Vũ điệu của Phật | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Vũ điệu của Phật

21
25/10/2012 - 00:00

Nhân dịp cử hành nghi lễ gia trì rót đồng đúc tượng Ngũ Trí Như Lai - một hạng mục quan trọng của công trình Đại Bảo tháp Tây Thiên (tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) - các ni sư chùa Tây Thiên Phù Nghì đã trình diễn vũ điệu linh thiêng của 5 vị Phật - tượng trưng cho 5 trí tuệ hoàn hảo của bậc giác ngộ. Năm trí tuệ này được chuyển hóa chính từ Ngũ độc- tức 5 loại tình cảm thông thường của con người: Vô minh, sân giận, kiêu ngạo, tham ái và đố kỵ.

Theo Phật giáo Kim Cương thừa, để giúp chúng sinh tiến nhanh trên đường giác ngộ, Đức Phật đã hóa thành những vị Phật bản tôn tượng trưng cho năng lực vô song của tâm từ bi. Những vị Phật bản tôn đó nhảy múa theo hàng nghìn vũ điệu oai nghiêm diễn tả những hoạt động vì lợi lạc chúng sinh. Những vũ điệu bắt nguồn từ Ấn Độ này thường được phô diễn trong những buổi đại lễ Phật giáo Kim Cương thừa. Trong những dịp này, hành giả vũ công thường nhảy múa một cách tự nhiên, không bó buộc.

Theo thời gian, các vũ điệu được hệ thống hóa, được cắt nghĩa và truyền dạy lại cho những người tài năng xuất chúng.

Trong khi thực hành vũ điệu, vũ công quán tưởng các vị Phật với hào quang rực rỡ hiện ra trước mặt mình. Thực hiện các tư thế tay đặc biệt (gọi là các khế ấn) kết hợp với bước chân, các vũ công di chuyển thuận theo chiều kim đồng hồ tạo thành những vòng tròn đồng tâm- tượng tưng cho cảnh giới tịnh độ của Phật. Ở giai đoạn hoàn thiện, các vũ công quán tưởng chính mình là Ngũ Phật.

Sau khi nhảy múa ca ngợi công hạnh và phẩm chất của Ngũ Trí Phật- một trong những thời khắc quan trọng nhất của vũ điệu Ngũ Trí Phật là giây phút tĩnh lặng ngưng bặt mọi chuyển động. Các vũ công ở trong trạng thái “hoàn toàn thư giãn buông xả, an trú trong vô niệm”.

Sư thầy Thích Thanh Tịnh- trụ trì chùa Tây Thiên Phù Nghì cho hay: “Vũ điệu Ngũ Trí Phật là nghệ thuật giác ngộ cao siêu và thâm diệu của Kim Cương thừa được cử hành nhằm chuyển tải năng lực gia trì mạnh mẽ của Phật, không chỉ lợi ích cho người tham dự và miền đất cử hành nghi lễ, mà còn giúp vô số chúng sinh giải trừ những điều không lành, năng lượng tiêu cực và giúp tăng trưởng cát tường phúc báo hướng đến thành tựu giác ngộ”.

Công trình Đại Bảo tháp Tây Thiên cao 33m, đường kính chân đế 60m- tọa lạc trên một vùng đất phong quang bằng phẳng

Rất hiếm khi được trình diễn, vũ điệu Ngũ Trí Phật là phần quan trọng và được mong đợi của buổi lễ.

Vũ công trong trang phục xanh dương- sắc tiêu biểu cho Đức Phật Bất Động.

 

Sắc đỏ của Phật A Di Đà hay còn gọi là Phật Vô Lượng Quang - hiện thân của sự giải thoát khỏi ái chấp và ham muốn trong con người. Tượng A Di Đà sẽ ngự ở phía Tây Đại Bảo tháp.

Di chuyển theo chiều kim đồng hồ của 5 vũ công tạo thành hình Mandala- tức cõi Tịnh độ của Phật.

Khoảnh khắc tĩnh tại của các hành giả vũ công.

Múa rồng đánh dấu giờ phút cát tường rót đồng vào khuôn tượng.

Đổ đồng đúc tượng

Các con vật được phóng sinh sau khi lễ gia trì rót đồng hoàn tất. Vài chú chim vừa ra khỏi lồng đậu trên người thợ đúc trước khi lại sức bay tiếp.

(Nguồn: Dantri.com.vn)

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,119,200
Số người trực tuyến: