Một ngôi trường đặc biệt ở Ladakh | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Một ngôi trường đặc biệt ở Ladakh

115
22/08/2010 - 00:00

 

Đó là Bollywood. Còn tại Ladakh, nơi cộng đồng người dân đặt ra nhiều câu hỏi về vấn đề truyền thống và hiện đại ở mọi lĩnh vực, giáo dục đôi khi cũng thu hút rất nhiều tranh cãi. Sự kiện được biết đến nhiều nhất có lẽ là việc Phong trào cải cách Văn hóa và Giáo dục Sinh viên Ladakh (SECMOL) trở thành một kiểu mẫu nhưng sau đó lại bị thu hẹp về quy mô – một câu chuyện vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi.

Một thông báo chính thức của trường Druk Bạch Liên Hoa (Druk White Lotus School) viết: “Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp một nền giáo dục hiện đại cho trẻ em Ladakh một cách bền vững dựa trên nền tảng văn hóa và tâm linh của chính các em,” Đó là tuần thứ ba của tháng sáu. Ngôi trường đã sẵn sàng cung đón chuyến viếng thăm của đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII, bậc đứng đầu Truyền Thừa Phật Giáo Drukpa, bao gồm bản thân ngôi trường này. Các em học sinh đứng xếp hàng để nghênh đón ngài trong khi đó ở sân trường, các bậc phụ huynh, Phật tử, giáo viên và giới truyền thông cùng nhau lần tràng hạt cầu nguyện.

Trường Druk Bạch Liên Hoa (Druk White Lotus School) là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Ở đây giảng dạy bộ môn tiếng Anh, vi tính với những thiết bị giáo dục hiện đại, thêm vào đó là các môn học về truyền thống và văn hóa. Trường học sẽ tạm đóng cửa vào mùa đông khi nhiệt độ xuống đến âm 30 độ, trường tiếp tục mở cửa từ tháng Mười Một đến giữa tháng Mười Hai, sau đó là đầu tháng Ba đến giữa tháng Bảy, đầu tháng Tám đến cuối tháng Mười. Trường có gần 600 học sinh. Đặc điểm nổi bật của ngôi trường ở Ladakh này là những tấm pin năng lượng mặt trời hướng lên như đang chào đón bầu trời trong xanh. Môi trường ở đây rất trong sạch, không sử dụng đồ nhựa và ngôi trường hoàn toàn thân thiện với môi trường.

Được Truyền Thừa Drukpa xây dựng và vận hành, cũng giống như ngôi tự viện Hemis nổi tiếng, kiến trúc của ngôi trường là sự kết hợp khéo léo từ xa đến gần.

Tại phòng giới thiệu hướng dẫn dành cho khách thăm quan (nơi có tấm áp-phích của bộ phim Ba chàng ngốc treo ở cửa), một phụ nữ trẻ đang giải thích về bản đồ quy hoạch tổng thể. Bản thiết kế có hai điểm đáng lưu ý – một kiến trúc hình tròn nằm giữa khu tổ hợp và xa xa ở phía cuối là một ngôi tự viện lớn thờ Đại thành tựu giả Naropa được đặt tên là Cung điện Naropa. Phòng học và kí túc xá được đặt xunh quanh vòng tròn khu trung tâm. Vòng tròn này liên tưởng đến Mandala trong đạo Phật, một biểu tượng vô cùng quan trọng trong thực hành thiền định và là nguồn cảm hứng đạt đến giác ngộ. Với thiết kế vô cùng giản đơn bình dị, toàn bộ bản quy hoạch như muốn mô tả chuyến hành trình qua các thứ lớp tiến đến Cung điện Naropa siêu việt. Nhờ kiến trúc thân thiện với môi trường, ngôi trường đã dành được nhiều giải thưởng.

Theo một phần của dự án mang tên “Làm sống lại những giá trị truyền thống”, ngôi trường cũng đang xây dựng trong khuôn viên của mình một Trung tâm Di sản và một phòng Lưu trữ Văn hóa. Gần 2 triệu đô la Mỹ đã được quyên góp cho trường học từ các cá nhân, công ty, tổ chức, và tình nguyện viên. Dự tính phải cần thêm 800,000 đô la nữa để hoàn thiện ngôi trường này. “Còn rất nhiều việc phải làm. Chúng tôi mới chỉ bắt đầu cuộc hành trình,” ông Prasad Eledath, hiệu trưởng trường cho biết.

Cũng giống như những nơi khác ở Ladakh, Shey cũng có rất nhiều tự viện đẹp. Nơi đây được nhuộm một màu nâu trải dài từ khu vực chung quanh đến bên bờ những vách núi, cao nhất là ngọn Stok Kangri cao 6,150m. Theo một thông báo của trường, vị trí này đã được chọn để gần với Leh và các nguồn lực, nhưng cũng đủ xa để tránh khỏi những ảnh hưởng bên ngoài đang tăng lên do ngày càng có nhiều khách du lịch. Có lẽ Phunsuk Wangdoo vừa mới thay đổi điều đó!

 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,033,347
Số người trực tuyến: