Bạn đang ở đây
Bốn Pháp quán "xoay tâm về với Pháp" - Phần mở đầu
1098
28/08/2017 - 21:59
Bốn pháp quán “xoay tâm về với Pháp”, còn có tên gọi “Tứ niệm pháp”, là một pháp thiền quán vô cùng quan trọng mà bất kỳ ai tu tập đều nên thực hành.
Gọi là “Tứ niệm pháp” bởi đây là bốn đề mục cần được suy niệm và thiền quán một cách sâu sắc, toàn diện, với mục đích đem lại cho chúng ta tri kiến đúng đắn về bản chất của cuộc sống, để từ đó, chúng ta có thể phá bỏ những chấp trước sai lầm của tâm, biết trân trọng giá trị kiếp người và sử dụng đời sống làm người một cách hữu ích. Chính vì thế, pháp tu này còn được gọi là Pháp quán “xoay tâm về với Pháp”, tức đưa tâm trở về với hiểu biết chân thực.
Bốn đề mục để quán niệm đó bao gồm: thiền định về Thân người khó được, thiền định về cái Chết và Vô thường, thiền định về luật Nhân quả, và thiền định về Khổ của các đạo luân hồi.
Mục đích ý nghĩa
Tại sao Tứ niệm pháp được coi là một pháp thực hành căn bản và thiết yếu đối với mỗi chúng ta? Có lúc nào bạn cảm thấy rằng cuộc sống của mình dường như vô định hay bế tắc? Chúng ta sinh ra, thực hiện rất nhiều công việc, bươn chải mưu sinh, hưởng thụ nhiều khoái lạc và hạnh phúc nhất thời, nhưng có một sự thật không thể nào chối cãi được đó là mọi vui khổ trong luân hồi đều rất vô thường và ai rồi cũng sẽ chết. Khi chết, chúng ta phải bỏ lại tất cả sau lưng. Những mục tiêu, kế hoạch, thành công, mọi sự sở hữu thế gian cũng như mọi vui buồn của chúng ta đều trở nên vô nghĩa. Vào thời điểm quan trọng ấy, bạn chỉ có một mình đơn độc, đối diện với nỗi sợ hãi khủng khiếp và vô số cạm bẫy nguy nan. Lúc này, đâu sẽ là điểm tựa và hành trang cho bạn?
Sẽ không khó để có câu trả lời. Trên hành trình cái chết, hoàn toàn không phải những người thân yêu, không phải của cải, công danh hay bất kỳ tài sản nào có thể giúp bạn, mà duy nhất chỉ có hành trang tâm linh, những kinh nghiệm thực hành và thiện nghiệp tích lũy trong đời sống kiếp trước mới có thể đồng hành, cho bạn nguồn sức mạnh và sự tự chủ tự tại trước cái chết.
Vậy làm sao để chúng ta ý thức và tận dụng một cách ý nghĩa, hiệu quả từng khoảnh khắc quý báu của kiếp người? Câu trả lời nằm chính trong bài thiền quán Tứ niệm pháp. Nhờ có sự đào sâu chiêm nghiệm và phân tích chi tiết của từng đề mục đó, chúng ta mới được thức nhắc về những vấn đề căn bản thiết yếu của đời sống, từ đó xả bỏ dần những bám chấp, đam mê vô nghĩa để thực sự quay lại phản tỉnh suy ngẫm về ý nghĩa đích thực của cuộc đời này.
Gọi là “Tứ niệm pháp” bởi đây là bốn đề mục cần được suy niệm và thiền quán một cách sâu sắc, toàn diện, với mục đích đem lại cho chúng ta tri kiến đúng đắn về bản chất của cuộc sống, để từ đó, chúng ta có thể phá bỏ những chấp trước sai lầm của tâm, biết trân trọng giá trị kiếp người và sử dụng đời sống làm người một cách hữu ích. Chính vì thế, pháp tu này còn được gọi là Pháp quán “xoay tâm về với Pháp”, tức đưa tâm trở về với hiểu biết chân thực.
Bốn đề mục để quán niệm đó bao gồm: thiền định về Thân người khó được, thiền định về cái Chết và Vô thường, thiền định về luật Nhân quả, và thiền định về Khổ của các đạo luân hồi.
Mục đích ý nghĩa
Tại sao Tứ niệm pháp được coi là một pháp thực hành căn bản và thiết yếu đối với mỗi chúng ta? Có lúc nào bạn cảm thấy rằng cuộc sống của mình dường như vô định hay bế tắc? Chúng ta sinh ra, thực hiện rất nhiều công việc, bươn chải mưu sinh, hưởng thụ nhiều khoái lạc và hạnh phúc nhất thời, nhưng có một sự thật không thể nào chối cãi được đó là mọi vui khổ trong luân hồi đều rất vô thường và ai rồi cũng sẽ chết. Khi chết, chúng ta phải bỏ lại tất cả sau lưng. Những mục tiêu, kế hoạch, thành công, mọi sự sở hữu thế gian cũng như mọi vui buồn của chúng ta đều trở nên vô nghĩa. Vào thời điểm quan trọng ấy, bạn chỉ có một mình đơn độc, đối diện với nỗi sợ hãi khủng khiếp và vô số cạm bẫy nguy nan. Lúc này, đâu sẽ là điểm tựa và hành trang cho bạn?
Sẽ không khó để có câu trả lời. Trên hành trình cái chết, hoàn toàn không phải những người thân yêu, không phải của cải, công danh hay bất kỳ tài sản nào có thể giúp bạn, mà duy nhất chỉ có hành trang tâm linh, những kinh nghiệm thực hành và thiện nghiệp tích lũy trong đời sống kiếp trước mới có thể đồng hành, cho bạn nguồn sức mạnh và sự tự chủ tự tại trước cái chết.
Vậy làm sao để chúng ta ý thức và tận dụng một cách ý nghĩa, hiệu quả từng khoảnh khắc quý báu của kiếp người? Câu trả lời nằm chính trong bài thiền quán Tứ niệm pháp. Nhờ có sự đào sâu chiêm nghiệm và phân tích chi tiết của từng đề mục đó, chúng ta mới được thức nhắc về những vấn đề căn bản thiết yếu của đời sống, từ đó xả bỏ dần những bám chấp, đam mê vô nghĩa để thực sự quay lại phản tỉnh suy ngẫm về ý nghĩa đích thực của cuộc đời này.
Viết bình luận
- 1098 reads