Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đời Thứ VII (1718 - 1766) | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đời Thứ VII (1718 - 1766)

423
09/03/2016 - 22:07

(Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đời Thứ VII, Thrinley Shingta)

 
Hóa thân thứ bảy của Ngài xuất hiện trên thế gian năm 1718 ở Orong Tashi Dzong Konpo với rất nhiều điềm lành thù thắng. Phụ thân Ngài là tộc trưởng Tshering Wangyal còn mẫu thân là Woesel Bhuti.
Ngài Vidyadhara và Đại Terton Terchen Rigzin Chenpo Choje Lingpa chính thức ấn chứng hóa thân Pháp Vương Gyalwang Mipham Wangpo.
Tỳ kheo Paljor là một đệ tử thân tín đời trước của Ngài cũng sống ở Orong vào thời điểm đó chịu trách nhiệm tiến hành các nghi lễ tại thánh địa này. Đại Terton Rigzin Chenpo Choje Lingpa dạy Tỳ kheo rằng: Chúng ta phải tiến hành buổi lễ tịnh hóa và lễ cầu trường thọ Bạch Độ Mẫu cho vị hóa thân trẻ tuổi, cùng với lễ cúng dường và treo cờ cầu nguyện ở thánh địa Tsari. Theo lời dạy, tỳ kheo Paljor cử hành tất cả nghi lễ và nghi thức cúng dường cần thiết cũng như đảm nhận việc dạy Ngài học đọc, học viết.

 

(Thánh địa Tsari)

 
Sau đó, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa thụ nhận từ Đại Bảo Pháp Vương Karmapa và Sharmapa 'Mũ Đen và Mũ Đỏ' một vật phẩm cúng dường được viết bằng mực đỏ trên một loại giấy đặc biệt là bài cầu nguyện trường thọ và pháp danh Kargyud Thinley Shingta có nghĩa "Đấng Thượng Thừa các công hạnh giác ngộ của Truyền thừa áo vải Kargyud".
Năm lên bốn tuổi, Ngài được đón về tự viện Jampa Choeling xứ Jayul và đăng ngôi vị Pháp Vương, kế tục đạo nghiệp của hóa thân đời trước.

 

(Lhasa)

 
Năm lên năm tuổi, Đức Pháp Vương đi Lhasa thỉnh pháp Đức Dalai Lama Kalzang Gyatso đời thứ VII. Ngài cúng dường phẩm vật để kết duyên pháp và theo thông tục triều đại lúc bấy giờ, Đức Dalai Lama làm lễ thế phát cho Ngài.

Tôn sư Thượng thủ Rinchen Gyatso uyên thâm bậc nhất của đại tự viện Dradingpoche được cử làm Thầy giáo thọ cho Ngài. Dưới sự chỉ dạy của Tôn sư, Ngài học tập các môn khoa học và các kho tàng kinh điển chính yếu một cách đầy đủ và hoàn hảo nhất.

Ngài cũng tham học từ nhiều Thượng sư khác như là Đại Minh Trì Vidyadhara Kathok Rigzin Tsewang Norbu, Đức Je On Rinpoche, Thupten Choekyi Wangchuk, Đấng trì giữ Kim Cương Shalu Gelong Dorje Zinpa Rinchen Jampal Dhondup và Bardrok Chuzang Rinpoche. Từ đó, Ngài đón nhận các pháp quán đỉnh và giáo pháp thâm diệu của Truyền thừa Drukpa vinh quang cùng với các Tantra thuộc các tân phái và cổ phái của nhiều truyền thống khác.
 
Ở Ralung, Ngài trùng tu tháp Tashi Gomang "Một ngàn cửa cát tường" đã bị phá hủy đổ nát, nơi chứa đựng xá lợi của Đấng Tsang Gyare. Tại đây, Ngài còn tôn tạo, cử hành nghi lễ gia trì cho các biểu tượng linh thiêng trên tường và các khám thờ.
 
Lúc này Ngài là Quốc sư của vua Nepal,  tiếp bước công hạnh vị tha của bậc Thầy mình là Đại Minh Trì Vidyadhara Rigzin Tsewang Norbu, Ngài hoàn thành việc trùng tu ba ngôi bảo tháp của Nepal là Swayambunath, Bodhanath và Namo Buddha.
Ngài thị hiện viên tịch năm 1766, trụ thế 49 năm.

 

(Bảo tháp Budhanath, Nepal)


(Bảo tháp Swayambunath, Nepal)

 

(Bảo tháp Namo Budha, Nepal)



(Namo Budha là nơi Đức Phật xả thân cứu 5 mẹ con cọp trong một tiền kiếp)

Nguồn: Biographies - 7th Drukpa- http://www.drukpa.org
Thrinley Shingta - Trích trong cuốn: "The Wand That Opens The Eyes And DispelsThe Darkness of Mind"

 
 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,129,477
Số người trực tuyến: