Bạn đang ở đây
Drolma La hay Lối đi của Đức Tara
Jarog Dron-khang
Từ Dri-ra Phug đi lên một chút là tới Jarog Dron-khang. Trong thời gian Đức Gyalwa Gotsangpa nhập thất, vị Địa Thần cai quản Lhalung Phug đã hộ pháp rất tích cực. Để tùy hỷ công đức đó, Đức Gotsangpa đã cúng dường Ngài một torma (tiếng Tạng nghĩa là “bánh cúng dường”). Một con quạ đã cắp torma bay đi mất và Ngài đã đuổi theo con quạ cho tới khi nhìn thấy nó đậu trên một phiến đá. Khi Ngài tới gần, con quạ đã biến mất vào trong phiến đá và để lại dấu vết trên bề mặt. Ngài nhận ra rằng con quạ chính là một hiện thân của Hộ pháp Mahakala.
Drolma La hay Lối đi của Đức Tara
Sau khi con quạ biến mất, Đức Gyalwa Gotsangpa bị lạc đường và băn khoăn không biết Ngài phải đi tiếp theo hướng nào. Bỗng nhiên có hai mươi mốt con sói xuất hiện. Ngài nhận ra chúng chính là hiện thân của hai mươi mốt Đức Phật Độ Mẫu đã tới để chỉ đường cho Ngài và Ngài đi theo chúng. Khi lên tới cuối đường, hai mươi mốt con chó sói nhập vào thành một và con sói cuối cùng này cũng nhập vào một tảng đá bên đường. Từ đó về sau, con đường này được gọi là Drolma La hay Lối đi của Đức Tara. Dấu vết của con sói hay bức tượng tự hóa thân của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm vẫn còn được tìm thấy trên tảng đá gần lối đi. Ngoài ra còn có một dấu ấn của Đức Milarepa để lại trên lối đi này. Trước khi tới đại điện của Đức Tara, còn có một dấu chân của Ngài Yonge Rigdzin, một hành giả yogi thuộc nhánh Khampagar của Truyền thừa Drukpa.
Một dấu chân của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ VII Thrinley Shinta cũng được nhìn thấy rõ ràng ở lề đường bên phải, phía dưới Hồ có tên gọi “Bể tắm của chư Dakini” nằm phía sau Drolma La.
Viết bình luận
- 114 reads