Tâm linh không tôn giáo - Hỏi & Đáp | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Tâm linh không tôn giáo - Hỏi & Đáp

428
28/12/2015 - 08:21

Hỏi: Chúng ta đều là con người và dường như tất cả chúng ta đều có cố chấp. Chúng ta sinh ra là như vậy. Vậy, mục đích được sinh ra với tất cả những cố chấp đó là gì? Chúng ta là một phần của tự nhiên nhưng trong chừng mực nào đó chúng ta lại có những cố chấp này. Tôi hiểu rằng tốt hơn là không có cố chấp nhưng tại sao chúng ta lại có những cố chấp đó? Thưa Ngài vấn đề này là như thế nào?

Trả lời: Đây là một câu hỏi thú vị. Chúng ta được sinh ra như vậy. Tôi không biết lý do tại sao!. Đó là những điều chúng ta phải nghiên cứu. Bạn có nghĩ như vậy không? Tôi thực sự không biết tại sao lại như vậy, nhưng chúng ta có xu hướng đó. Tôi đoán đó là xu hướng hoặc thiên hướng được phát triển qua nhiều thế kỷ và nhiều thế hệ kể từ vô thủy luân hồi tới tận ngày nay. Do vậy, chúng ta có thiên hướng và xu hướng mãnh liệt đó. Tôi cho rằng đó là lí do tại sao điều đó gần như xuất hiện đồng thời. Đó là lý do chúng ta có thuộc tính đó. Tuy nhiên, hiện nay thực sự có cơ hội để hiểu biết về điều đó. Đó là lí do tại sao chúng ta phải làm việc siêng năng. Thật không dễ dàng gì. Trên lý thuyết thì có vẻ dễ dàng nhưng trên thực tế thì lại không. Điều đó khó lý giải vì nó đã tồn tại từ bao đời nay.

Hỏi: Nếu như chúng ta va đầu vào một cánh cửa thì lập tức chúng ta nổi giận. Điều này có tự nhiên không? Tôi cho rằng việc cảm thấy tức giận vào thời điểm đó là chuyện tự nhiên.

Trả lời: Đúng, theo quan điểm của chúng ta thì điều đó tự nhiên. Theo quan điểm của chúng ta, điều đó rất tự nhiên. Điều đó tự nhiên nhưng không phải là tự nhiên, bạn có hiểu không? Đừng hiểu sai điều đó... bất kể khi nào bạn trở nên tức giận với những điều này, thì theo quan điểm của tự nhiên, điều đó không tự nhiên. Nhưng theo quan điểm tương đối của chúng ta thì điều đó là tự nhiên. Đó là những điều tôi muốn nói.

Hỏi: Nhiều người trong số chúng ta đang vật lộn với tâm linh. Có những phương thức nào tốt nhất để nhận thấy một số hoạt động không tốt của chúng ta trên thế giới được dừng lại? Chẳng hạn, chúng ta có nên cấm săn bắn, cấm vũ khí hạt nhân và cấm chiến tranh. Chúng ta cần cấm đến mức độ nào?

Trả lời: Tôi không cấm điều gì cả! Nhưng vào thời điểm hiện tại việc cấm săn bắn, hoặc cấm điều này hay điều kia là một ý tưởng rất hay. Điều này rất tốt, nhưng nó sẽ không có ích gì!. Nó không bao giờ là điều cốt yếu bởi vì mọi người cần có tri thức thực sự. Họ cần tìm ra cái đích trong chính bản thân họ, tôi sẽ nói đó là tâm linh. Có thể tôi đang nghĩ vị kỷ, nhưng họ phải ngăn cấm tất cả những điều này trong bản thân họ thông qua sự hiểu biết. Nếu không, tôi không biết cần phải cấm điều này hay điều kia đến mức nào. Tôi không thể trả lời được câu hỏi này nhưng dẫu sao việc phát triển tâm linh là phương thức cấm có hiệu quả nhất! “Việc cấm có hiệu quả” là sự giải thoát cho chính bạn và tạo cho bạn sự tự do. Đó là vấn đề. Lấy ví dụ như, một khi chúng ta hoàn toàn giải phóng bản thân thì bạn sẽ không đi săn. Bạn sẽ không làm điều gì tiêu cực. Bạn sẽ thành tựu giác ngộ như Đức Phật. Đức Phật không làm những điều vô nghĩa này bởi Ngài không có nhu cầu. Việc cấm đoán là bởi vì những hành động vô nghĩa như vậy bị tạo ra từ cạm bẫy vô minh.

Hỏi: Ngài có cho rằng khả năng thực hành tâm linh của chúng ta và việc vô chấp phụ thuộc vào đời sống trong quá khứ hay nghiệp không? Bởi vì dường như một số người thấy việc thực hành và cư xử theo cách này dễ dàng hơn? Điều đó có đúng không?

Trả lời: Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩnbị mà bạn đã làm trong đời trước hay là trong thời gian trước đây của đời này. Những người thấy rất dễ dàng thực hành tâm linh nhất định đã có sự chuẩn bị trước đó. Dẫu sao, tất cả chúng ta đều đang trải qua quá trình chuẩn bị đó. Một số người phải đỉnh lễ hàng trăm, hàng triệu lần, và phải làm điều này hoặc điều kia. Tuy nhiên, nếu như bạn không hướng đến một mục đích nào, vậy thì thực hành tâm linh có ý nghĩa gì? Ngay lúc này, có thể có người sẽ hỏi: “Thực hành tâm linh có ý nghĩa gì? Phải đỉnh lễ để làm gì? Việc cúng dường mandala để làm gì? Thiền định hoặc trì tụng để làm gì”? Nhưng bạn có một mục đích - đó là để hiểu rằng chẳng có gì cần phải hiểu! Ha, ha! Vậy đấy!

Hỏi: Hầu hết những người thực hành tâm linh đều có sự chấp thủ với các bậc Thầy. Ngài có thể chỉ dạy về vấn đề đó theo một cách tích cực không?

Trả lời: A!. Đó là một câu hỏi khó! Ha, ha, ha! Đây là một câu hỏi phức tạp nhất. Tôi đang cố gắng tìm ra một câu trả lời đơn giản. Thành thực mà nói, tôi không có chấp thủ với Thầy của mình. Đó là sự thật. Đó là lý do tại sao tôi không hiểu được tại sao các học trò của tôi lại có sự chấp thủ chặt chẽ với tôi đến vậy; bởi vì tôi không trải nghiệm theo cách đó. Khi tôi gặp bậc Thầy, ngay lập tức bậc Thầy chuyển hóa thành Đại thủ ấn (Mahamudra), Đại toàn thiện (Dzogchen) và con đườngTrung đạo (Madyamika). Vậy, không có điều khiến tôi chấp thủ. Bởi vậy, thật khó hiểu tại sao và bằng cách nào mọi người lại chấp thủ. Tôi chỉ có thể đoán được lý do những người thực hành khác lại chấp thủ bởi vì có thể đối với họ thì bậc Thầy giống như một người bạn đồng hành. Đồng thời cũng có bậc Thầy được coi là người làm tất cả mọi điều để hoàn thành tâm nguyện của những người khác. Thật tội nghiệp! Bậc Thầy đó phải trở thành người cha, người bạn, đồng nghiệp... mọi thứ! Tội nghiệp, bậc Thầy đó phải làm nhiều điều.Khi bạn dịch thuật ngữ “Guru”, có nghĩa là một người gánh nhiều trách nhiệm năng nề trên vai. Tôi nghĩ điều này là sự thật; bậc Thầy có nhiều thứ để đảm trách. Thực sự thì giờ phút bạn gặp bậc Thầy, bậc Thầy cần thực sự được coi là Trung đạo (Madyamika), là Đại toàn thiện (Dzogchen). bậc Thầy không nên được coi là một con người. Khoảnh khắc mà bạn thấy hình ảnh con người của bậc Thầy đó là lúc bạn chấp thủ – Bạn không phải nói thêm gì nữa. Đó chính là chấp thủ và tôi nói rằng đó không phải cách hoàn toàn phù hợp để tiếp cận với bậc Thầy. Đó là lý do tại sao trong Mật Thừa (Tantrayana) hay Kim cương thừa (Thừa bí mật) chúng ta luôn nói rằng bậc Thầy cần được coi là Kim Cương Trì (Vajradhara), Phật A Di Đà (Amitabha) hay Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Có rất nhiều cách để diễn đạt vấn đề này. Điều này thực sự có nghĩa là bậc Thầy cần được coi như lý Trung đạo (Madyamika) hay Đại Toàn Thiện (Dzogchen). Tuy nhiên, ngay lúc này chúng ta rất khó để hiểu được lý Trung đạo (Madyamika), Đại Toàn Thiện (Dzogchen) hay Đại Thủ ấn (Mahamudra) là gì. Vậy, tạm thời các bạn sẽ được giới thiệu về bậc Thầy là Kim Cương Trì (Vajradhara), một Đức Phật có màu xanh dương, ngài có hình dạng và màu sắc riêng. Điều này không có nghĩa là bậc Thầy phải có màu xanh da trời, với một vương miện lạ, cầm trong tay những vật lạ và những gì tương tự như thế. Tôi không tin các bậcThầy có màu xanh da trời, màu trắng hay màu đỏ (giống như Đức Phật A Di Đà (Amitabha). Tôi không biết là tại sao chúng ta lại thích bậc Thầy có màu đỏ hoặc màu xanh da trời, nhưng đó là phương tiện thiện xảo để dẫn bạn đến với Đại thủ ấn (Mahamudra), đến ý tưởng rằng bậc Thầy là Đại thủ ấn. Đó là cách đúng đắn để tiếp cận bậc Thầy. Đừng bao giờ coi bậc thày là một con người. Chắc chắn là như vậy! Dĩ nhiên, hiện tại thì chúng ta chưa ý thức ngay được điều đó, vì vậy, chúng ta vật lộn với suy nghĩ bậc Thầy là một con người. Nếu bạn đã trải qua điều đó, thì trên đây là vài lời khuyên: bậc Thầy có hình tướng của con người nhưng thực sự chỉ để giúp bạn giác ngộ.Rốt cuộc đó là toàn bộ vấn đề. Tôi hi vọng rằng điều này sẽ giúp một vài người trong số các bạn nhận ra và thực sự tiến bộ để trưởng dưỡng chính bạn và cuộc sống của bạn. Phật, Pháp, hay tâm linh thực ra là quá trình phát triển lối sống của con người, từ đời này sang đời khác. Đó là điều chủ yếu mà bạn phải hiểu. Bạn đừng bao giờ quan trọng hóa tâm linh, tôn giáo, Trung đạo, thực hành tâm linh hay bậc Thầy. Các đệ tử đừng bao giờ quan trọng hóa! Các bạn nên cố gắng bình thường một cách tối đa trong mọi thời điểm. Đó là những gì mà tôi luôn muốn nói. Đôi khi có nhiều người bảo tôi rằng: “Ngài là người rất đặc biệt. Ngài rất vĩ đại, hay thế này thế khác!”. Lạy Phật, tôi không muốn nghe điều đó! Làm ơn đừng nói như vậy! Tôi muốn các bạn nói rằng: “Ngài là người rất bình thường”. Điều đó rất tốt. Tôi thích là người bình thường. Bạn nên có thái độ bình thường đối với mọi việc. Điều này rất quan trọng. Qua việc coi mọi chuyện là bình thường, bạn sẽ có khả năng phát triển lối sống, cuộc sống hàng ngày của bản thân, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng trong vòng quay sinh tồn của bạn. Đó là những điều tôi mong muốn từ tận đáy lòng mình. Sau khi nghe bài giảng của tôi, hoặc bạn có thể gọi là gì cũng được, sẽ có những điều đọng lại trong tâm trí khi bạn trở về nhà. Điều này rất quan trọng. Tôi cho rằng điều này sẽ hỗ trợ cho sự tiến bộ hàng ngày trong cuộc sống của bạn và giúp các bạn tìm ra cách sống trong nhân gian. Đó là mong nguyện của tôi và tôi đề nghị các bạn hãy giành thời gian suy nghĩ tường tận về những gì tôi đã nói. Nhất định điều đó sẽ có ích cho bạn. Nếu điều đó không giúp ích gì thì ít nhất nó cũng không gây hại. Đó là tất cả những gì tôi có thể nói. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Hẹn gặp lại các bạn, nếu như tôi vẫn còn trên thế gian này. Mọi thứ không bền vững, chẳng có gì là vĩnh cửu. Có thể chúng ta sẽ gặp lại nhau nhưng không quan trọng là các bạn gặp tôi bao nhiêu lần, điểm cốt yếu là hãy suy ngẫm. Nếu bạn suy ngẫm về chủ đề này, thì việc gặp gỡ và nghe tôi nói chỉ duy nhất một lần cũng đủ cho toàn bộ cuộc sống của bạn rồi. Các bạn không nhất thiết phải gặp lại tôi đâu. Chỉ cần nói chào tạm biệt là đủ rồi! Điều đó không quan trọng vì giáo pháp ở đó, tôi luôn ở đó. Nếu giáo pháp và sự suy ngẫm đồng thời có mặt thì sẽ không có sự tách biệt. Nếu như bạn không suy ngẫm, thậm chí nếu như bạn ở với tôi, hoặc bạn đang ngồi trên nệm của tôi, hoặc tôi đến và ngồi lên nệm của bạn thì điều đó cũng không có nghĩa lý gì. Sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu sự suy ngẫm về giáo pháp không có mặt. Bởi vậy, nếu tôi đến và ngồi lên nệm của bạn thì điều đó chỉ là chuyện rắc rối! Bạn có thể nói: “A, thật đáng khinh, nhầm chỗ rồi!”. Vậy việc luôn yêu cầu người khác ngồi lên nệm của bạn mọi lúc có ý nghĩa gì? Đó là sự rắc rối! Điều thực tế là bạn thực sự phải biết suy ngẫm và tư duy kỹ lưỡng về những điều này. Nếu làm được điều đó, bạn sẽ đi đến đích của tâm linh.

Nguồn: Sprituality without Religion,The Dragon, December 2005 Issue

 

Viết bình luận

Cùng chuyên mục

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,030,105
Số người trực tuyến: