Trên viếng thăm trụ xứ Của Lama Chokyi Sengey | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Trên viếng thăm trụ xứ Của Lama Chokyi Sengey

10
04/03/2010 - 00:00

Tôi vẫn thường nói với bằng hữu và đệ tử của mình rằng, ngủ 2 đến 3 tiếng đồng hồ một ngày nói chung là đã đủ cho tất cả mọi người rồi. Tôi nhiều khi thậm chí còn không chợp mắt lúc nào. Bạn càng ngủ ít thì càng sống lâu hơn, nghĩa là bạn có nhiều thời gian hơn để tu tập, để thực hành thiện hạnh, để giúp đỡ mọi người, để Sống Với Yêu Thương thay vì lãng phí thời gian vào việc ngủ nghỉ, mộng mị hay chỉ là để lấp chỗ trống. Một số bác sĩ đã khuyên và bây giờ họ vẫn cứ khăng khăng với tôi rằng: “Ngài cần ngủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày.” Tôi đã rất ngạc nhiên và cho đến giờ vẫn lấy làm ngạc nhiên khi thấy con người sao lại cần nhiều thời gian để ngủ đến vậy, lãng phí gần như một phần ba cuộc đời cho việc ngủ. Bạn càng ngủ nhiều thì càng dễ buồn ngủ hơn. Tốt nhất là bạn đi ngủ lúc 10 giờ tối, hoặc muộn nhất là 12 giờ đêm, sau đó thức dậy lúc 3 giờ sáng. Bạn sẽ cảm thấy sảng khoái, tràn đầy sức lực và minh mẫn tỉnh táo. Hãy tin tôi, tôi cho rằng điều này rất hợp lý.

Theo tôi nhớ thì tôi đã viết đôi điều về chuyến viếng thăm Geneva. Lần này tôi chỉ muốn bổ sung thêm một số thông tin để các bạn khỏi cảm thấy những câu chuyện của tôi buồn tẻ. Tôi mong muốn được cảm niệm công đức của Marie Jose và nhóm của cô đang giúp đỡ xây dựng bệnh viện dành cho người nghèo ở vùng Nepal Himalaya, đó là một trong những hoạt động SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG. Tôi thực sự cảm thấy rất hoan hỷ khi chứng kiến mọi người xung quanh mình tham gia các hoạt động này với niềm hăng say, hứng khởi xuất phát tự đáy lòng.

Sau khi bệnh viện được xây dựng xong, sẽ cần đến rất nhiều sự giúp đỡ theo nhiều cách khác nhau về trang thiết bị y tế, thuốc men, và tất nhiên là cần đến cả các bác sĩ thuộc các chuyên ngành khác nhau nữa. Tôi biết rằng sẽ có rất nhiều người đến từ nhiều nơi trên thế giới sẽ cùng nhau đến nơi đây để chung vai giúp đỡ bệnh viện này, họ là những người mong muốn khiến thế giới này trở nên hạnh phúc hơn, tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Hẳn tôi đã khiến mọi người lầm hiểu là tôi thích đi mua sắm. Thực ra, tôi thích được nhìn ngắm quan sát mọi thứ, nhất là quan sát mọi người đi lại trên đường phố, tr Drubpon, Khenrab, Sangpo, Ngawang Tobden (hay còn gọi là ‘Tiripa’) và những người khác, những người theo nhiều cách khác nhau đã thật sự trở thàong cửa hàng, công viên. Có lẽ vì thế mà như mọi khi Drubpon Ngawang đã bắt tôi đi xem đồng hồ khi chúng tôi còn ở Geneva mặc dù tôi chẳng hề có nhu cầu mua đồng hồ. Được nhìn ngắm mọi thứ là đã quá đủ đối với tôi rồi chứ không cần phải sở hữu chúng. Mỗi khi nghĩ đến Drubpon Ngawang, Khenrab (người mà hẳn mọi người đều biết là cháu của Drubpon Ngawang), Ngawang Sangpo (đầu bếp của tôi), Ngawang Tobden (thư ký trợ lý cho tôi) cùng nhiều thị giả khác luôn thay phiên nhau để đi cùng với tôi. Tôi thực sự rất cảm niệm ân đức của Đạo sư và những thiện nghiệp mà tôi đã tích lũy được để nhờ đó tôi mới được hạnh ngộ những con người hết sức tuyệt vời đã giúp cuộc sống của tôi dễ dàng hơn rất nhiều. Đáng tiếc là Ngawang Sangpo không thể đi cùng tôi lần này được vì người anh trai vừa qua đời. Tôi mong rằng, Ngawang Sangpo sẽ vượt qua được sự mất mát người thân. Tất cả chư vị Tăng, Ni và Phật tử này đã nỗ lực rất nhiều khiến cuộc sống của tôi thật thuận lợi. Tôi chưa bao giờ có cơ hội để nói lời cảm ơn họ, và đôi khi tôi còn tự cho rằng mình được quyền như vậy (tôi cũng là một con người bình thường mà), cho nên nhân đây tôi xin được nói lời ‘CẢM ƠN’ tới Ngawangnh một phần của đại gia đình chúng ta.

Dĩ nhiên, tôi cũng muốn được gửi lời cảm ơn tới các học trò, đệ tử đã cố gắng hết sức mình, đôi khi còn đặt những mối quan tâm của tôi lên trên của bản thân, để hoàn thành những ước nguyện của tôi thông qua việc thực hiện bản danh sách những dự án dài bất tận của tôi, của các cộng sự, cũng như nhiều yêu cầu khác của tôi. Hy vọng là tôi không quá đòi hỏi ở mọi người. Nếu quả đúng là tôi đòi hỏi quá nhiều thì hãy cho tôi biết, tôi sẽ tạm dừng lại.

Tôi biết mình là ai, tôi là người rất cảm tính, rất dễ bị thất vọng. Cách đây không lâu, tôi thậm chí từng nghĩ đến chuyện ‘gói ghém đồ đạc’ để đi đâu khác vì tôi không thấy có đủ lý do để ở lại đây nữa. Giờ đây, tôi tương đối dễ dãi hơn đối với bản thân và người khác, tôi nhận thấy rằng thế giới này chưa hoàn hảo và mọi người xung quanh tôi thực sự đang nỗ lực rất nhiều để khiến cuộc sống của tôi dễ chịu hơn mặc dù vẫn còn đó những mặt hạn chế. Chúng ta không phải đang sống trong miền Tịnh Độ nên đương nhiên còn tồn tại rất nhiều những khó khăn. Điều mà tôi thật sự không thể chấp nhận được là hễ nơi nào tôi đến thì nơi đó liền trở nên lộn xộn vì mọi người tranh giành nhau sự chú ý của tôi, khiến tôi chạnh lòng nghĩ rằng thà mình không có mặt còn hơn. Mỗi khi có mặt, tôi liền trở thành kẻ gây rắc rối. Nếu ở địa vị là tôi thì các bạn sẽ cảm thấy thế nào? Mỗi lần việc này xảy ra tôi lại thấy mình thực sự thuộc về chốn núi non hang động. Nếu sự hiện diện của tôi gây ra những tiêu cực thì tôi đâu có thuộc về thế giới này, phải vậy không?

Cách đây không lâu có người đã hỏi tôi: “Làm thế nào để con có thể trở thành đệ tử của Ngài?” Đối với tôi, “đệ tử” là một vấn đề rất lớn lao. Tôi cho là nhiều người biết rằng tôi thường hay giới thiệu người này là bạn, người kia là đệ tử, học trò. Vì nhân đây có đôi chút thời gian, tôi xin được giới thiệu một chút về một trong số năm người mà tôi nhận làm đệ tử cư sĩ của mình. Ông là người đứng thứ hai. Ai cũng biết rõ là rất khó để trở thành người đứng vị trí số một – đó là Helga. Vì kể từ khi nhận tôi làm Guru, đã hơn ba mươi năm nay, năm nào Helga cũng dành ra 6 tháng hoặc 3 tháng liên tục để nhập thất tu tập. Bao nhiêu người có thể làm được điều đó? Tôi cũng không biết nữa. Năm nay bà đã hơn 60 tuổi. Vậy mà trông bà vẫn trẻ trung đầy sức sống và tinh tế y như thiếu phụ người Đức mà tôi đã từng biết khi còn rất trẻ.

Giờ hãy nói về người đệ tử cư sĩ đứng thứ hai của tôi. Cách đây hơn hai mươi năm, khi đến gặp tôi thực ra ông nhầm tôi với một vị Rinpoche cao tuổi khác. Nhưng vì sự nhầm lẫn này, hay đúng hơn là do nhân duyên, ông lại vào ngôi chùa cạnh ngôi chùa mà đáng lẽ ra ông định tới. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ là ông để tóc dài, thậm chí còn đi cùng một cô bạn gái và cầm theo cây đàn ghitar khi chúng tôi gặp nhau. Vì một số nguyên nhân lạ lùng, ông cứ theo riết tôi. Và mỗi lần ông đến gặp tôi sau khi hoàn thành một biến Ngondro là mỗi lần tóc ông lại ngắn hơn. Ông đã hoàn tất từ 4 đến 5 lần Ngondro trong vài năm đầu tiên quen biết tôi, và tôi đã bảo ông quay lại trường đại học để trở thành bác sĩ thay vì trở thành tu sĩ như ông ban đầu mong muốn.

Hiện nay ông hầu như không còn sợi tóc nào, không phải vì đã trở thành tu sĩ mà vì áp lực cuộc sống. Tôi mong ông nhớ lại ông đã hạnh phúc đến nhường nào khi tìm gặp được tôi, và mong ông biết rằng mặc dù cuộc đời là bể khổ, tôi vẫn sẽ cố hết sức mình để ông ngộ ra rằng tất cả những khổ đau luân hồi không thể sánh bằng đại cơ duyên được thực hành Phật Pháp để một ngày hay một kiếp sống nào đó, cuối cùng ông sẽ hoàn toàn giải thoát.

Tôi biết giờ đây đôi lúc ông có thể cảm thấy có khoảng cách với tôi hơn do tôi có quá bận rộn với những hoạt động của mình, nhưng tôi muốn Senge hiểu rằng đối với tất cả đạo hữu, đệ tử nào đang tu tập với tâm Bồ đề vì lợi ích của mọi người khác, tôi đều hoàn toàn ý thức được sự hiện diện và tâm dâng hiến của họ hướng về tôi. Dù thế nào thì tôi vẫn luôn quan tâm đến họ. Tôi không quên kỷ niệm khi ông quy y với tôi, mặc dù tôi không muốn khoa trương những vấn đề như thế này. Tôi muốn ông biết rằng tôi rất tự hào đã gặp được những người như ông, người đã luôn làm theo chỉ dạy của tôi, đôi khi đầy thử thách khó khăn, đôi khi dễ dàng suôn sẻ trong suốt hơn hai mươi năm qua với tâm nguyện và tấm lòng bất biến không đổi thay.

 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,029,126
Số người trực tuyến: