Bạn đang ở đây
Bardo - Chuẩn bị gì cho người sắp lâm chung? (Hỏi - đáp 1)
4989
04/06/2017 - 08:00
Trong khi người thân đang trong giai đoạn bệnh nặng, sắp lâm trung có những việc khiến người thân bối rối không biết xử lý thế nào cho phải đạo, chúng tôi xin trích dẫn một số câu hỏi thường gặp được trích từ cuốn "Bardo - Hộ niệm người lâm chung", ấn phẩm do Drukpa Việt Nam biên dịch và phát hành năm 2014.
Hỏi: Một người khi đã rơi vào trạng thái hôn mê hoặc chỉ sống thực vật. Mặc dù thân nhân không muốn người đó chết nhưng việc tồn tại trong trạng thái đó thực chất là một cái chết từ từ, vậy nên để họ tiếp tục tồn tại như vậy hay để họ ra đi?
Đáp: Thực ra, trong trường hợp này, việc chúng ta mong muốn họ tiếp tục sống hay từ giã cuộc đời đều không tốt. Trong cả hai trường hợp, vì chúng ta không biết nghiệp của chúng sinh như thế nào, nên sự lựa chọn nào cũng có thể tốt hoặc xấu. Vì vậy, mọi chuyện nên thuận theo lẽ tự nhiên. Trên quan điểm tâm linh, việc sử dụng dưỡng khí, máy cứu sinh không phải là lựa chọn đúng đắn. Còn trong trường hợp một người bị chết não, sống thực vật nhờ máy móc, vậy liệu có được rút máy móc ra không và điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp này? Tôi cho rằng vấn đề là động cơ của bạn. Hành động của bạn phải xuất phát từ động cơ tích cực và lòng bi mẫn với người này, còn nếu quyết định của bạn được đưa ra trên động cơ vị kỷ, do những chán nản, mệt mỏi hay sân giận, thù hận của mình thì động cơ này không được đúng đắn.
Hỏi: Một người khi đã rơi vào trạng thái hôn mê hoặc chỉ sống thực vật. Mặc dù thân nhân không muốn người đó chết nhưng việc tồn tại trong trạng thái đó thực chất là một cái chết từ từ, vậy nên để họ tiếp tục tồn tại như vậy hay để họ ra đi?
Đáp: Thực ra, trong trường hợp này, việc chúng ta mong muốn họ tiếp tục sống hay từ giã cuộc đời đều không tốt. Trong cả hai trường hợp, vì chúng ta không biết nghiệp của chúng sinh như thế nào, nên sự lựa chọn nào cũng có thể tốt hoặc xấu. Vì vậy, mọi chuyện nên thuận theo lẽ tự nhiên. Trên quan điểm tâm linh, việc sử dụng dưỡng khí, máy cứu sinh không phải là lựa chọn đúng đắn. Còn trong trường hợp một người bị chết não, sống thực vật nhờ máy móc, vậy liệu có được rút máy móc ra không và điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp này? Tôi cho rằng vấn đề là động cơ của bạn. Hành động của bạn phải xuất phát từ động cơ tích cực và lòng bi mẫn với người này, còn nếu quyết định của bạn được đưa ra trên động cơ vị kỷ, do những chán nản, mệt mỏi hay sân giận, thù hận của mình thì động cơ này không được đúng đắn.
Những thành tựu và sự can thiệp của y học hiện đại đóng góp rất nhiều cho cuộc sống của con người ngày nay. Tuy nhiên, các thiết bị và phương tiện y học để kéo dài sự sống được sử dụng đã thay thế cho chức năng của các cơ quan, bộ phận trên cơ thể người chết khiến cho rất khó để nhận định về các quá trình tan rã của cái chết thông thường. Nếu bạn là một hành giả tâm linh có tín tâm sâu sắc đối với Phật pháp và bạn biết rất rõ rằng cái chết của mình đang đến gần, bạn có thể quyết định trước về việc này và sớm truyền đạt lại cho người thân, các đạo hữu Kim cương về nguyện vọng sử dụng hoặc không sử dụng các phương tiện hỗ trợ duy trì sự sống. Đương nhiên, đây là một quyết định khó khăn đối với thân nhân, bè bạn của người chết và nó bị tình cảm cá nhân chi phối nhiều, đặc biệt sẽ rất khó khăn khi phải đưa ra quyết định này một khi tiến trình chết bắt đầu thực sự xảy ra. Tuy nhiên, tôi cho rằng, mỗi cá nhân, mỗi loài chúng sinh đều có quyền tự quyết định cho bản thân cũng như lựa chọn cho mình một cái chết theo ý nguyện.
Hỏi: Trong trường hợp bị đau đớn phải dùng thuốc giảm đau thì có nên không?
Đáp: Nếu bạn đau đớn đến mức không thể nào chịu đựng nổi thì bạn sẽ khó có thể giữ tâm tỉnh thức. Cho dù việc đưa ra lời khuyên chung thật không dễ, nếu người cận tử cần phải dùng thuốc giảm đau thì cũng không sao, nhưng bạn nên lưu ý và dừng thuốc khi bắt đầu thấy có dấu hiệu của tứ đại tan rã. Việc dùng thuốc giảm đau có thể giúp cho người lâm chung được định tâm dễ dàng hơn. Nếu cố tình tránh dùng thuốc và khiến cơn đau làm tâm thần bấn loạn, người chết sẽ khó có thể tỉnh thức lựa chọn cho mình một tái sinh tốt đẹp.
Đáp: Nếu bạn đau đớn đến mức không thể nào chịu đựng nổi thì bạn sẽ khó có thể giữ tâm tỉnh thức. Cho dù việc đưa ra lời khuyên chung thật không dễ, nếu người cận tử cần phải dùng thuốc giảm đau thì cũng không sao, nhưng bạn nên lưu ý và dừng thuốc khi bắt đầu thấy có dấu hiệu của tứ đại tan rã. Việc dùng thuốc giảm đau có thể giúp cho người lâm chung được định tâm dễ dàng hơn. Nếu cố tình tránh dùng thuốc và khiến cơn đau làm tâm thần bấn loạn, người chết sẽ khó có thể tỉnh thức lựa chọn cho mình một tái sinh tốt đẹp.
Cũng có người thắc mắc nếu người chết dùng thuốc giảm đau thì liệu có thể nghe được những lời cầu nguyện và khai thị hộ niệm hay không. Đúng là trường hợp này sẽ rất chướng ngại vì các loại thuốc có tác dụng mạnh thường rất ảnh hưởng đến tâm trí người dùng. Vì vậy nên trong trường hợp này bạn sẽ cần phải đọc đi đọc lại rất nhiều lần những lời khai thị và cầu nguyện trong lúc tâm trí họ vẫn còn đang lơ mơ, giống y như bạn sẽ làm trong lúc hộ niệm người đã chết. Những giáo lý chỉ dẫn việc hộ niệm đều dạy rằng đối với người đã chết, bạn cần phải ghé gần tai họ và gọi tên Bậc Thầy của họ, và khi đọc khai thị bạn phải nhắc đi nhắc lại thật rõ ràng, bạn cũng cần phải làm như vậy đối với trường hợp của người cận tử đang dùng thuốc giảm đau hoặc an thần.
Hỏi: Có nên hiến tặng nội tạng sau khi chết?
Đáp: Trường hợp bạn muốn hiến tặng nội tạng khi chết, nếu nói một cách vị kỷ, hiến tạng thực ra không tốt cho bạn. Bởi vì nếu bạn chưa phải là một hành giả cao cấp và thành tựu thì điều đó sẽ làm rối loạn việc lưu thông trong cơ thể, ảnh hưởng tới các hệ thống và cơ quan trong cơ thể bạn. Cho nên đây không phải là một ý hay. Tuy nhiên, như tôi luôn nói và nghĩ rằng động cơ là yếu tố hàng đầu để bạn đưa ra quyết định. Nếu có một động cơ mạnh mẽ, chân chính và bạn không ngại nếu có bất kỳ sự rối loạn nào, nếu bạn phát tâm nguyện ấy từ sâu thẳm tâm mình thì tất nhiên điều này không có vấn đề gì. Nếu bạn đã thực sự chuẩn bị sẵn sàng cho bản thân thì quyết định này là điều rất tốt đẹp và đáng tôn trọng, không có gì sai trái cả. Nhưng về mặt sinh học hay thực hành thì không tốt lắm. Ví dụ như, trong khi bạn đang trong quá trình thiền quán hay thực hành Phowa, bạn đang nỗ lực thực hành thì một bác sĩ mang một con dao đến và bảo “Hãy cắt bộ phận này, hãy lấy bộ phận kia” khiến bạn hoàn toàn bị động loạn, như vậy không tốt. Thế nhưng, như tôi đã nói, nếu động cơ rất mạnh mẽ, bạn đã hoàn toàn sẵn sàng thì không ngại gì. Như thế còn hàng trăm lần tốt hơn là không làm gì, không hiến tạng cũng chẳng thực hành. Nếu bạn hiến tạng với tâm nguyện mạnh mẽ, thì bạn giống như một ngôi sao tỏa sáng vì bạn đang hy sinh bản thân để cứu giúp chúng sinh. Ngoài ra, nếu là hành giả, bạn nên tự thân thực hành chuyển di tâm thức Phowa hoặc thỉnh Bậc Thầy chuyển di tâm thức cho người chết để thần thức siêu thoát trước khi bác sỹ phẫu thuật lấy nội tạng của họ.
Đáp: Trường hợp bạn muốn hiến tặng nội tạng khi chết, nếu nói một cách vị kỷ, hiến tạng thực ra không tốt cho bạn. Bởi vì nếu bạn chưa phải là một hành giả cao cấp và thành tựu thì điều đó sẽ làm rối loạn việc lưu thông trong cơ thể, ảnh hưởng tới các hệ thống và cơ quan trong cơ thể bạn. Cho nên đây không phải là một ý hay. Tuy nhiên, như tôi luôn nói và nghĩ rằng động cơ là yếu tố hàng đầu để bạn đưa ra quyết định. Nếu có một động cơ mạnh mẽ, chân chính và bạn không ngại nếu có bất kỳ sự rối loạn nào, nếu bạn phát tâm nguyện ấy từ sâu thẳm tâm mình thì tất nhiên điều này không có vấn đề gì. Nếu bạn đã thực sự chuẩn bị sẵn sàng cho bản thân thì quyết định này là điều rất tốt đẹp và đáng tôn trọng, không có gì sai trái cả. Nhưng về mặt sinh học hay thực hành thì không tốt lắm. Ví dụ như, trong khi bạn đang trong quá trình thiền quán hay thực hành Phowa, bạn đang nỗ lực thực hành thì một bác sĩ mang một con dao đến và bảo “Hãy cắt bộ phận này, hãy lấy bộ phận kia” khiến bạn hoàn toàn bị động loạn, như vậy không tốt. Thế nhưng, như tôi đã nói, nếu động cơ rất mạnh mẽ, bạn đã hoàn toàn sẵn sàng thì không ngại gì. Như thế còn hàng trăm lần tốt hơn là không làm gì, không hiến tạng cũng chẳng thực hành. Nếu bạn hiến tạng với tâm nguyện mạnh mẽ, thì bạn giống như một ngôi sao tỏa sáng vì bạn đang hy sinh bản thân để cứu giúp chúng sinh. Ngoài ra, nếu là hành giả, bạn nên tự thân thực hành chuyển di tâm thức Phowa hoặc thỉnh Bậc Thầy chuyển di tâm thức cho người chết để thần thức siêu thoát trước khi bác sỹ phẫu thuật lấy nội tạng của họ.
Hỏi: Xin chỉ dẫn thêm về cách nhận biết những dấu hiệu của cái chết ở giai đoạn bắt đầu?
Đáp: Theo những biểu hiện về thể trạng hoặc tinh thần, có thể nhận biết một vài dấu hiệu bên ngoài như sau:
Tăng hôn trầm - do cơ thể đã bắt đầu tắt lịm dần nên người sắp lâm chung sẽ ngủ nhiều hơn. Lúc này người hộ niệm sẽ cần phải liên tục đọc kinh cho người cận tử nghe, giọng đọc có thể ở âm lượng bình thường nhưng càng ngồi gần sát người họ càng tốt. Lúc này họ vẫn có thể nghe được tốt nên sẽ rất lợi lạc.
Hoang mang, rối loạn, mê sảng - Những người này có thể không còn khả năng nghe, nhìn hoặc hiểu những việc đang diễn biến xung quanh khi người ta càng tiến dần tới cái chết. Có những người lúc này tâm trí đã vô cùng hoảng loạn và không thể nào còn nhận biết nổi sự việc xung quanh. Trong trường hợp này, trước khi bắt đầu công việc, người hộ niệm cần phải nói rõ và giúp họ hiểu được về sự hộ niệm, vì sao lại có người hộ niệm ở đây, mọi việc sẽ đi theo trình tự như thế nào và làm như vậy có được lợi ích gì. Sau khi đã giải thích cặn kẽ mới bước vào phần đọc giáo lý và thực hành.
(Chân ngôn OM MANI PADME HUNG)
Tăng động, thấp thỏm - Lượng khí oxy trong não bắt đầu giảm dần, những dấu hiệu thấp thỏm hoặc lặp đi lặp lại một vài hành động có thể sẽ xuất hiện. Nếu người cận tử vẫn còn có khả năng lần tràng hạt thì nên đặt tràng vào tay họ và giúp đỡ họ trì chân ngôn hoặc tụng kinh. Cần chuẩn bị sẵn một tràng hạt dự phòng trong trường hợp tràng hạt thường dùng, vì một lý do nào đó, không có sẵn bên người lâm chung, song tốt nhất vẫn nên dùng tràng hạt hàng ngày.
Hành xử bất thường - Vì lượng ô xy trong não giảm xuống và các chức năng của cơ thể suy yếu dần, đôi khi người lâm chung có thể hành xử rất bất thường, khác hẳn khi sống, chẳng hạn như có những thái độ tiêu cực, hung hãn. Nếu gặp tình huống này, người hộ niệm nên trì chân ngôn Đức Quan Âm “Om Mani Padme Hung Shri”. Nên trì miên mật cho tới khi người lâm chung tĩnh trí lại.
~ Trích ấn phẩm "Bardo - Bí mật Nghệ thuật sinh tử" - Drukpa Việt Nam biên dịch và phát hành.
Các bài cùng chủ đề đã đăng:
http://drukpavietnam.org/bardo-hieu-ve-sinh-tu-co-hoi-giai-thoat-ngan-vang
http://drukpavietnam.org/bardo-tam-phat-va-ba-trang-thai-bardo-tuong-ung
http://drukpavietnam.org/bardo-vong-linh-trai-nghiem-dieu-gi-trong-bardo-tai-sinh
http://drukpavietnam.org/bardo-giup-gi-cho-nguoi-sap-lam-chung-p1
http://drukpavietnam.org/bardo-giup-gi-cho-nguoi-sap-lam-chung-p2
http://drukpavietnam.org/bardo-giup-gi-cho-nguoi-sap-lam-chung-p3
http://drukpavietnam.org/bardo-ho-niem-trong-giai-doan-trung-am-49-ngay
Hành xử bất thường - Vì lượng ô xy trong não giảm xuống và các chức năng của cơ thể suy yếu dần, đôi khi người lâm chung có thể hành xử rất bất thường, khác hẳn khi sống, chẳng hạn như có những thái độ tiêu cực, hung hãn. Nếu gặp tình huống này, người hộ niệm nên trì chân ngôn Đức Quan Âm “Om Mani Padme Hung Shri”. Nên trì miên mật cho tới khi người lâm chung tĩnh trí lại.
~ Trích ấn phẩm "Bardo - Bí mật Nghệ thuật sinh tử" - Drukpa Việt Nam biên dịch và phát hành.
Các bài cùng chủ đề đã đăng:
http://drukpavietnam.org/bardo-hieu-ve-sinh-tu-co-hoi-giai-thoat-ngan-vang
http://drukpavietnam.org/bardo-tam-phat-va-ba-trang-thai-bardo-tuong-ung
http://drukpavietnam.org/bardo-vong-linh-trai-nghiem-dieu-gi-trong-bardo-tai-sinh
http://drukpavietnam.org/bardo-giup-gi-cho-nguoi-sap-lam-chung-p1
http://drukpavietnam.org/bardo-giup-gi-cho-nguoi-sap-lam-chung-p2
http://drukpavietnam.org/bardo-giup-gi-cho-nguoi-sap-lam-chung-p3
http://drukpavietnam.org/bardo-ho-niem-trong-giai-doan-trung-am-49-ngay
Viết bình luận
- 4989 reads