cách mà các chú nhìn tôi, tôi có thể tin rằng các chú cũng rất buồn khi thấy tôi rời đi. Tôi muốn mang các chú về nhà nhưng các chú hẳn sẽ không thể quen được với môi trường sống mới ở đó nên vì thế tôi đã để các chú ở lại.

Trong suốt kỳ nhập thất của tôi trong sơn động, có một lần, một chú thằn lằn đã bò qua mặt tôi và rời đi, kể từ lần đó tôi đã không ngủ vào ban đêm nữa, Nếu xét về mặt bên ngoài, đó là một chú thằn lần, nhưng về mặt bên trong hay bí mật, tôi vẫn cho rằng đó là một hóa thân đức Quán thế âm Bồ tát, ngài đã thị hiện để cảnh tỉnh tôi rằng tôi không nên lãng phí thời gian nữa. Trước khi diễn ra sự việc này, tôi vẫn thường ngủ 10 tiếng một ngày.

Dẫu sao đi nữa, tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời khoảng 8 tháng và sau đó tôi đã tới một nơi khác để nhập thất trong hơn 3 tháng. Như vậy, tôi đã giành gần một năm nhập thất tại Maratika.

Bởi vì tất cả chư ni đều có tín tâm dâng hiến để chiêm bái các thánh địa linh thiêng này, bởi vậy tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời. Phụ thân tôi cũng tới bằng máy bay nhỏ khi chúng tôi tới Maratika. Họ không thể đi bộ bởi lý do sức khỏe, bằng không tôi biết các ngài rất muốn gia nhập đi bộ hành hương cùng chúng tôi.

Maratika là thánh địa linh thiêng, nơi Guru Rinpoche và Mandarava đã tu tập trường thọ cùng nhau và chức đắc thành tựu giải thoát. Điều này được tôn kính là Chimed Rigzin. Chimed có nghĩa là Trường tồn và Rigzin có nghĩa là Bậc trì giữ tỉnh giác, bởi vậy Chimed Rigzin có nghĩa lf bậc trì giữ tỉnh giác. Có một bình trường tồn tự hiển diện trong giống như đức Phật Amitayus đang chắp tay, có thể nhìn thấy rõ ràng trong sơn động Maratika.

Tôi thực sư không khỏe để tới bất kỳ nơi nào khác, tôi chỉ đang đi xuống tới đó. Nhìn tôi giống như một ông lão, đang ngồi đó và chăm sóc tất cả những đứa con thơ, tới đỉnh lễ nơi này hay nơi kia, làm việc này, việc kia, tôi thậm chí không thể nhấc mình lên khỏi mặt đất. Tôi cảm thấy cũng rất xấu hổ nhưng tôi rất mỏi nhọc để đi tới bất kỳ một nơi nào. Ngoại trừ việc tới sơn động của tôi, và chỉ dẫn về sơn động cho chư ni, tôi đã làm rất ít những việc tay chân.

Tất nhiên về mặt tinh thần, tôi đã cố gắng làm tất thảy mọi thứ, tôi đang trì tụng thần chú miên mật không ngừng nghỉ, thực hành cầu nguyện trường thọ nhưng xét về mặt thể xác bên ngoài tôi chỉ giống như một chú heo mẹ béo ị mà thôi.

Bởi tín tâm dâng hiến, thanh tịnh và tình yêu thương vô hạn, chuyến hành hương này tuy ngắn nhưng vô cùng ý nghĩa, nó chắc chắn sẽ mang lại lợi ích vô cùng to lớn tới hết thảy hữu tình, đặc biệt với  những Thượng sư, trong đó có các Thượng sư của tôi và phụ thân tôi, chúng ta cầu nguyện các ngài trường thọ, và tất thảy những chúng sinh có thiện duyên trên thế gian này, những chúng sinh có thể trợ giúp những công hạnh lợi tha khuyến khích, sách tấn tất thảy mọi người trở thành những con người có ích. Tôi cho rằng tâm nguyện này chắc chắn sẽ được viên mãn.

Không chỉ có vậy tôi có thể nhìn thấy rất nhiều điềm lành cát tường về mặt bên ngoài, nhưng về mặt bên trong tôi cảm thấy rất đặc biệt tới mức không thể thốt lên lời. Tôi không có nhiều điều muốn chia sẻ.

Thượng sư Rinpoche đã thành tựu giác ngộ tối thượng bởi vì trí tuệ của ngài và tín tâm của Mandarava. Bởi vậy khi tín tâm và trí tuệ cùng song hành, chúng ta sẽ đươc ban tặng gia trì ban phúc. Bất kỳ ai dù là Thượng sư hay đệ tử, khi tới Maratika, họ cần có tín tâm và trí tuệ cùng hòa hợp song hành, không chỉ trong trường hợp này mà ở bất kỳ chuyến hành hương nào.

Trong suốt chuyến hành hương, tât cả chúng tôi đều rất thoải mái về tinh thần, bởi vậy chúng tôi đã vượt qua được tất cả mọi chướng ngại một cách tự nhiên. Chướng ngại vẫn ở đó nhưng chúng ta phải vượt qua mọi chướng ngại, bởi vậy chúng ta sẽ không bị tổn thương hay bị phiền nhiễu bởi bất kỳ rắc rối nào. Chúng ta sẽ chuyển hóa được mọi chướng ngại. Về mặt kinh nghiệm, bạn sẽ luôn có trí nhớ tốt về chuyến hành hương ít nhất trong một hai năm, hoặc thậm chí là mãi mãi..Trong một vài năm, chúng ta sẽ ân hưởng quả vị về mặt thế gian, như hạnh phúc, niềm an lạc, sự thoải mái, tràn đầy niềm tri ân… ví dụ, trong một vài năm trước, tôi đã đưa hơn 300 người trong một chuyến hành hương đi bộ, hôm nay tôi vẫn có thể thấy nụ cười niềm hoan hỷ trong tâm họ, Đây không chỉ là những gì tôi nói ra, phỏng đoán hay tưởng tượng, hay đó là một sự thật. Những sự trải nghiệm đó có thể thậm chí chuyển hóa đời sống thế gian thông thường thành một đời sống tràn đầy niềm hỷ lạc viên mãn, dù cho có bất kỳ chướng ngại rắc rối nào.

Nhưng ngay lúc này, tôi đang ở trước những công nghệ hiện đại, tôi cho rằng đó cũng là một bài học tốt. Cuộc sống cần có cả khía cạnh tâm linh lẫn khía cạnh vật chất, cả hai khía cạnh này đều có thể hỗ trợ nhau để tạo nên một đời sống phát triển một cách toàn diện, nếu bạn biết cách nhìn nhận những điều này một cách đúng đắn. Nếu bạn không làm được điều này, thì một trong hai mặt sẽ gây cho bạn những điều phiền toái, bất như ý. Không chỉ có thế giới vật chất mà ngay cả đời sống tâm linh cũng sẽ làm cho bạn phiền trược, nếu bạn không biết cách xử lý đúng đắn.

Bây giờ đã là quá khuya rồi, tôi không có bức ảnh nào để chia sẻ với các bạn, nhưng tôi nghĩ mình sẽ làm việc này vào ngày mai, sau khi nhận được những bức ảnh từ Jigme Zangmo.

Lúc này xin tạm biệt, và chúc ngủ ngon.

Nguồn: Back from Maratika, www.drukpa.org

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,117,278
Số người trực tuyến: