Bạn đang ở đây
Bardo - Giúp gì cho người sắp lâm chung? (P2)
1696
08/10/2016 - 16:31
Hộ niệm là trợ giúp người chết cả về mặt tinh thần lẫn vật chất. Hộ niệm vô cùng cần thiết với người chết trong mọi giai đoạn Bardo trên tiến trình chết, giúp người chết tiếp cận với những cơ hội giải thoát và có một cái chết bình an.
Hộ niệm trong giai đoạn lâm chung (từ khi một người bắt đầu tiến trình chết cho đến khi cái chết bên trong hoàn tất).
Tiến trình tan rã: bao gồm tiến trình tan rã bên ngoài và tiến trình tan rã bên trong.
Tiến trình tan rã bên ngoài: được kéo dài từ lúc lâm chung cho tới khi hơi thở bên ngoài chấm dứt. Trong giai đoạn này, hệ thống khí và các luân xa tan rã, các chức năng của cơ thể bị trục trặc rồi dẫn đến ngừng hoạt dụng, người chết trải nghiệm sự đau đớn tột cùng của tứ đại phân ly.
Tiến trình tan rã bên trong là khi hơi thở và hệ hô hấp bên ngoài của người chết đã ngừng hẳn, quan điểm thế gian cho rằng người ấy đã chết, nhưng thực tế tiến trình chết vẫn đang xảy ra và người chết vẫn đang còn hơi thở bên trong. Thứ duy nhất chưa rời bỏ thân chính là “Thức”. Tiến trình tan rã hay cái chết bên trong được xác định từ lúc hơi thở bên ngoài ngừng hẳn và kéo dài cho tới khi hơi thở bên trong chấm dứt, thần thức thoát ra khỏi thân thể từ một trong chín khướu (rốn, ấn đường, thóp, mũi, tai, mắt, niệu đạo, hậu môn và miệng).
Như vậy, hộ niệm trong giai đoạn lâm chung là những trợ giúp đối với người chết qua cả hai tiến trình: tiến trình tan rã bên ngoài và tiến trình tan rã bên trong.
Hộ niệm trong giai đoạn lâm chung (từ khi một người bắt đầu tiến trình chết cho đến khi cái chết bên trong hoàn tất).
Tiến trình tan rã: bao gồm tiến trình tan rã bên ngoài và tiến trình tan rã bên trong.
Tiến trình tan rã bên ngoài: được kéo dài từ lúc lâm chung cho tới khi hơi thở bên ngoài chấm dứt. Trong giai đoạn này, hệ thống khí và các luân xa tan rã, các chức năng của cơ thể bị trục trặc rồi dẫn đến ngừng hoạt dụng, người chết trải nghiệm sự đau đớn tột cùng của tứ đại phân ly.
Tiến trình tan rã bên trong là khi hơi thở và hệ hô hấp bên ngoài của người chết đã ngừng hẳn, quan điểm thế gian cho rằng người ấy đã chết, nhưng thực tế tiến trình chết vẫn đang xảy ra và người chết vẫn đang còn hơi thở bên trong. Thứ duy nhất chưa rời bỏ thân chính là “Thức”. Tiến trình tan rã hay cái chết bên trong được xác định từ lúc hơi thở bên ngoài ngừng hẳn và kéo dài cho tới khi hơi thở bên trong chấm dứt, thần thức thoát ra khỏi thân thể từ một trong chín khướu (rốn, ấn đường, thóp, mũi, tai, mắt, niệu đạo, hậu môn và miệng).
Như vậy, hộ niệm trong giai đoạn lâm chung là những trợ giúp đối với người chết qua cả hai tiến trình: tiến trình tan rã bên ngoài và tiến trình tan rã bên trong.
Trong giai đoạn này, việc hộ niệm bao gồm việc hỗ trợ người chết sắp đặt những điều kiện cần thiết về ngoại cảnh, những hỗ trợ về mặt tâm linh, đặc biệt hết sức phù hợp là thực hành pháp Chuyển di tâm thức Phowa. Cuối cùng là những lưu ý đối với người hộ niệm về những việc nên làm và nên tránh.
Những điều kiện ngoại cảnh thuận lợi
Tư thế nằm đúng
Khi một người chuẩn bị bước vào giai đoạn hấp hối, nên đặt họ nằm nghiêng về bên phải theo tư thế Sư tử, giống như tư thế của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước lúc Ngài thị hiện Niết bàn. Đặt nhẹ đầu của họ nằm lên bàn tay phải, tay trái đặt duỗi nhẹ trên đùi trái, đầu hướng về phương Bắc, mặt quay về hướng Tây, cằm hơi hướng về phía ngực. Nếu không thể nằm được theo tư thế này, ít nhất cũng nên nằm hướng mặt về hướng Tây. Theo triết lý Phật pháp, mỗi phần của thân thể đặt trong tư thế này sẽ có tác động lên một phần của tâm thức, giúp cho tâm được trong sáng thanh tịnh. Tư thế này cũng có tác dụng điều chỉnh các kinh mạch vi tế để năng lượng có thể di chuyển dễ dàng, đồng thời khi thân nằm nghiêng sang phải sẽ đè lên những huyệt đạo vốn thúc đẩy gió nghiệp vọng tưởng, nhờ đó giúp giảm bớt sự phát khởi của sân hận, sợ hãi hay bám chấp, khiến người chết dễ tập trung an định hơn trong suốt quá trình chết.
Một lưu ý nhỏ đó là chúng ta nên thường xuyên thực hành tư thế nằm này mỗi khi ngủ trong đời sống hàng ngày, nhằm tạo cho mình thói quen để có thể áp dụng tư thế đó một cách dễ dàng, nhậm vận trong giờ phút lâm chung.
Những điều kiện ngoại cảnh thuận lợi
Tư thế nằm đúng
Khi một người chuẩn bị bước vào giai đoạn hấp hối, nên đặt họ nằm nghiêng về bên phải theo tư thế Sư tử, giống như tư thế của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước lúc Ngài thị hiện Niết bàn. Đặt nhẹ đầu của họ nằm lên bàn tay phải, tay trái đặt duỗi nhẹ trên đùi trái, đầu hướng về phương Bắc, mặt quay về hướng Tây, cằm hơi hướng về phía ngực. Nếu không thể nằm được theo tư thế này, ít nhất cũng nên nằm hướng mặt về hướng Tây. Theo triết lý Phật pháp, mỗi phần của thân thể đặt trong tư thế này sẽ có tác động lên một phần của tâm thức, giúp cho tâm được trong sáng thanh tịnh. Tư thế này cũng có tác dụng điều chỉnh các kinh mạch vi tế để năng lượng có thể di chuyển dễ dàng, đồng thời khi thân nằm nghiêng sang phải sẽ đè lên những huyệt đạo vốn thúc đẩy gió nghiệp vọng tưởng, nhờ đó giúp giảm bớt sự phát khởi của sân hận, sợ hãi hay bám chấp, khiến người chết dễ tập trung an định hơn trong suốt quá trình chết.
Một lưu ý nhỏ đó là chúng ta nên thường xuyên thực hành tư thế nằm này mỗi khi ngủ trong đời sống hàng ngày, nhằm tạo cho mình thói quen để có thể áp dụng tư thế đó một cách dễ dàng, nhậm vận trong giờ phút lâm chung.
Các phẩm vật gia trì
Nếu đã chuẩn bị được nước, thuốc gia trì và các đồ hộ thân từ các bậc Thượng sư giác ngộ thì lúc này nên cho người hấp hối uống nước, ngậm thuốc, đeo hay mang trong người những pháp khí hộ thân, việc này sẽ giúp tạo thêm năng lực thù thắng giúp cho người sắp chết có một cái chết và tái sinh tốt lành.
Sự hiện diện của Kim cương Thượng sư, Tăng đoàn và thiện hữu tri thức
Đặc biệt, sự hộ niệm thù thắng nhất trong giai đoạn này là thỉnh mời bậc Thượng sư tới hộ niệm cho người chết. Tuy nhiên, ngay cả khi không có mặt tại chỗ, bậc Thượng sư giác ngộ cũng có thể được thỉnh cầu để thực hành chuyển di tâm thức từ xa nếu có được sự kết nối và lưu giữ di ảnh của người quá cố . Tiếp đến, hãy thỉnh mời sự hiện diện của Tăng đoàn, những bậc xuất gia tu tập đạo hạnh, và kế đến là sự hiện diện của các thiện hữu tri thức, huynh đệ Kim Cương. Tất cả đều đem lại lợi ích lớn lao đối với người lâm chung bởi họ có thể ở bên cạnh để trợ duyên, thức nhắc người chết về những lời chỉ dạy của Thượng sư, những giáo lý Bardo, Phowa và trì tụng chân ngôn,… giúp người chết nghe và nương theo để vượt qua nỗi sợ hãi, vô minh của cái chết.
Sự hiện diện của Kim cương Thượng sư, Tăng đoàn và thiện hữu tri thức
Đặc biệt, sự hộ niệm thù thắng nhất trong giai đoạn này là thỉnh mời bậc Thượng sư tới hộ niệm cho người chết. Tuy nhiên, ngay cả khi không có mặt tại chỗ, bậc Thượng sư giác ngộ cũng có thể được thỉnh cầu để thực hành chuyển di tâm thức từ xa nếu có được sự kết nối và lưu giữ di ảnh của người quá cố . Tiếp đến, hãy thỉnh mời sự hiện diện của Tăng đoàn, những bậc xuất gia tu tập đạo hạnh, và kế đến là sự hiện diện của các thiện hữu tri thức, huynh đệ Kim Cương. Tất cả đều đem lại lợi ích lớn lao đối với người lâm chung bởi họ có thể ở bên cạnh để trợ duyên, thức nhắc người chết về những lời chỉ dạy của Thượng sư, những giáo lý Bardo, Phowa và trì tụng chân ngôn,… giúp người chết nghe và nương theo để vượt qua nỗi sợ hãi, vô minh của cái chết.
Những sắp đặt khác
Sau khi hơi thở bên ngoài chấm dứt, người hộ niệm cần lưu tâm thực hiện một số sắp đặt như: kê trên đầu giường người chết một bàn nhỏ để một ngọn đèn được thắp sáng liên tục, một cuốn Kinh và một tượng Phật - tượng trưng cho Thân, Khẩu, Ý giác ngộ.
Nếu người chết đã được chuyển di tâm thức thành công bởi một bậc Kim cương Thượng sư hay một hành giả thành tựu pháp Phowa, vào lúc này, hành giả phải dùng tay trái để tác động lên luân xa đỉnh đầu trước khi động vào các phần thân thể khác. Sau đó, có thể dùng tấm khăn gia trì có in Mandala “Trung ấm Bách tôn” hay hình ảnh Đức Liên Hoa Sinh phủ lên mặt hoặc lên ngực người chết. Nếu có khăn chúc phúc gia trì của Thượng sư, các Bậc giác ngộ thì có thể quàng cho người chết.
Nếu không rõ thần thức đã rời khỏi thân xác hay chưa thì không nên đụng chạm vào thân thể người chết vì bất kỳ lý do gì. Hãy bảo hộ khu vực bao quanh thi hài, ngăn không cho các động vật như chó, mèo hay các sự qua lại xúc chạm khác ảnh hưởng tới thi thể người chết.
Nếu người chết đã được chuyển di tâm thức thành công bởi một bậc Kim cương Thượng sư hay một hành giả thành tựu pháp Phowa, vào lúc này, hành giả phải dùng tay trái để tác động lên luân xa đỉnh đầu trước khi động vào các phần thân thể khác. Sau đó, có thể dùng tấm khăn gia trì có in Mandala “Trung ấm Bách tôn” hay hình ảnh Đức Liên Hoa Sinh phủ lên mặt hoặc lên ngực người chết. Nếu có khăn chúc phúc gia trì của Thượng sư, các Bậc giác ngộ thì có thể quàng cho người chết.
Nếu không rõ thần thức đã rời khỏi thân xác hay chưa thì không nên đụng chạm vào thân thể người chết vì bất kỳ lý do gì. Hãy bảo hộ khu vực bao quanh thi hài, ngăn không cho các động vật như chó, mèo hay các sự qua lại xúc chạm khác ảnh hưởng tới thi thể người chết.
* (Theo truyền thống vùng Himalaya, khi có thể, người ta thường dựng người hấp hối trong tư thế ngồi để kinh mạch trung ương được thẳng đứng giúp người quá cố dễ dàng di chuyển thần thức qua luân xa đỉnh đầu. Để hỗ trợ việc này, đôi khi cần buộc cố định thân người cho đúng tư thế).
~ Trích ấn phẩm "Bardo - Bí mật Nghệ thuật sinh tử" - Drukpa Việt Nam biên dịch và phát hành.
Các bài cùng chủ đề đã đăng:
http://drukpavietnam.org/bardo-hieu-ve-sinh-tu-co-hoi-giai-thoat-ngan-vang
http://drukpavietnam.org/bardo-tam-phat-va-ba-trang-thai-bardo-tuong-ung
http://drukpavietnam.org/bardo-vong-linh-trai-nghiem-dieu-gi-trong-bardo-tai-sinh
http://drukpavietnam.org/bardo-giup-gi-cho-nguoi-sap-lam-chung-p1
http://drukpavietnam.org/bardo-giup-gi-cho-nguoi-sap-lam-chung-p2
http://drukpavietnam.org/bardo-giup-gi-cho-nguoi-sap-lam-chung-p3
~ Trích ấn phẩm "Bardo - Bí mật Nghệ thuật sinh tử" - Drukpa Việt Nam biên dịch và phát hành.
Các bài cùng chủ đề đã đăng:
http://drukpavietnam.org/bardo-hieu-ve-sinh-tu-co-hoi-giai-thoat-ngan-vang
http://drukpavietnam.org/bardo-tam-phat-va-ba-trang-thai-bardo-tuong-ung
http://drukpavietnam.org/bardo-vong-linh-trai-nghiem-dieu-gi-trong-bardo-tai-sinh
http://drukpavietnam.org/bardo-giup-gi-cho-nguoi-sap-lam-chung-p1
http://drukpavietnam.org/bardo-giup-gi-cho-nguoi-sap-lam-chung-p2
http://drukpavietnam.org/bardo-giup-gi-cho-nguoi-sap-lam-chung-p3
Viết bình luận
- 1696 reads