Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đời Thứ XI (1931 – 1960) | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đời Thứ XI (1931 – 1960)

1367
09/03/2016 - 22:38

(Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đời Thứ XI, Tenzin Khenrab Gelek Palsanpo)

 
Đức Pháp Vương Gyalwang Tenzin Khyenrab Gelek Wangpo đản sinh tại Lhasa năm 1931. Phụ thân Ngài là bộ trưởng tài chính Tsipon Lungshar Tseten Dorje của chính quyền Tây Tạng còn phụ mẫu là Dekyi Dolkar.
Đức Radreng Dorje Chang trụ trì tự viện Retring, là quan nhiếp chính của chính quyền Tây Tạng và là sứ giả của Orgyen Maha Guru đã công nhận chính thức cậu bé là hóa thân của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Mipham Choewang. Sau khi Đức Orgyen Maha Guru trình Ngài dấu hiệu xác nhận hóa thân, Đức Thiên Long Chí Tôn chính thức đăng quang ngôi vị Pháp Vương Truyền thừa Drukpa tại trụ xứ Sangag Choeling.

 
(Tự viện Tashi Thongmon trước đây)
 

(Tự viện Tashi Thongmon hiện tại)
 
Trưởng lão Gyaltshen Yongdue, Thượng  Sư của tự viện Tashi Thongmon làm thầy giáo thọ dạy Ngài đọc và viết. Cậu bé ngay lập tức đã đọc và ghi nhớ tất cả các kệ tán tụng cùng các nghi quỹ.
Đức Yongzin Rinpoche Ngakyi Wangpo đời thứ VII làm lễ giá kéo và sau đó trao truyền cho Ngài rất nhiều giáo pháp. Ngài lần lượt thụ giới Cư sĩ, Sa di và giới Tỳ kheo, thọ quán đỉnh và học Kinh điển của Truyền thừa Drukpa từ Ngài hoegoen Rinpoche Thutop Choekyi Gyatso. Để tăng trưởng sự thành tựu đạo pháp, Ngài thụ học từ "Đấng Nắm Giữ Ngai Vàng" Trinpon Rinpoche - Kyabje Trulshik Pema Choegyal chính là Đức Phật Kim Cương Trì chủ của Ngũ Bộ Phật và là Căn bản Thượng sư của Ngài. Apho Rinpoche, cháu trai Đại thành tựu giả Shakya Shri là thầy giáo thọ cho Ngài. Hàng ngày Ngài học phương pháp thiền định và thực hành yoga. Ngài tu tập trọn vẹn tất cả giáo pháp thâm diệu tinh yếu nhất của Truyền thừa Drukpa vinh quang.
 

(Đức Kabje Apho Ripoche đời trước và Apho Rinpoche hiện đời)

 
Sau khi thụ nhận giáo pháp truyền thừa nền tảng tinh túy, Ngài nhiếp tâm nhập thất nghiêm mật và thiền định không dán đoạn, hoàn toàn giải thoát khỏi sự lôi cuốn Tám Món Bận Tâm Thế Tục. Nhờ trì giới Yogi khổ hạnh tuyệt đối xả ly không bám chấp, xem vàng và rác như nhau không khác, Ngài chứng ngộ viên mãn Đại Hợp Nhất Mahamudra. Rất nhiều linh kiến các hóa thân Giác ngộ như tập hội Bản tôn Chakrasambhava, Đức Hộ Pháp Trí Tuệ Mahakala và chư vị Bản tôn khác hiển diện trước Ngài.

Đức Jamyang Khyentse Choekyi Lodo trao truyền cho Ngài vô số giáo huấn cốt tủy, giáo pháp, các quán đỉnh và truyền thừa kinh điển đặc biệt là pháp Nyingthik Yabshi - "Bốn nhánh Tâm yếu" - một pháp môn siêu việt của giáo pháp Dzogchen Đại Toàn Thiện. Ngoài ra, Ngài còn thụ nhận giáo pháp Đại Toàn Thiện từ Ngài Won Tagtsang. Sau đó, Ngài đón nhận sự luận giải thâm diệu và sự truyền thừa từ Đức Tana Trewo Rinpoche về Madhyamika (Trung Đạo), Pramana (Logic học) cùng với nhiều luận thuyết triết học và kinh luận chính yếu.

Về sau, Ngài nhập thất nghiêm mật tại tất cả những nơi mà các Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời trước từng thiền định, đặc biệt ở đại tự viện Ralung tại Namdruk Sewa Jangchub Ling và thánh địa Tsari. Ngài dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp tu hành "Giáo lý Ba Thân " của Đức Pháp Vương Tsangpa Gyare và giáo pháp Đại Toàn Thiện.
Vào năm Kỷ Hợi (1959) khi Ngài hai mươi chín tuổi, Tây Tạng trải qua thời kỳ đại biến động. Ngài cùng với Thuksey Rinpoche (con trai Đức Pháp Vương đời thứ X), Kyabje Apho Rinpoche (cháu trai của Thành tựu giả Shakya Shri), một số vị Tăng và cư sĩ chịu trách nhiệm quản lý các ngôi tự viện vượt qua vùng Lo hoang dã, thẳng tới trại tị nạn Missamari bang Assam của Ấn Độ.

 

(Thuksey Rinpoche đời thứ trước)

 
Cuối cùng, Ngài đến tị nạn cùng các tu sĩ Tây Tạng ở Buxa. Ngài viên tịch tại đây năm 1960, trụ thế 30 năm.

Nguồn: Biographies - 11th Drukpa- http://www.drukpa.org Tenzin Khenrab Gelek Palsanpo - Trích trong cuốn: "The Wand That Opens The Eyes And DispelsThe Darkness of Mind"

 
 
 
 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,139,177
Số người trực tuyến: