Ý KIẾN CỦA TÔI | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Ý KIẾN CỦA TÔI

5
28/10/2009 - 00:00
Nếu còn có lý do để tu tập, điều này có nghĩa là nếu bạn còn có những lý do nào đó đứng đằng sau việc tu tập của mình, dù cho đó là một lý do cao quí như là “giác ngộ”, thì việc tu tập của bạn vẫn luôn bị buộc ràng bởi điều kiện. Tu tập có điều kiện sớm hay muộn sẽ gây cho bạn những trở ngại.

 


 

 

Kết quả điều tra thăm dò ý kiến:

 

Hãy cho biết ý kiến của bạn: Tại sao bạn tu tập thực hành giáo pháp?

 

· Để thành tựu giác ngộ: 44 phiếu, 36,1%

· Để trở thành con người hoàn thiện hơn: 23 phiếu, 18,9%

· Để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn: 21 phiếu, 17,2%

· Để được hạnh phúc: 18 phiếu, 14,8%

· Để thượng sư hoan hỷ: 6 phiếu, 4,9%

· Để trở thành một đạo sư tâm linh: 5 phiếu, 4,1%

· Không có lý do: 4 phiếu, 3,3%

· Để khỏa lấp thời gian rỗi: 1 phiếu, 0,8%

· Để được ở bên các đạo hữu: 0 phiếu

Tôi ngạc nhiên khi thấy một số người thực hiện tu tập với mục đích trở thành một bậc thầy tâm linh. Thực tế thì đây là một việc rất khó, nếu tôi là họ, tôi sẽ không thực hiện tu tập với một lý do như vậy, trừ phi bạn đã thành tựu viên mãn cả từ bi lẫn trí tuệ. Bạn cần có trách nhiệm cũng như năng lực dẫn dắt chúng sinh đạt được giác ngộ, nếu bạn không có những phẩm hạnh như vậy, thì thậm chí bạn sẽ phải chịu trách nhiệm vì những chúng sinh mình dẫn dắt có thể bị đọa xuống các cõi thấp hơn. Đây là một chức phận quá nặng nề. Vậy nên tôi khâm phục lòng can đảm của những hành giả tu tập với mục đích trở thành một đạo sư tâm linh.

Khởi đầu, bạn có thể dựa vào những lý do tích cực để thực hiện tu tập chẳng hạn như tu tập để tự hoàn thiện mình, để được hạnh phúc, an lạc, hoặc để có một cuộc sống có ý nghĩa hơn, nhưng những lý do này đều không phải là mục đích rốt ráo. Đó là vì, chẳng hạn, nếu tôi không biết giác ngộ là gì, nếu tôi không biết được một cách thực sự những phẩm chất của giác ngộ, ví dụ như liệu giác ngộ là một cái đích nào đó hay giác ngộ chứa đựng một vài chất liệu nào đấy mà ta có thể kỳ vọng và mong đợi, vậy thì làm sao tôi có thể đặt ra mục tiêu là giác ngộ? Tu tập để đạt được giác ngộ nghe có vẻ là một câu trả lời thời thượng và hết sức phổ biến được hầu hết mọi người thừa nhận. Điều này cũng có vẻ logic, thậm chí trong kinh văn cũng có đề cập đến việc tu tập để đạt được giác ngộ vì lợi ích của hết thảy hữu tình. Tôi không nói rằng điều này là sai lầm, nhưng điều tôi muốn nói đó là trước tiên bạn cần phải hiểu được giác ngộ là gì đã. Đấy là trạng thái rốt ráo tột cùng của Trung Đạo mà bạn không thể diễn đạt, mô tả, hay gắn cho nó một tên gọi, một danh hiệu. Đó là tất cả những gì tôi có thể nói với bạn.

Có điều hơi đáng buồn là chỉ có 6 người tu tập thực hành để mong Thượng sư hoan hỷ, hài lòng. Những người đáng thương như chúng tôi không có nhiều lắm các cơ hội được người khác mang lại hạnh phúc cho mình. (Ha ha!). Đây quả thực là một điểm thú vị, đạo sư luôn có trách nhiệm đem đến hạnh phúc cho mọi người, chứ không phải theo chiều ngược lại, được mọi người đem lại hạnh phúc cho mình. Nó cho thấy trọng trách thực sự của bậc đạo sư.

Chỉ có duy nhất một người lựa chọn tu tập nhằm mục đích lấp trống thời gian rỗi, tôi từng nghĩ đáng lẽ họ nên chơi cầu lông, trượt tuyết hay vui thú với bạn bè. Thực đáng ngạc nhiên nhưng như vậy cũng không quá tồi. Tôi cũng đồng tình với việc này, tu tập để khỏa lấp thời gian rỗi cũng là một thiện hạnh có thể làm, dựa trên cơ sở đó, hoàn toàn có khả năng để chuyển hóa tâm thái này.

Nhân đây, tôi đã được thông báo về hội nghị Drukpa Châu Á lần thứ nhất sẽ tổ chức vào thời gian sắp tới tại Kuala Lumpur, Malaysia. Tôi hy vọng nhận được thông tin về những phương hướng, kế hoạch phát triển hứa hẹn từ các đại diện của tôi tới tham dự hội nghị từ Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Malaysia và Việt Nam sau khi họ đã cùng nhau đàm thảo, hãy đợi xem điều gì sẽ xảy ra. Tôi đoán chắc rằng trong vòng một hoặc hai ngày nữa, tôi sẽ nhận thêm một số tin tức về chương trình, mục đích của hội nghị cũng như những thành viên sẽ tham gia. Nếu được đưa ra ý kiến tham khảo, tôi cho rằng sẽ là rất tốt nếu như Jampal đảm nhiệm cương vị chủ tịch Drukpa Châu Á trong vòng 2 đến 3 năm, rồi một đại diện từ một quốc gia khác sẽ tiếp tục nhiệm kỳ 2 đến 3 năm sau đó nữa. Tôi hy vọng, làm như vậy sẽ rất tuyệt vời.

Chủ nhật, ngày 16 tháng 8 năm 2009

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,119,391
Số người trực tuyến: