Đắm chìm trong Shangrila | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Đắm chìm trong Shangrila

16
28/10/2009 - 00:00

Trong hầu hết các trường hợp, các cuộc phỏng vấn Hỏi Đáp đều được Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa, người đảm nhận vai trò phát ngôn viên của Truyền thừa Drukpa, xử lý thấu đáo với phong thái trang nghiêm, tự tin xen kẽ sự hóm hỉnh hài hước – một phong cách Drukpa thực sự rất đặc trưng!

 

(Pháp Vương và Kyabje Khamtrul Rinpoche cử hành nghi thức cầu nguyện cho hết thảy hữu tình)

Tại làng Sudha Chen, một trong những ngôi làng đoàn hành hương đi qua, nơi không thể tiếp cận bằng bất kỳ một phương tiện giao thông nào, các đồ vật tạo tác và các bức tượng có từ triều đại Kushan rất lâu về trước đã được cất giữ ở một trong những quả núi tuyệt đẹp nhất, trong một số nhà tranh và một ngôi chùa nhỏ. Nay mới hiểu đương nhiên tại sao ngôi làng xinh đẹp này của chúng ta lại dồi dào những phẩm vật cúng dường như vậy, không chỉ nhờ sự giàu có tâm linh của các bậc thượng sư giác ngộ tôn quý mà còn nhờ sự giàu có các di sản văn hóa của chúng ta, từ những bức tranh trạm khắc bằng gỗ có từ triều đại Kushan cho tới những bức bích họa gần 300 năm tuổi. Tất cả đều thuộc Truyền thừa Drukpa vinh quang và tôn quý, không thể phủ nhận mối liên kết và chủ quyền mang tính lịch sử này.

 

Tại làng Sumdha Chen, nơi một ngôi chùa Drukpa (một phân nhánh của tự viện Hemis) đứng chênh vênh giữa những rặng núi

Những bức tượng Phật cổ có cách đây rất lâu từ thời triều đại Kushan, một di sản quý giá của Truyền Thừa Drukpa

Bức tượng trân quý Akshobhya Buddha (Bất Động Phật) tại chùa Sumdha Chung – do phi nhân và thần linh thổ địa địa phương tạo nên chỉ trong một đêm theo hiệu lệnh của đại dịch giả Rinchen Zangpo vào thế kỷ thứ 12. Sumdha Chung cũng là một phân nhánh của Tự Viện DrukpaHemis của chúng ta.

Một trong hai bức tượng Maitreya (Di Lặc Phật) được dựng ở hai bên sườn pho Akshobhya (Bất Động Phật).

Giờ đây, với hơn một ngàn nhân chứng sống đến thăm viếng và tiếp xúc với những di sản văn hóa này, chắc chắn rằng không ai có thể nghi ngờ về chủ quyền của những di sản vật thể cũng như mối liên hệ mang tính tâm linh của những di sản ấy. Những di sản này thuộc tài sản tâm tinh và mang tính lịch sử của Truyền Thừa Drukpa. Sau chuyến bộ hành triều bái thánh địa này, rất nhiều người trong số chúng ta đã chứng kiến rõ ràng và nếu không được tính là những giá trị thế gian của Truyền Thừa Drukpa, thì chắc chắn cũng, nếu nói theo ngôn ngữ trong kinh tế, đáng để được sáp nhập và mua lại. Rất nhiều người trong chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy rằng tốt hơn là nên nghĩ đến việc cất giữ những tài sản này, v.v…

Như đức Pháp Vương đã chỉ dạy trong suốt chuyến hành hương, di sản tâm linh phi vật thể của Truyền Thừa Drukpa là viên ngọc trân châu không chỉ của Phật Giáo vùng Hymalaya mà của cả Ấn Độ, nơi giáo pháp của Đức Thế Tôn bắt rễ và lan tỏa tới mọi nơi trên khắp thế giới.

Bên cạnh lòng từ bi vô song của Pháp Vương mãi tỏa rạng trường tồn như ánh sáng mặt trời, điều gây ấn tượng nhiều nhất với chúng tôi là tình thân ái nồng thắm của người dân địa phương. Nơi nào chúng tôi đi qua cũng được chào đón bằng những nụ cười rạng rỡ, những cái ôm hôn thân tình và rất nhiều rất nhiều những Julley mang rất nhiều sắc thái biểu đạt từ Cám ơn cho đến Xin chào mừng. Một khách hành hương phát biểu: Mặc dù tôi rất mệt mỏi và phiền não bởi những khó khăn vất vả phải chịu đựng trong suốt 10-12 tiếng đi bộ, sự chào đón nồng nhiệt của dân làng cuối mỗi buổi hành trình khiến tôi vô cùng hoan hỷ và khích lệ sách tấn tôi tiếp tục tiến bước. Tôi xin cảm niệm tri ân công đức của dân làng đã có mặt ở đó để động viên và truyền cảm hứng cho tất cả chúng tôi.

Pháp Vương đã phát biểu với một trong những nhà báo rằng: Phong cảnh thiên nhiên có thể đẹp. Nhưng tôi cho rằng chính là nhờ con người làm mọi vật trở nên tốt đẹp. Con người tốt đẹp khiến mọi vật cũng tốt đẹp.

Khi được hỏi: Tại sao ngài lại thực hiện chuyến hành hương đầy gam go vất vả này?, câu trả lời của Pháp Vương khiến mọi người sửng sốt: Tôi muốn đi đến những vùng xa xôi hẻo lánh này để nói với những con người tuyệt vời ở đây rằng họ rất tuyệt vời và không có gì là sai trái với họ cả. Họ cần trân trọng họ là chính họ. Cũng giống như việc tôi tới thăm châu Mỹ, châu Âu, châu Á và nói với mọi người ở đó rằng họ rất tuyệt. Tương tự như thế, tôi đến những miền xa xôi hẻo lánh nơi người dân gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng có rất nhiều điều tốt đẹp, vì thế, tôi đang tận dụng cơ hội tuyệt vời này để bày tỏ với họ rằng họ rất tốt đẹp và tuyệt vời. Mọi người ai cũng xứng đáng được nhận sự động viên khích lệ. Tôi cảm thấy vô cùng hoan hỷ và hạnh phúc vì có thể làm được điều này.

Điều ấy thực sự đã khiến cho một đại Bồ Tát vượt hơn 400km đường bộ đến những góc nẻo xa xôi của dãy Himalaya để gõ cửa từng nhà và tán dương: Xin chào, bạn rất tuyệt vời. Và tôi biết rất rõ điều đó. Hãy an tâm nhé! Những người dân mà chúng tôi gặp dọc đường đi nước mắt trào dâng khi họ nói về Pháp Vương và tình yêu thương và lòng từ bi mà ngài dành cho họ. Họ không thể tin được rằng ngài đến tận nơi họ sống, gõ cửa từng người để kiểm tra xem họ có an ổn không, liệu có gặp khó khăn gì không, nói với họ rằng ngài không bao giờ quên và họ luôn hiện hữu trong những lời cầu nguyện cũng như trong tim ngài.

Tất cả mọi người chúng tôi đều ứa nước mắt khi nghe những câu chuyện (đã được phiên dịch) của những con người tuyệt vời sống ở vùng Shangrila thuần khiến này. Một vài người nói vui rằng đôi khi chúng tôi cố tránh né đi nghe Pháp Vương thuyết pháp hay thậm chí là tránh gặp mặt ngài, viện cớ đủ thứ lý do, phổ biến nhất là đổ cho kẹt xe, tắc đường, sức khỏe và công việc bận rộn. Ấy vậy mà, đức Pháp Vương vô thượng của chúng ta sẵn sàng vượt hơn 400 cây số đến gặp những người dân sống trong những điều kiện vật chất đơn sơ không thể tưởng tượng nổi tại những vùng đất xa xôi hẻo lánh nhất. Ngược lại, những con người tuyệt vời này sẵn lòng cúng dường tất cả những gì họ có, bày biện hết tất cả tài vật của mình trên đường đi, ngóng chờ được dâng cúng mọi thứ lên đức thượng sư tôn kính của mình.

Người dân địa phương chờ được diện kiến đức thượng sư tôn quý của họ

Trên suốt cuộc hành trình, Pháp Vương rất nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tự tin. Nếu có tự tin, tất cả mọi điều đều có thể được thực hiện với sự tinh tiến hỷ lạc, an vui. Những gì làm ta xao lãng là chướng ngại chủ yếu ngăn trở phát triển sự tự tin. Những xúc khởi phiền não là một trong những chướng nhân tố cản trở khai triển sự tự tin, tuy nhiên luôn có những phương thuốc đối trị. Một trong những ví dụ ngài dạy là sử dụng tâm tùy hỷ với những thiện hạnh của người khác. Ngài dạy rằng nói thì dễ hơn làm rất nhiều. Khi chúng ta thấy người khác làm điều gì đó tốt đẹp, chúng ta thường cảm thấy rất khó tùy hỷ công đức của họ, và lúc nào cũng đố kỵ khi thấy người khác làm tốt hơn mình. Tâm tật đố ngăn trở chúng ta tích lũy công đức và khai phát sự tự tin. Phương thuốc đối trị là học cách tùy hỷ.

Ngoài ra, Pháp Vương còn chia sẻ sự trải nghiệm của tâm về những chướng ngại. Ngài cho hay ngài biết rất nhiều người chúng tôi đang phải chịu đựng đau đớn khi các khớp xương đau nhức, bàn chân phồng rộp, rồi đau lưng, v.v… Ngài khuyên chúng tôi nên coi những đau đớn về thế xác là một sự trải nghiệm. Ngài kể, do nghiệp báo, ngài đã từng nhiều lần bị tai nạn xe cộ. Trong một lần tai nạn, ngài bị rách một vết sâu trên tay và phải đưa đi bệnh viện để khâu. Bác sĩ muốn gây tê cho ngài, nhưng Pháp Vương từ chối và ngài trải qua cuộc phẫu thuật trong chính niệm và tỉnh thức. Pháp Vương cho biết trong lúc bác sĩ khâu cho ngài, ngài coi đó là một bài pháp sống và thiền định về cảm thọ của cái đau. Ngài không hề cảm thấy đau đớn một chút nào và có thể quán sát toàn bộ tiến trình khi bác sĩ khâu lại vết rách. Pháp Vương dạy rằng chúng tôi hãy tận dụng sự đau đớn về thể xác làm kinh nghiệm thiền định cho mình. Đúng là nói bao giờ cũng dễ hơn làm. Thật khó để nói với chính mình rằng: Không đau đâu, tất cả chỉ là bóng ảnh và vô thường, khi chúng tôi đang cất từng bước chân bị phồng rộp với tấm lưng đau nhức, nhưng hãy tin rằng chúng tôi đã rất nỗ lực; đôi khi, chúng tôi đã có thể thôi miên được chính mình trong vài giây rồi đấy!

Ngày thứ hai cuối cùng của cuộc hành trình, tức là trước ngày kết thúc chuyến hành hương, thực sự là một thử thách gam go. Chúng tôi đã phải ganh đua với đàn la trên những con đường nhỏ hẹp khúc khuỷu dốc đứng lên xuống 45 độ có rất nhiều sông suối nhỏ cắt ngang. Đôi khi đàn la chắn đường đi, chúng không có ý định ấy vì chúng đâu biết rằng mình đang chở thực phẩm và hành lý của chúng tôi hơi cồng kềnh và rộng hơn so với con đường bộ nhỏ hẹp. Hầu hết mọi người bất chợt đều nhận ra chân mình hình như dài hơn bình thường khi chúng tôi phải nhảy qua hết những dòng sông, con suối này đến những dòng sông, con suối khác. Thêm vào đó, cùng với Pháp Vương, với chư tăng ni và Phật tử hành hương đã được tôi luyện của ngài đi qua những địa hình địa thế nhấp nhô khấp khểnh, thỉnh thoảng phải trèo qua những vách núi dựng đứng và vượt qua những con sông, dòng suối cắt ngang đường đi, chúng tôi như đang bay nhảy trên những tảng đá, cát sỏi và những dạng tự nhiên khác của đá. Vào lúc chúng tôi tiến gần hơn về phía chặng dừng chân trong ngày Shang Sumdhu, mặc dù được chư tăng Hemis and Chemdrey chăng cờ kết hoa chào đón nồng nhiệt, chúng tôi (nhất là những thành viên của Câu Lạc Bộ Kim Quy) cảm thấy như mình vừa vượt qua cuộc đua tốc độ cao quẹo gấp bằng chân vậy. Một số người đã phải chui ngay vào lều trại và ngất lịm đến tận 4 giờ sáng hôm sau, khi cuộc viễn chinh tiếp theo và cũng là cuối cùng bắt đầu.

Ngày mai, chúng tôi sẽ chia sẻ câu chuyện về Đại lễ bế mạc. Hãy sẵn sàng chờ tin nhé! Nhân đây, chúng tôi đã đăng tải thêm một số ảnh chụp nữa. Hãy nhấn vào đây để xem ảnh.

Thứ 4, ngày 08 tháng 7 năm 2009

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,028,243
Số người trực tuyến: