Bạn đang ở đây
Bạn bị stress do đâu?
779
02/05/2017 - 21:57
Có nhiều lý do dẫn đến stress và trầm cảm. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao?
(Chia sẻ được trích từ Khai thị của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
Sống vội vã
Tại sao bạn phải vội vã? Chúng ta hay có thói quen nói rằng: “Tôi đang rất vội”, “Tôi phải đi ngay bây giờ”. Nhưng ta vội đi đâu? Tại sao ta luôn cảm thấy bận rộn đến mức chẳng bao giờ có đủ thời gian? Năng lượng dồi dào là rất tốt, nhưng thường khi đó tâm cũng trở nên vội vã. Càng cố kéo dài danh sách những việc cần làm, chúng ta càng hối hả lướt từ mục này sang mục khác mà không thực sự tập trung vào bất kỳ việc nào.
(Chia sẻ được trích từ Khai thị của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
Sống vội vã
Tại sao bạn phải vội vã? Chúng ta hay có thói quen nói rằng: “Tôi đang rất vội”, “Tôi phải đi ngay bây giờ”. Nhưng ta vội đi đâu? Tại sao ta luôn cảm thấy bận rộn đến mức chẳng bao giờ có đủ thời gian? Năng lượng dồi dào là rất tốt, nhưng thường khi đó tâm cũng trở nên vội vã. Càng cố kéo dài danh sách những việc cần làm, chúng ta càng hối hả lướt từ mục này sang mục khác mà không thực sự tập trung vào bất kỳ việc nào.
Thành công về vật chất, được cấp trên khen ngợi, tham gia thật nhiều hoạt động giải trí và giao tiếp xã hội, tất cả đều chỉ là những yếu tố phụ trợ để mang lại hạnh phúc và sự hài lòng. Chúng không phải là cội nguồn hạnh phúc chân thực. Chính quan niệm sai lệch về hạnh phúc đến từ bên ngoài khiến chúng ta có xu hướng theo đuổi một lúc quá nhiều mục tiêu. Chúng ta cho rằng càng làm nhiều việc, mình càng là người quan trọng. Hay hy vọng nỗ lực làm việc 15 tiếng mỗi ngày sẽ khiến cấp trên đánh giá cao sự mẫn cán của mình, và như vậy sẽ có hạnh phúc.
Theo cách này, chưa rõ hạnh phúc có đến hay không, nhưng ta sẽ ngay lập tức chuốc lấy những lo âu, áp lực từng phút giây cuộc sống. Rồi khi không thỏa mãn với những kỳ vọng của mình, chúng ta thất vọng, chán chường. Khi đó, bạn sẽ thấy cuộc sống trở nên bế tắc, mọi thứ hiện lên đầy tiêu cực, tối tăm.
Cả nghĩ lo âu
Lo lắng vì tất cả những gì nằm ngoài tầm kiểm soát
Nhiều người dường như làm chủ được cuộc sống: Họ có nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con khôn, bạn bè quảng giao, kinh doanh thuận lợi. Nhưng đằng sau những điều tốt đẹp bên ngoài thường ẩn chứa những nỗi lo lắng: Liệu ta có giữ được công việc này cho đến hết đợt suy thoái kinh tế? Ta có làm cuộc sống gia đình rối tung lên với việc chuyển cơ quan? Nếu con trượt đại học thì mình phải làm sao?
Cả nghĩ lo âu
Lo lắng vì tất cả những gì nằm ngoài tầm kiểm soát
Nhiều người dường như làm chủ được cuộc sống: Họ có nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con khôn, bạn bè quảng giao, kinh doanh thuận lợi. Nhưng đằng sau những điều tốt đẹp bên ngoài thường ẩn chứa những nỗi lo lắng: Liệu ta có giữ được công việc này cho đến hết đợt suy thoái kinh tế? Ta có làm cuộc sống gia đình rối tung lên với việc chuyển cơ quan? Nếu con trượt đại học thì mình phải làm sao?
Đây như một thói quen của tâm khiến bạn dễ rơi vào trạng thái bồn chồn lo lắng về mọi việc. Cho dù không mong chờ điều xấu nhất, bạn vẫn e sợ khả năng đó sẽ xảy ra. Lo âu là suy nghĩ quá mức, đặc biệt là về tương lai vô định hay việc người khác nhìn nhận về bạn như thế nào. Bạn e ngại bị làm phiền bởi một cuộc điện thoại gọi đến, trong khi trên thực tế đầu dây bên kia chỉ muốn hỏi thăm tán gẫu. Thay vì chấp nhận rằng mình không thể kiểm soát mọi thứ, bạn tiếp tục lo lắng về tất cả những gì nằm ngoài tầm kiểm soát. Việc đó sẽ chỉ khiến bạn hao tâm tổn sức mà chẳng giúp ích được gì.
Thói quen nghĩ đến những điều tồi tệ nhất
Một số người có thói quen nghĩ đến những điều tồi tệ nhất. Họ cho rằng nếu chấp nhận kịch bản xấu nhất, không gì có thể làm cho họ thất vọng. Nhưng nếu muốn có tâm an lạc, bạn lại không thể nghĩ theo cách này. Bi quan hiếm khi dẫn tới hạnh phúc. Thật đáng tiếc nếu bạn ngăn mình tận hưởng cuộc sống bằng tâm bi quan yếm thế đó. Trong khi bao điều tốt đẹp đang diễn ra trước mắt, tâm bi quan vẫn khiến bạn phấp phỏng chờ đợi điều không hay xảy đến. Đây là biểu hiện của sự thiếu trí tuệ và dũng khí trong cách sống của mình.
Một số người có thói quen nghĩ đến những điều tồi tệ nhất. Họ cho rằng nếu chấp nhận kịch bản xấu nhất, không gì có thể làm cho họ thất vọng. Nhưng nếu muốn có tâm an lạc, bạn lại không thể nghĩ theo cách này. Bi quan hiếm khi dẫn tới hạnh phúc. Thật đáng tiếc nếu bạn ngăn mình tận hưởng cuộc sống bằng tâm bi quan yếm thế đó. Trong khi bao điều tốt đẹp đang diễn ra trước mắt, tâm bi quan vẫn khiến bạn phấp phỏng chờ đợi điều không hay xảy đến. Đây là biểu hiện của sự thiếu trí tuệ và dũng khí trong cách sống của mình.
Thói quen suy nghĩ quá nhiều, phóng đại mọi thứ
Và trong khi một số người lo lắng về tương lai thì số khác lại bị mắc kẹt trong quá khứ. Những người này luôn lo lắng về những gì mình đã nói hay làm: Liệu những lời nói hay hành động của họ có làm người khác phiền não? Có thể do tiếc nuối quá nhiều về quá khứ, họ thấy thất vọng về thực tại. Nhiều người đau khổ do suy nghĩ quá nhiều. Họ nhớ lại chi tiết một câu chuyện mình đã nói trong ngày, trong tuần hoặc thậm chí là trong năm vừa qua, rồi phân tích mổ xẻ rất nhiều lần. Họ cố chấp trong quan niệm của chính mình và không biết phải xử lý thế nào trước sự khác biệt về quan điểm.
Và trong khi một số người lo lắng về tương lai thì số khác lại bị mắc kẹt trong quá khứ. Những người này luôn lo lắng về những gì mình đã nói hay làm: Liệu những lời nói hay hành động của họ có làm người khác phiền não? Có thể do tiếc nuối quá nhiều về quá khứ, họ thấy thất vọng về thực tại. Nhiều người đau khổ do suy nghĩ quá nhiều. Họ nhớ lại chi tiết một câu chuyện mình đã nói trong ngày, trong tuần hoặc thậm chí là trong năm vừa qua, rồi phân tích mổ xẻ rất nhiều lần. Họ cố chấp trong quan niệm của chính mình và không biết phải xử lý thế nào trước sự khác biệt về quan điểm.
Thay vì làm mọi việc trở nên khó khăn do nghĩ ngợi và tưởng tượng quá nhiều, chúng ta nên thư giãn và xem mình có thể làm gì để giải quyết vấn đề. Hãy suy ngẫm vì sao chúng ta gây đau khổ cho chính mình. Chúng ta được lợi gì với trạng thái tâm như vậy?
Mắc kẹt trong khuôn mẫu
Nếu trong cuộc sống, chúng ta để mình bị gò bó bởi những lề thói bảo thủ liên quan đến tập tục, nghi lễ, hay những tiêu chuẩn bất hợp lý do chính mình tạo ra, chúng ta sẽ bị stress. Nếu không tuân theo những quy ước ấy, ta có cảm giác mình sẽ gặp rắc rối, bị nhìn nhận là kẻ gây rối. Rất nhiều căng thẳng của chúng ta bắt nguồn từ nguyên nhân này. Việc phải luôn cố gắng giống ai đó hoặc hành động theo những công thức định sẵn sẽ khiến chúng ta sớm mệt mỏi và căng thẳng. Bên ngoài bạn cố tỏ ra điềm tĩnh nhưng bên trong bạn lại thấy mình bế tắc rối bời. Bạn muốn mọi người và ngay bản thân mình phải hành xử theo cách thức cứng nhắc và dễ dàng sân giận khi mọi việc không diễn ra như ý. Chúng ta cầu toàn, bám chặt vào những định kiến, mong chờ, sợ hãi, nhưng rốt cuộc mọi thứ trên đời này đều không đúng - sai một cách tuyệt đối. Tất cả đều hình thành từ ý kiến chủ quan của chính chúng ta.
Tất nhiên, chúng ta vẫn cần có những quy định, luật lệ. Bản thân giáo lý Đạo Phật cũng chứa đựng những nền tảng và nguyên tắc giúp chúng ta có được cuộc sống hạnh phúc và giải thoát giác ngộ. Nhưng mặt khác, Phật giáo cũng khuyến khích chúng ta tự giải thoát mình khỏi bó buộc của khuôn mẫu để giảm thiểu stress và chuyển hóa vô minh. Vì thế, hãy cố gắng nỗ lưc hết mình trong mọi việc nhưng cũng đừng để nỗ lực đó trở thành sợ hãi lo âu.
Sự ganh đua trong thời đại
Chúng ta đang sống trong thời đại đề cao sự cạnh tranh. Bạn luôn phải cạnh tranh với ai đó để tồn tại. Ai cũng đặt mục tiêu phải là người giỏi nhất, thành công nhất. Điều này tạo ra vô số vấn đề. Mọi người mải mê tìm kiếm những điều chỉ mang ý nghĩa ngắn hạn, nhất thời, thậm chí những thứ phù phiếm không tưởng để rồi chuốc lấy stress và phiền não.
Sự ganh đua trong thời đại
Chúng ta đang sống trong thời đại đề cao sự cạnh tranh. Bạn luôn phải cạnh tranh với ai đó để tồn tại. Ai cũng đặt mục tiêu phải là người giỏi nhất, thành công nhất. Điều này tạo ra vô số vấn đề. Mọi người mải mê tìm kiếm những điều chỉ mang ý nghĩa ngắn hạn, nhất thời, thậm chí những thứ phù phiếm không tưởng để rồi chuốc lấy stress và phiền não.
Lấy việc kinh doanh làm ví dụ. Bạn sẽ rất vất vả, phải hy sinh nhiều thứ để có thể kiếm được một triệu đô la. Nhưng ngay cả khi đạt được điều này, vẫn sẽ luôn có những người giàu hơn bạn. Đứng trước họ, bạn chẳng là gì cả. Khi đem so sánh thành quả mình đạt được với những người thành công hơn, bạn cảm thấy vẫn chưa đủ rồi bạn lao vào làm việc cật lực hơn, chẳng cần biết liệu điều này có quá sức hay có ý nghĩa thực sự với mình. Liệu bạn có đang tham gia trò chơi “đuổi bắt cầu vồng”? Bạn cố rượt đuồi cầu vồng vì nó quá quyến rũ. Nhưng dĩ nhiên bạn sẽ chẳng bao giờ với tay bắt được ảo ảnh!
Sự tự ti yếm thế
Biết bao nhiêu người trên thế giới này đang bị mất niềm tin vào các giá trị của bản thân? Lòng tự trọng cạn kiệt khiến họ thậm chí chẳng muốn thức dậy mỗi sáng. Khi tâm chán chường, chúng ta sẽ bỏ lỡ những điều kỳ diệu cua cuộc sống. Chúng ta mất tự tin vào năng lực của mình và trở nên yếm thế trước cuộc đời.
Sự tự ti yếm thế
Biết bao nhiêu người trên thế giới này đang bị mất niềm tin vào các giá trị của bản thân? Lòng tự trọng cạn kiệt khiến họ thậm chí chẳng muốn thức dậy mỗi sáng. Khi tâm chán chường, chúng ta sẽ bỏ lỡ những điều kỳ diệu cua cuộc sống. Chúng ta mất tự tin vào năng lực của mình và trở nên yếm thế trước cuộc đời.
Nhận thức được giá trị của bản thân là một yếu tố cần thiết để tạo nên hạnh phúc, nhưng nếu chỉ nhìn nhận nó dưới lăng kính của bản ngã hoặc qua những thành tựu về vật chất thì đích thực là chúng ta đang tự hạn chế khả năng đón nhận hạnh phúc của mình. Nếu biết trưởng dưỡng tâm và qua đó là giá trị của mình trong mối quan hệ sẻ chia với mọi người, chúng ta có thể kiến tạo một nền tảng sức mạnh phi thường để gây dựng hạnh phúc. Nền tảng ấy giống như sức mạnh của một cây cổ thụ, với bộ rễ chắc khỏe giúp cây vững chãi nhưng vẫn có sự linh hoạt và mềm mai để vượt qua bão tố cuộc đời.
(Trích từ ấn phẩm Đối trị căng thẳng và trầm cảm, Drukpa Việt Nam biên dịch và phát hành, tháng 3/2017)
(Trích từ ấn phẩm Đối trị căng thẳng và trầm cảm, Drukpa Việt Nam biên dịch và phát hành, tháng 3/2017)
Hiểu biết về sự thật tương đối (30-11)
Giúp tâm Bình an bằng cách nào? (06-01)
Nguyên nhân sâu xa của stress ? (22-06)
Dấu hiệu bạn đang bị stress (20-04)
Căng thẳng và trầm cảm (15-04)
Viết bình luận
- 779 reads